Phát triển du lịch Việt Nam hướng đến tầm nhìn 2030

01/10/2019 - 04:25 PM
Trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đặt mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác và nhiều địa phương; đồng thời, tối đa hóa đóng góp của du lịch đối với nền kinh tế, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Để thực hiện chiến lược này, những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động đổi mới đem lại kết quả khởi sắc, từng bước khẳng định vai trò quan trọng của ngành công nghiệp “không khói” này.
 
Du lịch Việt Nam hướng đến tầm nhìn năm 2030
 
Thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, năm 2018, hoạt động du lịch đạt kết quả ấn tượng với số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mức kỷ lục 15,5 triệu lượt người, tăng 19,9% so với năm 2017. Trong 7 tháng năm 2019, ngành du lịch cũng đã đón và phục vụ gần 9,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 7,9% so với năm 2018. Mục tiêu của Du lịch Việt Nam trong năm 2019 là đón 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700.000 tỷ đồng.

 
Phát triển du lịch Việt Nam hướng đến tầm nhìn 2030
 
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ số lượng khách du lịch, bao gồm cả khách trong nước lẫn khách quốc tế. Số khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 4 lần, từ 4,2 triệu lượt năm 2008 lên mức 15,5 triệu năm 2018. Tốc độ tăng trưởng nhảy vọt trong 3 năm gần đây, từ mức bình quân khoảng 9% mỗi năm trong giai đoạn 2008-2015 lên đến con số 25% giai đoạn 2016- 2018. Cùng với sự gia tăng đó, du lịch trong nước của Việt Nam cũng tăng nhanh với số lượt khách tăng gấp 4 lần, từ 20,5 triệu năm 2008 lên 80 triệu năm 2018.
 
Một trong những thành tựu cho thấy sự chuyển biến và phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam thời gian qua là hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất dịch vụ du lịch ngày càng mở rộng v quy mô, từng bước nâng tầm chất lượng và gia tăng sức cạnh tranh. Trong đó phải kể đến sự gia tăng số lượng các khu vui chơi giải trí, khách sạn, khu nghỉ dưỡng có quy mô, mang thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế như: Vinperal, Sunworld, FLC, Meliá, Accor, Marriott, Sheraton… đã góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh và ghi dấu đậm nét hơn hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.


 
Điểm đột phá trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thể hiện trong quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm mọi nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa với vai trò động lực của các doanh nghiệp.
 
 
Việc xây dựng các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm đặc trưng đã có nhiu chuyển biến tích cực và ngày càng khẳng định được giá trị. Cụ thể, ngành Du lịch đã chú trọng hơn vào đầu tư phát triển sản phẩm, theo định hướng tập trung, đồng bộ góp phần hình thành rõ nét các vùng động lực phát triển. Năm 2018, du lịch Việt Nam ghi dấu sự lớn mạnh vượt bậc với việc được các tổ chức uy tín trên thế giới xếp hạng và trao nhiu giải thưởng danh giá: Việt Nam là điểm đến hàng đầu châu Á năm 2018, xếp thứ 3 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế nhanh nhất thế giới năm 2018, vịnh Hạ Long vào top 30 điểm đến không thể nào quên trên thế giới, hang Sơn Đoòng là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới…
 
Hoạt động kết nối hàng không với các thị trường ngày càng được mở rộng tạo thuận lợi hơn cho du khách; hoạt động xúc tiến quảng bá ngày càng được được chú trọng v hình ảnh, hình thức tuyên truyn, qua đó đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với thế giới; sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn yêu cầu của du khách. Ngoài ra, Tổng cục Du lịch nắm bắt xu thế ứng dụng công nghệ 4.0 khi triển khai hiệu quả chương trình xúc tiến quảng bá điện tử (E- marketing), lồng ghép trong thực hiện Đ án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin du lịch; Phát triển ứng dụng thông minh trong quảng bá điểm đến, giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn du lịch trên thiết bị di động phục vụ khách du lịch; Phát triển đồng bộ các công cụ xúc tiến du lịch trên các website chính thức và mạng xã hội… cũng đã góp phần không nhỏ đưa du lịch Việt đến gần với du khách.
 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, du lịch Việt Nam thời gian qua vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập chưa tương xứng với tim năng, thế mạnh và k vọng của xã hội. Theo Tổng cục Du lịch, Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia v tài nguyên du lịch, nhưng chỉ đứng thứ 75/141 v năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu; xếp hạng 89 v mức độ mở cửa với quốc tế, trong đó yêu cầu v thị thực xếp hạng 119 (Việt Nam mới miễn thị thực cho công dân 22 nước, so với Thái-Lan là 61, Malaysia là 155, Singapore là 158, Indonesia là 169 nước).
 
Sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao v chất lượng du lịch, xúc tiến quảng bá; nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa yếu, doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ; vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế; vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch cũng chưa được phát huy.
Hệ thống sản phẩm du lịch của Việt Nam nhìn chung vẫn chưa tạo được đặc trưng khác biệt, mang tầm cỡ, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh, chưa tập trung cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nhiu sản phẩm trùng lắp ở những lãnh thổ có đặc trưng tương đồng v địa lý, phân bố không đồng đu…
 
Nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, yếu kém. Số lượng nguồn nhân lực còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành; tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn du lịch còn thấp, số lao động sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn ít…
 
Bên cạnh đó, công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa đồng bộ theo chiu dọc từ cơ quan quản lý nhà nước v du lịch với địa phương, chiu ngang là giữa ngành Du lịch với các ngành khác. Ngoài ra, việc triển khai xúc tiến quảng bá song song giữa sản phẩm du lịch và chương trình xúc tiến quảng của mình để thu hút khách du lịch còn yếu.
 
Giải pháp phát triển du lịch hướng đến tầm nhìn 2030
 
Một là, cần tiếp tục triển khai thực hiện thành công 08 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm mà Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định để tạo điu kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Đồng thời, tập trung các nguồn lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số giải pháp mang tính đột phá nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng, hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.
 
Hai là, quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn v tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch. Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, min, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch.
 
Ba là, quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, đảm bảo đồng bộ phục vụ yêu cầu phát triển du lịch. Hiện đại hóa mạng lưới giao thông công cộng; quy hoạch không gian công cộng. Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
 
Bốn là, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời k, từng vùng, min trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay ngh cao. Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
 
Năm là, Nhà nước có chính sách liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch; các khu, tuyến, điểm du lịch thuộc các địa phương có điu kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhưng có tim năng phát triển du lịch.
 
Sáu là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế v du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Mở rộng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch Việt Nam trên trường quốc tế./.
 
ThS. Nguyễn Việt Bình
Đại học Thương mại

 
Mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đặt ra là đến năm 2020, Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó có 870.000 lao động trực tiếp làm du lịch. Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top