Phát huy vai trò trung tâm hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của doanh nghiệp để nâng cao năng suất

19/09/2019 - 03:08 PM

 
Hướng tới nền kinh tế đổi mới sáng tạo

Đây là mục tiêu của nhiều quốc gia đang phát triển. Ngay cả với các quốc gia đã thiết lập được nền kinh tế dẫn dắt bởi đổi mới sáng tạo, họ cũng không ngừng sáng tạo và liên tục đổi mới để linh hoạt và thích ứng nhanh với các thay đổi của thời đại và hướng tới một nền kinh tế phát triển thịnh vượng và bền vững. Bởi nếu không giữ cho nền kinh tế liên tục vận động theo hướng đổi mới sáng tạo, những quốc gia này cũng sẽ có nguy cơ tụt hậu phía sau. Do vậy, đầu tư mạnh cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và thiết lập mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa cơ quan nghiên cứu công lập với khu vực doanh nghiệp là những nhiệm vụ trọng tâm các quốc gia cần thực hiện để hướng tới nền kinh tế phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo.
 
Phát huy vai trò trung tâm hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của doanh nghiệp để nâng cao năng suất 1
 

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Những năm vừa qua, ở nước ta nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, phát triển và đổi mới công nghệ đã được ban hành và triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Điển hình như Chính sách khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư mạo hiểm được đưa vào các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017. Tại các Nghị định này, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất các quy định việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn cho các nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Song song với đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thực hiện thông qua hệ thống các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ; thể hiện qua chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước khi doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư có ứng dụng công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao. Đặc biệt, kết quả triển khai Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp, nâng cao ý thức về vai trò của khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiều doanh nghiệp tham gia đã tạo ra được các sản phẩm có giá trị kinh tế cao: Công ty Lương Quới (Bến Tre), Công ty Công nghệ nông nghiệp Việt Nông (Đồng Nai), Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông (Hà Nội), Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải...

Sau khi nhiệm vụ kết thúc, các doanh nghiệp này có mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 18,8%, cá biệt có một số doanh nghiệp quy mô nhỏ có mức tăng trưởng trên 50%. Kết quả kinh doanh sản phẩm của các nhiệm vụ này ước đạt gần 3.424 tỷ đồng trong 5 năm tới, trung bình chiếm 33,6% doanh thu của các doanh nghiệp. Thị phần của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường trong nước cũng tăng đáng kể, trung bình tăng từ dưới 10% năm 2016 lên 20% năm 2018 và dự kiến đạt 34,7% trong 5 năm tới (trung bình). Các doanh nghiệp đã tăng được tỷ lệ nội địa hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm lên mức 67%, trong đó    có những sản phẩm dùng hoàn toàn 100% nguồn nguyên liệu trong nước. Hoạt động sản xuất sản phẩm của các nhiệm vụ cũng đã tạo ra hơn 3.000 việc làm trong những năm qua. Tác động lan toả về kinh tế xã hội sẽ mạnh mẽ hơn đáng kể trong một vài năm tới, khi các nhiệm vụ có quy mô lớn hoàn thành, đưa sản phẩm ra thị trường.

Doanh nghiệp Việt tiên phong trong ứng dụng khoa học, công nghệ vào đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất

 
 
Kể từ Thập Niên chất lượng lần thứ nhất (1996-2005), các hoạt động thúc đẩy năng suất chất lượng tại Việt
Nam được hình thành, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu quan tâm tới vấn đề cải tiến năng suất chất lượng và đã có những bước tiến quan trọng trên chặng đường nâng cao năng suấtchất lượng của sản phẩm, hàng hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua không ngừng cải tiến năng suất, chất lượng hiệu quả quản lý.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã đưa vào áp dụng các chương trình cải tiến năng suất, chất lượng, coi đó là hoạt động không thể thiếu trong doanh nghiệp mình. Hoạt động quản lý chất lượng, cải tiến chất lượng, tiêu chuẩn hoá và ứng dụng các tiêu chuẩn ngày càng được áp dụng hiệu quả và nhân rộng. Các hệ thống quản lý như ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, GMP, HACCP đã trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp. Đồng thời, các chương trình và công cụ cải tiến Kaizen, 5S, Lean, Lean 6Sigma… và các công cụ quản lý khác cũng được quan tâm và ứng dụng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, các tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước cũng tham gia hỗ trợ tích cực trong việc thúc đẩy phong trào bằng việc tiếp thu và phổ biến những phương pháp mới, ứng dụng những công cụ quản lý như ISO 9000 để đẩy mạnh chất lượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2017, trong khuôn khổ dự án FIRST do Ngân hàng Thế giới tài trợ, đã tiến hành điều tra về hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Trong tổng số 8.480 doanh nghiệp được gửi phiếu điều tra, có 7.641 doanh nghiệp trả lờii (có 3.154 doanh nghiệp lớn và vừa, 4.487 doanh nghiệp nhỏ), chiếm 90,1%. Theo trả lời của doanh nghiệp, trong năm 2016, có 2.423 doanh nghiệp (31,7%) có hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), trong đó, có 997 doanh nghiệp (DN) có hoạt động nghiên cứu và phát triển (NC&PT), chiếm 13% các doanh nghiệp điều tra; và chiếm 41,1% số các doanh nghiệp có hoạt động KH&CN.

Kết quả cũng cho thấy, khối doanh nghiệp có quy mô lao động càng lớn thì càng có nhiều doanh nghiệp tổ chức thực hiện hoạt động KH&CN. Trong 2.423 DN có hoạt động KH&CN, có 40% số DN nhỏ, 41% số DN vừa và 42,9% số DN lớn có hoạt động NC&PT.

