Nâng cao chất lượng giáo dục đại học

19/08/2019 - 11:20 AM
 Những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục đại học
 
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2017, cả nước có 235 trường đại học, bao gồm 170 trường công lập và 65 trường ngoài công lập. Mạng lưới các trường đại học phát triển rộng khắp cả nước, đa dạng về loại hình, cấp bậc, ngành nghề đào tạo.

 
Nâng cao chất lượng giáo dục đại học
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Về quy mô đào tạo, trong 3 năm trở lại đây, số lượng sinh viên đại học có xu hướng giảm. Năm học 2017- 2018, số sinh viên đại học là 1,7 triệu người, giảm 72.000 người so với năm học 2016-2017. Năm học 2018- 2019, số lượng sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp (trong đó, chỉ tính sinh viên cao đẳng và trung cấp sư phạm) là 1,5 triệu người (giảm so với năm học 2017-2018 là 200.000 người). Số lượng sinh viên đại học giảm cho thấy đã có sự chuyển biến về nhận thức của sinh viên trong việc lựa chọn ngành nghề và sự hấp dẫn ngày càng lớn của các cơ sở đào tạo nghề khi học viên vừa học vừa thực hành tại doanh nghiệp được cam kết có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
 
Ngược lại với sự giảm sút về số lượng sinh viên đại học, chất lượng GDĐH được nâng lên, thể hiện qua số sinh viên tốt nghiệp ra trường tăng và tỷ lệ lao động có việc làm theo trình độ chuyên môn đại học trở lên tăng cao. Năm 2017, cả nước có 319,5 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học, tăng 4,6% so với năm 2016. Tỷ lệ lao động có việc làm theo trình độ chuyên môn đại học trở lên năm 2016 là 90% và năm 2017 là 93%.
 
Để nâng cao chất lượng đào tạo, những năm qua, ngành giáo dục đã chỉ đạo các cơ sở GDĐH chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường k năng ứng dụng và thực hànhCác cơ sđào tạo thực hiện gắn đào tạo vi thtrường lao động, chđộng nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp hoặc phát triển chương trình đào tạo có stham gia của c doanh nghiệp bảo đảm chất lượng đầu ra.
 
Theo đó, các trường GDĐH đã triển khai chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao chuyển giao từ các nước phát triển để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Năm 2018, các trường đại học trên cả nước triển khai được 37 chương trình tiên tiến và khoảng 250 chương trình đào tạo chất lượng cao. Đội ngũ giáo viên đại học tăng cả về số lượng và chất lượng. Theo Tổng cục Thống kê, trong 7 năm (từ năm 2010-2017), số lượng giáo viên đại học tăng thêm 24 nghìn người. Số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn trên đại học tăng thêm 34 nghìn người. Việc giảm khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo thông qua thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo sinh viên có nhiều chuyển biến về chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học. Tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp trong các nhà trường hiện chiếm khoảng 15% và đang có chiều hướng tăng về số lượng, cải thiện về chất lượng.
 
Cùng với đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học của các trường đại học cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Theo Báo cáo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2016, khu vực các trường đại học đóng góp hơn 50% tổng số nhân lực khoa học công nghệ trong cả nước. Năm 2017, trong các cơ sở GDĐH đã có 945 nhóm nghiên cứu. Số lượng các công bố, đặc biệt là công bố quốc tế và ảnh hưởng khoa học thể hiện qua mức độ được trích dẫn tăng mạnh. Chỉ tính riêng công bố quốc tế của 30 trường đại học hàng đầu Việt Nam từ năm 2017 đến tháng 6/2018 đã đạt 10,5 nghìn bài, bằng tất cả công bố trên toàn quốc giai đoạn 5 năm (từ năm 2011-2015).
 
Ngoài ra, hoạt động tự chủ đại học cũng đã được đẩy mạnh. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017 đã có 23 cơ sở GDĐH thí điểm thành công, có sự phát triển, lan tỏa giúp toàn hệ thống GDĐH chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng hoạt động, tiến tới tự chủ đại học.
 
Công tác kiểm định chất lượng được tăng cường. Số lượng các cơ sở GDĐH đạt tiêu  chuẩn  kiểm định quốc tế và trong nước tăng lên. Năm 2018, cả nước có khoảng 90 cơ sở GDĐH được công nhận bởi tổ chức kiểm định trong nước và 5 cơ sở GDĐH được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế. Bên cạnh đó, có 112 chương trình đào tạo đại học đã được đánh giá và công nhận, gồm 8 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 104 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
 
Có thể thấy, trong nhiều năm đổi mới, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học của Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Vị thế các trường đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng châu Á được nâng cao. Theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017-2018, Việt Nam xếp hạng 84/137 quốc gia về chất lượng hệ thống giáo dục đại học và 79/137 quốc gia về khả năng đổi mới. Chỉ có hai trường đại học Việt Nam nằm trong top 1.000 trường trên thế giới H Quốc gia Hà Nội; ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh).
 
