Năng lượng tái tạo - Đòn bẩy để ngành năng lượng phát triển bền vững

14/10/2020 - 09:29 AM
Năng lượng luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Tuy vậy, đến nay các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang dần cạn kiệt, không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước thì việc phát triển năng lượng tái tạo (như điện gió, mặt trời, địa nhiệt, năng lượng sinh khối) là một điều tất yếu để ngành năng lượng phát triển bền vững, giúp Việt Nam hiện thực hóa chiến lược tăng trưởng xanh.
 
 
Đa dạng hóa nguồn năng lượng
 
Ngày 25/10/2007, Bộ Chính trị đề ra Nghị quyết số 18-NQ/TW nhằm xây dựng đnh hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là nền móng đ ngành năng lượng Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, đến nay trở thành ngành kinh tế năng đng, cơ bn đáp ứng nhu cầu cho năng lượng sản xuất kinh doanh, đời sống, đóng góp an ninh quốc phòng nước ta. Theo báo cáo của Bộ Công Thương thực hiện Quy hoạch đin VII điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vn hành trong giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là trên 21,6 nghìn MW. Trong đó: Tổng công suất của các dự án Nhiệt điện là trên 13,8 nghìn MW (chiếm gần 64%), các dự án thủy điện gần 4,1 nghìn MW (chiếm 16,7%) các dự án sử dụng năng lượng tái tạo là trên 3,7 nghìn MW (chiếm 17,2%).
 
Tuy nhiên thời gian qua việc cung ứng năng lưng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là tình hình giá dầu biến động mạnh, các nguồn năng lưng sơ cp trong nưc như thy điện vừa và lớn, than, dầu khí đều ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, sự mất cân đối nguồn điện giữa càng vùng/miền cũng gây áp lực lên lưi điện truyền tải, ảnh hưng đến an toàn cung cấp đin. Do đó, ngành năng lượng Việt Nam đã “xoay hưng” đa dạng hóa nguồn cung dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) và xem đây là một trong những giải pháp giúp bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng từ các nguồn truyền thống và đưa ngành năng lượng phát triển bền vững. Đây đưc đánh giá là hưng đi phù hợp với thực tế của Việt Nam với những điều kiện thuận lợi như: Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đi gió mùa, lưng mưa khá cao, số giờ nắng trong năm từ 1.400 - 3.000 giờ với nhiệt độ bình quân năm trên 21oC, 3/4 lãnh thổ là địa hình đồi núi, phân cắt mạnh đã hình thành hơn 3.450 sông, suối, mang lại tiềm năng phát triển thủy đin và năng lượng tái tạo (NLTT) khác như gió, mặt trời, sinh khối,...
 
Năng lượng tái tạo - Đòn bẩy để ngành năng lượng phát triển bền vững
Nguồn số liệu: Bộ Công Thương

Cùng với đó là nhiu cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển nguồn NLTT được ban hành, thu hút sự tham gia của nhiều đa phương và hàng nghìn nhà đu tư, doanh nghip trong và ngoài nước, góp phần hình thành thị trưng điện NLTT tại Việt Nam. Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, chỉ trong vài năm trở lại đây, đin NLTT đã có bước phát triển vượt bậc, đt trên 5.500 MW, đóng góp mỗi tháng trên 3 tỷ kWh, chiếm khoảng 10% công suất và 6% sản lưng đin thương phm nước ta.


 
Thủy điện nhỏ đưc đánh giá là dạng NLTT khả thi về mặt kinh tế - tài chính, tác động tiêu cực đến môi trưng không đáng kể, góp phần quan trọng vào giải quyết vấn đ đin khí hóa nông thôn, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn tại các quốc gia đang phát triển. Việt Nam hiện có trên 1.000 đa đim được xác định có tiềm năng phát trin TĐN, quy mô từ 100 kW tới 30 MW, với tổng công suất đt trên 7.000 MW (đng đu các nước ASEAN), tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Tính đến cuối năm 2019, cc đã vận hành 290 công trình phát điện (có công suất là 2.995,36 MW); đang thi công xây dựng 138 dự án (1.793,2 MW); đang nghiên cu đu tư 299 dự án (3.296,6 MW). Khá nhiều doanh nghiệp tư nhân đu tư và vận hành hiệu quả các trạm thủy điện nhỏ tại một số tỉnh như: Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Gia Lai…
 
Tuy nhiên, trong những năm gn đây, tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến khô hạn, hồ thuỷ điện thiếu nưc để sản xuất hay một số dự án điện theo Quy hoạch đin VII điều chỉnh bị chậm tiến độ so với yêu cầu đặt ra… thì phát triển năng lượng gió là một lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, Việt Nam đưc đánh giá là quốc gia có tiềm năng gió bi có điều kiện tự nhiên nằm trong khu vực gió mùa, bờ biển trải dài hơn 3.000km. Bên cnh đó, hơn 39% tổng diện tích nưc ta đưc ước tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm ln hơn 6m/s, đ cao 65m, tương đương với tổng công suất 512 GW. Có tới hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt (tốc độ gió ở độ cao 65m 7 - 8 m/giây), có thể tạo ra hơn 110 GW. Tại các khu vực Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng khai thác năng lượng gió cao nhất với tốc độ gió trung bình từ 7 m/s trở lên.
 