Để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp - sáng tạo trong doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - TECHFEST VIETNAM. Đây là hoạt động hàng năm trong khuôn khổ Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/05/2016. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn người, giúp kết nối các bạn khởi nghiệp ĐMST với các nhà đầu tư, các vườn ươm, startup, doanh nghiệp, các khu thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST.

Với việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), đến nay, cả nước có hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, gần 70 khu không gian làm việc chung, 50 cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh, hình thành thêm một số quỹ đầu tư mạo hiểm như: Quỹ đầu tư mạo hiểm của Tập đoàn Vingroup, Startup Viet Partner... Chất lượng và số lượng thương vụ đầu tư có xu hướng tăng mạnh trong năm 2018 với tổng số vốn đầu tư là 889 triệu đô la Mỹ, tăng gấp 3 lần so với năm 2017 (291 triệu đô la Mỹ), trong đó có những giao dịch trên 40 triệu đô la Mỹ đầu tư vào Yeah1, Sendo, Topica. Ngày 18 tháng 5 năm 2019, Abivin, startup cung cấp phần mềm quản lý chuỗi cung ứng tối ưu vận tải đã vượt qua đại diện của hơn 40 quốc gia giành quán quân Startup World Cup 2019 do Fenox Ventures tổ chức tại San Francisco (Mỹ). Đây là đơn vị startup “thuần Việt” ghi danh trên đấu trường quốc tế, khẳng định sự thay đổi về chất lượng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.

Ngoài ra còn khá nhiều mô hình doanh nghiệp thực hành tốt cải thiện, nâng cao năng suất lao động. Điển hình như:

Tổng công ty Đức Giang (DUGARCO) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành Dệt may Việt Nam ( thành lập năm 1990). Quá trình triển khai dự án áp dụng Mô hình sản xuất tinh gọn tại Tổng công ty đã góp phần nâng cao năng suất lao động bình quân từ 8-10% và giảm tỷ lệ hàng lỗi trên dây chuyền từ 15-25% xuống từ 10-12%, điều đó đã đáp ứng yêu cầu ngày một khắt khe của khách hàng về chất lượng, giảm lãng phí, giảm giá thành sản xuất, giảm thời gian chuyển đổi mã hàng trong điều kiện sản xuất đơn hàng nhỏ lẻ, thời gian giao hàng ngắn.

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hoàng Dương (thành lập năm 1997) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thời trang xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu làm từ len, sợi. Trước năm 2008, Công ty sử dụng phương pháp thủ công (tức là kéo sợi bằng tay), năng suất lao động rất thấp, chất lượng lao động không ổn định, phụ thuộc nhiều vào người công nhân. Năm 2011, với chiến lược “tiên phong về công nghệ”, Công ty đầu tư 5 dây chuyền công nghệ dệt của Nhật để thử nghiệm. Đến năm 2013, khi công ty đã đầu tư toàn bộ sang máy dệt tự động (1 công nhân vận hành 8 máy) năng suất lao động đã tăng lên gấp 8 lần.
Để doanh nghiệp Việt phát huy vai trò trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia
thể nói, mục đích của đổi mới, sáng tại đó chínhnăng suất cao. Mỗi doanh nghiệpnăng suất cao sẽ tạo ra năng suất cao của toàn nền kinh tế. Thúc đẩy năng suất của từng doanh nghiệp sẽ tạo cơ sở cho nền kinh tế phát triển bền vững, tạo ra giá trị mới, đảm bảo an sinh xã hội và tạo sự thịnh vượng của quốc gia. Tuy nhiên để hàng hoá, dịch vụ có thể cạnh tranh, hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hoá, thì doanh nghiệp cần phải triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển, phát huy vai trò trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Thực tế cho thấy, mặc dù tư duy về sáng tạo và đổi mới đã có, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công, nhấttrong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam nói chung khó cạnh tranh được với các doanh nghiệpvốn đầu tư nước ngoài, vốn có lợi thế hơn nhiều về nguồn vốn, quy mô sản xuất, công nghệ trình độ quản lý…
 
Vì vậy, để doanh nghiệp Việt phát huy vai trò, vị trí trung tâm của Đổi mới, sáng tạo thì nhà nước cần  có  những  chính  sách/biện  pháp  phù  hợp  để  thúc  đẩy  hoạt  động  khoa  học  và  công  nghệ, đổi mới sáng tạo đối với mỗi loại hình doanh nghiệp:

(1) Nhóm những doanh nghiệp quy mô lớn đi đầu, dẫn dắt những doanh nghiệp vệ tinh, doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp khởi nghiệp: Cần có Chính sách tập trung vào khuyến khích tiếp cận, đổi mới, chuyển giao công nghệ; khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. (2) Nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tập trung vào nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ. (3) Nhóm các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký và hoạt động để tiếp nhận các ưu đãi theo luật, hỗ trợ giao tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Luật Quản lý tài sản công, Luật công nghệ cao, chuyển giao công nghệ). (4) Nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (có tiềm năng tăng trưởng nhanh dựa trên việc khai thác tài sản trí tuệ): Chính sách tập trung vào hỗ trợ hình thành, kêu gọi đầu tư, nâng cao năng lực.

Trong giai đoạn tới, để đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực chính tạo ra sự bứt phá về tăng năng suất lao động của quốc gia và tăng trưởng bền vững, và là một trong những yếu tố then chốt góp phần giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách về năng suất với các quốc gia phát triển hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, cũng như thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần xây dựng và phát triển Kế hoạch tổng thể năng suất quốc gia dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan có liên quan cùng Tổ chức năng suất Châu Á (APO) xây dựng và hoàn thiện bản dự thảo Kế hoạch này.
 
Phát huy vai trò trung tâm hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của doanh nghiệp để nâng cao năng suất 2 
 
TS. Hà Minh Hiệp
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top