Phòng vệ thương mại: Việt Nam chủ động đối phó tại thị trường xuất khẩu và bảo vệ sản xuất trong nước

27/07/2020 - 09:32 AM
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cu, hàng hóa sản xut nhiều nước rơi vào tình trạng ứ đọngtồn kho lớn. Điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mvới các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) (gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) tại một số thị trường xut khẩu cũng như gặp khó khăn ngay trên sân nhà, khi hàng hóa của nhiều nước ồ t tràn vào thị trường nước ta với giá thấpĐiều này đòi hỏi Việt Nam cần chủ động đối phó, chống đỡ tại các thị trường xut khẩu và bảo vệ sản xut trong nước theo đúng quy định quốc tế.
 
Nửa đầu năm 2020 đã trôi qua, đại dịch Covid-19 đã cho thrõ sức ảnh hưởng lớn khi khiến cho kinh tế toàn cầu rơi vào k khăn, suy thoái. Hot động xut nhập khẩuvận chuyển hàng hóa có những thời điểm bị tê liệt do nhiều nước thực hiện nghiêm lệnh đóng cửa biên giới, các hãng hàng không đồng lot cgiảm các chuyến bay quốc tế, dẫn tới tình trạng ứ đọng, lượng hàng tồn kho khá lớn tại nhiều nước.
 
 
Phòng vệ thương mại: Việt Nam chủ động đối phó tại thị trường xuất khẩu và bảo vệ sản xuất trong nước 2
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Thực hiện chủ động và tích cực hội nhập quốc tếViệt Nam đã có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác thương mại thông qua việc ký kết 14 Hiệp định thương mại tự do (FTAvà đang đàm phán 3 FTkc, trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPPHiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âvà Việt Nam - EVFTA (theo dữ liệu của Trung tâm WTO). Đối với hàng hóa trong nước, mức cgiảm thuế quan hầu hết về 0% theo 13 FTA đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có độ mở cửa cao nht trên thế giới. Song trong bối cảnh hiện nay, điều này đã đViệt Nam vào thế khó khi nhiều thị trường xukhẩu đã gia tăng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), dựng lên hàng rào bảo hộ mạnh hơn đối với hàng hóa của nước ta, không chỉ diễn rvới hàng hóa có thế mạnh xukhẩu mà với ngay cả các mt hàng có kim ngạch xukhẩu thấp.
 
Theo Bộ Công thương, trong quý I/2020, số lượng các vụ việc khởi xướng điều tra PVTM có xu hướng tăng so với cùng kỳ 2019. Cụ thể là 2 vụ việc khởi xướng điều tra mới, 2 vụ nhận đơn nhưng chưa khởi xướng điều tra, trong khi cùng kỳ năm 2019 mới có 1 vụ việc điều tra. Ngày 13/5/2020 vừa qua, y ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) cũng đã thông báo chính thức về việc tổ chức phiên điều trần công khai trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ dán (Plywood) của Việt Nam dự kiến vào tháng 6 tới đây.
 
Trong danh sách được cập nhvào tháng 4/2020 của Bộ Công thương còn có 12 mt hàng có nguy cơ bị điều tra PVTM hoặc điều trgian lận xut x, chuyển tải bt hợp pháp trong quý I/2020, gồm: Gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng, đệm mút, tủ g, đá nhân tạo, ống đồngkhớp nối bằng thép, bánh xe thép, thép tiền chếvỏ bình ga, ghim đóng thùng xukhẩu sang MNhóm hàng lốp xe tải và xkhách xukhẩu sang thị trường EU; Nhóm hàng xe đạp điện xukhẩu sang M, EU.
 
Với tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục lây lan ở mức đáng lo ngại, thương mại quốc tế vẫn đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, thì số vụ điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xut xứ với hàng xukhẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng lên, nht là đối với một số sản phẩm đang trong tình trạng dư thừa công sut trên toàn cầu.

 
Phòng vệ thương mại: Việt Nam chủ động đối phó tại thị trường xuất khẩu và bảo vệ sản xuất trong nước 3
Ảnh minh họa, nguồn Internet 

Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thông qua việc tăng cường nghiên cứu, thường xuyên dự báo, cảnh báo các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xukhẩu của Việt Nam, đăng tin công khai và phổ biến đến doanh nghiệpMkc, Bộ chủ động làm việc, phối hợp, thậm chí đấu tranh với các cơ quan điều tra nước ngoài ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp nước ta.
 