Năm 2012 là năm đánh du bước phát triển mới của ngành năng lượng với dự án điện gió đầu tiên của cảớc chính thức đi vào hot động tại tỉnh Bình Thuận, do Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đu tư xây dựng với tổng vốn khoảng 2.000 tỷ đồng. Khởi công năm 2008, nhà máy có tổng công suất 30 MW, sử dụng 20 turbin gió loại 1,5 MW của Đc. Sau khi đưa vào khai thác, nhà máy được kết nối vào lưi điện quốc gia (cấp 110kV), hàng năm cung cấp khoảng 85 triệu kWh điện và giảm phát thải 58.000 tấn CO2/ năm. Tiếp nối sau đó là một loạt các dự án khác như: D án đin gió Đầm Nại tỉnh Ninh Thuận do liên doanh nhà thầu Công ty cổ phần TSV (TP.HCM) và Công ty The Blue Circle (Singapore) xây dựng trên tổng diện tích 9,4 ha, có công suất 40 MW, với tổng mức đu tư 80 triệu USD, dự kiến hàng năm sẽ cung cấp 110 triệu kwh đin cho lưi điện quốc gia; Dự án điện gió Kê Gà, trên biển Bình Thuận, với công suất 3.400 MW do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khởi động cùng với các nhà đu tư t Singapore, Liên bang Nga… Ngành điện gió Việt Nam đến nay đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường và tạo sức hút với nhiều nhà đu tư lớn là Tập đoàn năng lượng tái tạo GE, Năng lượng tái tạo Mainstream, Tập đoàn Phú Cường, Blue Circle, Superblock Pcl, Siemens Gamesa, Doosan Heavy, Egeres Enerji và tập đoàn Tân Hoàn Cầu… Hiện Việt Nam có khoảng 300 MW năng lưng gió đã được lắp đt, giúp tăng mức sản lượng từ 46 MW năm 2013 lên 274 MW vào năm 2019. Theo lộ trình, Việt Nam sẽ phát triển 800 MW đin gió vào năm 2020, chiếm khoảng 0,8% tổng nhu cầu điện. Mục tiêu là phát triển 2.000 MW điện gió vào năm 2025 và 6.000 MW vào năm 2030.
 
Bên cạnh năng lưng gió, năng lượng mặt trời cũng được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam bắt kịp tốc đ tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu điện trong cả ngắn hạn và dài hạn. Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tng lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hưng tăng dần về phía Nam là điều kiện khá tốt cho ngành năng lượng Việt Nam phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời.
 
Xuất phát từ con số 0, đến nay sốợng các dự án điện mặt trời đã tăng lên nhanh chóng và đạt công suất lên đến khoảng 5.000 MW, gấp tới 6 lần mục tiêu ban đu cho năm 2020. Trong đó, dự án quy mô nối lưi đạt khoảng 4.500 MW, điện mặt trời mái nhà đạt trên 31.570 dự án với tổng công suất là 657,88 MW. Chỉ trong 4 tháng đu năm nay, sn lưng điện từ năng lượng mặt trời chiếm khoảng 3,2 tỷ kwh đin, tương đương với sản lượng trong một năm của một nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất 500 - 600 MW. Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Việt Nam đã có sự góp mặt nhiều tập đoàn, nhà đu tư ln như German ASEAN Power, Siemens, Schletter (Đức), B.Grimm Power Public Co Ltd (Thái Lan), Trina Solar (Trung Quốc)…, nhất là tại các tỉnh phía Nam (Bình Thuận, Ninh Thuận, Cà Mau...) nhờ những lợi thế về khu vực đa lý, điều kiện tự nhiên.
 
Năng lượng tái tạo - Đòn bẩy để ngành năng lượng phát triển bền vững 1
Ảnh minh họa, nguồn Intenet

Đặc biệt, nhiều dự án điện mặt trời của Việt Nam được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Điển hình là Tập đoàn Năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK) với hàng loạt các sản phẩm và dự án phục vụ cho quá trình phát triển điện mặt trời nối ngói. Hay mới đây nhất là sự hợp tác giữa Công ty cổ phần Năng lượng IREX thuộc SolarBK (một doanh nghiệp sản xuất pin năng lượng mặt trời hàng đầu Việt) đã hợp tác cùng công ty pin mặt trời của Singapore tiếp tục mở rộng hợp tác để nâng cao công suất của dây chuyền sản xuất tế bào quang điện, nhằm đáp ứng thị trường nội địa và mở rộng xuất khẩu.
 