Bên cạnh đó, các trường đại học nỗ lực nâng hạng. Theo kết quả xếp hạng 505 trường đại học tốt nhất châu Á năm 2019 do tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) của Anh thực hiện, Việt Nam có 7 trường đại học lọt top. Đó là Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 124), Đại học Quốc gia TP HCM (144), Đại học Bách khoa Hà Nội (nhóm 261-270), Đại học Tôn Đức Thắng (nhóm 291-300), Đại học Cần Thơ (nhóm 351-400), Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng (nhóm 451-500).

 
Một số chỉ tiêu của Đề án
nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025
 
  • 100% số giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ hoặc tương đương trở lên, trong đó ít nhất 35% có trình độ tiến sĩ;
  • 100% số cơ sở GDĐH thực hiện kiểm định chất lượng;
  • 35% số chương trình đào tạo được kiểm định trong nước hoặc nước ngoài;
  • 100% chương trình đào tạo giáo viên ở tất cả các trình độ được kiểm định;
  • 100% cơ sở GDĐH thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình;
 
Vẫn còn nhiều khó khăn
 
Mặc dù GDĐH thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, song chất lượng GDĐH vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Nhiều cơ sở GDĐH chất lượng đào tạo chưa cao, nhất là đào tạo sau đại học, liên kết, liên thông… Hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng còn hạn chế khi số lượng công trình, bài báo, các phát minh, sáng chế chưa tương xứng với tiềm năng.
Một số trường đại học sau thời gian hoạt động vẫn chưa đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng theo đề án thành lập trường. Việc thành lập trường, mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh… chủ yếu dựa trên năng lực của cơ sở đào tạo, chưa bám sát nhu cầu thị trường lao động… Cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, chất lượng đào tạo hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Việc triển khai đào tạo chất lượng cao trình độ đại học không đồng đều, chủ yếu tập trung ở những trường đại học lớn trong khi các trường đại học do địa phương quản lý còn chậm được triển khai.
 
Cơ sở pháp lý về tự chủ đại học chưa vững chắc và thiếu đồng bộ nên việc triển khai còn nhiều lúng túng, chưa thống nhất; một số nội dung cam kết của Chính phủ (theo tinh thần của Nghị quyết 77) chưa được thực hiện (như: Cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, hỗ trợ lãi suất vay) gây khó khăn cho nhiều cơ sở GDĐH. Tự chủ chưa gắn liền với đổi mới quản trị đại học và trách nhiệm giải trình xã hội.
 
Bên cạnh đó, nguồn tài chính chưa nhiều, chi phí thấp, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm nghèo nàn, chưa tạo môi trường làm việc cho các nhà khoa học giỏi; Chính sách khuyến khích và thúc đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo cơ chế thúc đẩy sự bình đẳng giữa các trường thuộc khối công lập và ngoài công lập cũng như đáp ứng yêu cầu cạnh tranh về chất lượng với các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn.
 
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học
 
Để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với GDĐH hiện nay, hệ thống GDĐH Việt Nam trong thời gian tới tập trung vào các giải pháp như:
 
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển GDĐH, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học; các quy định tự chủ đối với các cơ sở GDĐH công lập; quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH và đào tạo giáo viên theo các quy chuẩn chất lượng, phù hợp với Nghị quyết 19-NQ/TW và Luật Quy hoạch; xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển GDĐH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035; kế hoạch và giải pháp tăng cường số lượng các trường đại học Việt Nam có mặt trong các bảng xếp hạng quốc tế.
 
Thứ hai, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, đầu tư, hỗ trợ các trường đại học theo hình thức đặt hàng; đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với việc tập trung kiểm định chương trình đào tạo.
 
Thứ ba, tăng cường đầu tư, đổi mới cơ chế tài chính GDĐH, các trường tự xác định mức học phí tương xứng với chất lượng đào tạo; ưu tiên đầu tư ngân sách để phát triển một số cơ sở GDĐH, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành, vùng đặc thù để đáp ứng yêu cầu phát triển đt nước; có cơ chế phân bổ nguồn lực cho GDĐH theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả…
 
Thứ tư, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của thị trường, phát triển tư duy sáng tạo của học viên; quản lý chất lượng tổng thể bao gồm: Quản lý các điều kiện đầu vào, quản lý quá trình đào tạo và quản lý chất lượng đầu ra phù hợp với khung trình độ quốc gia; triển khai các giải pháp nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Công bố các điều kiện đảm bảo chất lượng, tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp, các sản phẩm khoa học công nghệ của trường.
 
Thứ năm, nâng cao chất lượng hình thành đội ngũ giảng viên năng động, cập nhật kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình hội nhập quốc tế, tạo ra những“sản phẩm” có chất lượng, đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước./.

 
ThS. Bùi Thị Hồng Dung
Đại học Lao động - Xã hội

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top