Môi trường kinh doanh tại Việt Nam - Những vấn để tồn tại

20/08/2019 - 03:12 PM
Thủ tục “hậu đăng ký doanh nghiệp” vẫn là một gánh nặng

Theo kết quả điều tra PCI 2018, mặc dù thủ tục đăngdoanh nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều cải cách khá ấn tượng, tuy nhiên, gánh nặng “hậu đăng doanh nghiệp” lại đang là một thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2018 15,8% doanh nghiệp cho biết phải chờ hơn 1 tháng mới có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết khác (ngoài giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp) để có thể chính thức đi vào hoạt động. Đáng chú ý, con số trên đã giảm tương đối mạnh từ 27,2% năm 2007 xuống 9,8% năm 2014 nhưng đang có xu hướng gia tăng trong 5 năm trở lại đây. Tương tự, tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ đợi trên 3 tháng mới có đủ giấy phép cần thiết đi vào hoạt động năm 2018 là 3%, sau khi giảm từ con số 6,8% năm 2007 xuống còn 1,92% năm 2014 cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại.
 
Môi trường kinh doanh tại Việt Nam những vấn để tồn tại

Kết quả điều tra PCI 2018 cũng cho thấy, những loại giấy tờ chính các doanh nghiệp cần bao gồm: Giấy phép phòng cháy chữa cháy (63%), các loại giấy chứng nhận đủ điều kiện ngành nghề kinh doanh (48%); các loại giấy tờ chứng nhận đủ điều kiện ngành nghề kinh doanh (48%), các loại giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn k thut (33%), giy phép quảng o (31%) và một sloại giy phép kc (26%), nhưng tldoanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính xin cấp các loại giấy phép trên khá cao. Cụ thể, tới 34% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn khi xin các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện; 30% doanh nghiệp phải mất thời gian chờ đợi để nhận được giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy. Trong quá trình hoạt động, 29% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin cấp giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn k thut hoặc c loại giy chứng nhận kc và 17% gặp khó kn khi xin giy phép quảng o.

Doanh nghiệp gặp khó trong tiếp cận thông tin

Việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp cũng là chỉ số ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay, việc minh bạch thông tin của doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều cải thiện đáng kể. Theo báo cáo PCI 2018, với thang điểm từ 1 đến 5 (Không thể - Rất dễ), khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các tài liệu quy hoạch chỉ đạt 2,38 điểm theo điều tra năm 2018, chỉ đạt quanh mức của năm 2015 và 2016, và thấp hơn đáng kể mức 2,63 điểm của điều tra năm 2006.
 
Môi trường kinh doanh tại Việt Nam những vấn để tồn tại 1

Bên cạnh đó, báo cáo PCI cũng chỉ rõ, khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các tài liệu pháp lý khá hơn, ở mức 3,01 điểm trong năm 2018, song cũng chưa có nhiều cải thiện đáng kể so với những năm đầu tiến hành điều tra. Vẫn có tới 69% doanh nghiệp cho biết “cần có mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh. Trong khi đó, con số này vào năm 2017 là 70%. Chính vì việc tiếp cận thông tin chưa thuận lợi, nên khả năng các doanh nghiệp dự đoán được việc thực hiện của địa phương đối với các quy định pháp luật của Trung ương rất hạn chế và khiến các doanh nghiệp bị động. Điều này cũng cản trở các kế hoạch mở rộng đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.

Cần có trọng tâm trong cải cách thủ tục hành chính

Theo Báo cáo PCI 2018, những thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phản ánh còn gặp nhiều phiền hà có thể là thông tin cần thiết trong quá trình cải cách hành chính của các cơ quan Nhà nước. Theo đó, lĩnh vực thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phản ánh còn nhiều phiền hà nhất gồm: Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai (30%); thuế (28%); bảo hiểm xã hội (25%); quản lý thị trường (16%); giao thông (15%) và xây dựng (14%).
 
Những lĩnh vực thủ tục hành chính doanh nghiệp gặp nhiều phiền hà

Trên thực tế, dù môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã được cải thiện hơn rất nhiều, tuy nhiên, các doanh nghiệp dân doanh vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước cần phải có những biện pháp chính sách hiệu quả và kịp thời, tăng cường công khai, minh bạch hơn nữa, nhằm nâng cao cht lượng lao động và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính sau đăng ký doanh nghiệp, hướng tới một khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hoạt động hiệu quả, phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thời gian tới./.

 
Môi trường kinh doanh tại Việt Nam những vấn để tồn tại 2

Thu Hường
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top