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam còn có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối, chủ yếu từ gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Theo đánh giá, kh năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. T năm 2018, cc đã có 38 nhà máy đường sử dụng sinh khối cho sản xuất điện và nhiệt với tổng công suất khoảng 353MW. Bên cạnh đó, tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nam…, một số dự án đin đt rác đã đi vào hot động hoặc đang được triển khai xây dựng.
 
Bên cạnh kết quả đt được, quá trình phát triển NLTT cũng bắt đầu bộc lộ một số bất cập. Cụ thể, việc phát triển NLTT quy mô lớn còn khá hạn chế, hạ tầng lưi điện truyền tải chưa được phát triển, không kịp tiến độ của các dự án NLTT, dẫn đến các dự án đin gió, điện mặt trời quy mô nối lưới ở một số đa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận đã không giải toả hết 100% công suất ở một số thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, chưa có đủ nguồn dự phòng, hệ thống tích trữ năng lưng để tích hợp NLTT ở quy mô lớn; chưa có cơ chế thu hút vốn đầu tư phát trin NLTT thông qua cơ chế đấu thầu… Hơn nữa, NLTT hiện nay còn phát triển nóng và tập trung ở một số đa phương nên đã ảnh hưởng lớn đến việc giải tỏa công suất cũng như vic điu độ, vận hành hệ thống điện. Ở một góc nhìn khác, một số chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng tuy chính sách đối với đin gió và điện mặt trời trong giai đoạn hiện nay rất thoáng cho việc phát triển nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức, chưa thực sự phù hợp.
 
Nghị quyết 55 tháo gỡ những rào cản kìm hãm
 
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước hiện nay đã và đang có nhiu thay đi, tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế-xã hội cảc nói chung và ngành năng lượng nói riêng, ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về đnh hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đưc ví như một làn gió mới, tháo gỡ những nút thắt cho ngành năng lượng với rất nhiều đim đáng chú ý như: Tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đu tư; xóa bỏ mọi rào cản để thu hút; Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển năng lưng, đặc biệt là kinh tế tư nhân, kể cả trong lĩnh vực truyền tải đin xưa nay vn độc quyền nhà nước; Chú trọng những dự án phát điện và các hoạt động bán buôn, bán lẻ đin theo cơ chế thị trường. Nghị quyết cũng thể hiện rõ tinh thần đẩy mạnh phát triển NLTT, thể hiện ở quan điểm phát triển các nguồn năng lưng đa dng; ưu tiên khai thác và sử dụng triệt để các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch; giảm dần năng lượng than và tích cực sử dụng năng lượng khí. Tinh thần này còn thể hiện ở mục tiêu cụ thể là đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lưng sơ cp đạt khoảng 15-20%; và đến năm 2045 tỷ lệ này là 25 - 30%.
 
Nghị quyết số 55-NQ/TW đã đặt ra những nhiệm vụ để phát triển NLTT trong thời gian tới là: Xây dựng các cơ chế, chính sách đt phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đu tư xây dng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các đa phương có lợi thế. Sớm nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và xây dng đnh hướng phát triển năng lưng địa nhiệt, sóng biển, thuỷ triều, hải lưu; triển khai một số mô hình ứng dụng, tiến hành khai thác thử nghiệm đ đánh giá hiệu quả. Thực hiện nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydro phù hợp với xu thế chung của thế giới.
 
Mong muốn hiện thực hóa Nghị quyết 55-NQ/TW, tại Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam năm 2020 được tổ chức vào tháng 6 mới đây, các chuyên gia cho rng Nhà nước nên tập trung vào các nội dung như chính sách tháo g các “điểm nghẽn” để tự do hóa, tạo thị trường NLTT cạnh tranh thu hút đu tư từ khu vực bên ngoài, đặc biệt doanh nghiệp đu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); hạ tầng truyền tải và điu độ vận hành hệ thống đin như kinh nghiệm của các nước phát triển trong lĩnh vực NLTT. Đồng thời, cần hoàn thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng quốc gia; Tăng cường công tác bảo vệ môi trưng và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành năng lưng. Đồng thời tạo lập cơ chế, chính sách hình thành và phát triển một số trung tâm NLTT tại các vùng và đa phương có lợi thế phát triển… Thêm vào đó, để nguồn NLTT phát triển bền vững nhằm bảo đm an ninh năng lượng quốc gia, còn rất cần sự nhập cuộc nhanh chóng của các ban, ngành, đa phương, DN trong và ngoài nước.
 
Có thể nói phát triển NLTT là bưc đi chiến lưc để giải quyết bài toán năng lượng phát triển bền vững cho Việt Nam mà trên hành trình đó sẽ có sự đồng hành của Chính phủ, các bộ, ngành và các doanh nghiệp, nhà đu tư trong và ngoài nước./.
 
Bích Ngọc
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top