Đối với các thị trường là đối tác của Việt Nam trong các FTA thế hệ mới có mức độ cgiảm thuế quan rt cao, việc sử dụng các biện pháp PVTM được cho là sẽ tinh vi hơn. Do đó, nhằm tập trung tiếp tục đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tháo gỡ khó khăn đối với các rào cản xukhẩu và nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp và các Hiệp hội trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, ngày 19/5, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1347/QĐ-BCT triển khai một số hot động của Bộ nhằm hỗ tr, nâng cao năng lực PVTM cho các ngành sản xut trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới.
 
Bên cạnh những khó khăn tại thị trường xukhẩu, hàng hóa Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ bị hàng hóa nhập khẩu giá thấp tràn vào, gây sức ép đáng kể cho chỉ số hot động của các ngành sản xut trong nước, làm suy giảm các tiêu chí về sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần…, tăng lượng hàng tồn kho trong nước, dễ dẫn đến tình trạng thua l, phá sản của nhiều doanh nghiệp.
 
Lường trước vấn đề này, ngakhi thời điểm dịch bệnh Covid-19 bt đầu có dấu hiệu lây lan trên diện rộng, Bộ Công thương đã theo dõi sát diễn biến giá, tình hình nhập khẩu; chủ động nghiên cứu và dự báo khả năng lượng hàng tồn kho của các quốc gia do dịch bệnh có thể tràn vào Việt Nam với mức giá cạnh tranh; rà soát định kỳ để từ đó sẵn sàng các phương án biện pháp PVTM phù hợp.
 
Cụ th, ngày 18/3, Bộ Công thương đã thông báo ban hành quyết định số 880/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xut xứ từ Trung QuốcThái Lan và Malaysia, có hiệu lực từ ngày 25/3/2020. Với quyết định này, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xukhẩu màng nhựa của Trung Quốc là từ 14,99% - 43,04%, của Malaysia là từ 10,91% - 23,05% và của Thái Lan là 20,35%. Chỉ 2 ngày sau đó, Bộ Công thương tiếp tục ban hành quyết định số 881/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bột ngọt có xut xứ từ Trung Quốc và Indonesia, có hiệu lực từ ngày 25/3/2020. Theo đó, các sản phẩm bột ngọt nhập khẩu có xut xứ từ 2 quốc gia này sẽ bị áp dụng mức thuế tuyệt đối được đưa ra.
 
Cũng trong tháng 3/2020, Bộ Công thương đã phải ra quyết định gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, với 3 giai đoạn cụ thể: Từ ngày 22/3/2020 đến ngày 21/3/2021: mức thuế áp dụng với phôi thép là 15,3%, thép dài 9,4%; từ ngày 22/3/2021 đến ngày 21/3/2022: phôi thép 13,3%, thép dài 7,9%; từ ngày 22/3/2022 đến ngày 21/3/2023: phôi thép 11,3%, thép dài 6,4%. Theo đánh giá của Cục Phòng vệ thương mại, việc gia hạn này là cần thiết trong bối cảnh đại dịch kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hot động của doanh nghiệpgiúp ngành sản xut trong nước có thêm thời gian để điều chỉnh kế hoạch, đảm bảo hiệu quả của biện pháp.
 
Mặc dù đã có nhiều hành động cụ thể được đưa ra, nhưng trong quá trình triển khai thực tếViệt Nam vẫn tồn tại không ít vướng mắc trong ứng phó với các vụ việc hàng Việt bị khởi kiện PVTM. Ví dụ như việc thu thập số liệu, tìm hiểu về thực trạng hot động của ngành sản xut trong nước nhằm phục vụ công tác điều tra PVTM còn k khăn do hạn chế về thông tin và sự phối hợp của nhiều bên liên quan. Bên cạnh đócơ quan điều tra PVTM của Việt Nam còn bị hạn chế về nguồn lực, cán bộ điều tra yếu về kinh nghiệm. Trong khi đó, sự hiểu biết của một số doanh nghiệp trong nước về quy định, cam kết quốc tế cũng như thị trường xukhẩu còn hạn chế
 
Tại thị trường trong nước, số các doanh nghiệp sử dụng công cụ PVTM để bảo vệ sản xut trong nước cũng rkhiêm tốn và chỉ là những hot động riêng l, do họ chưa coi việc PVTM như một công cụ phòng v” hợp pháp để cạnh tranh với các hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có các hiệp hội hot động thực sự hiệu quả nhằm nâng cao sức mạnh đoàn kết của các doanh nghiệp.
 
Trước những vấn đề tồn tại trên, để nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước và xukhẩu, tháng 3/2020, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án "y dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mi", nhằm theo dõi, cảnh báo và hỗ trợ cơ quan điều trvề phòng vệ thương mại và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại trong và ngoài nước, giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đảm bảo mục tiêu bảo vệ sản xut trong nước, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, hướng tới xukhẩu bền vững. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các b, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàngcơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp trong việc nắm tình hình, thường xuyên cập nht những điều chỉnh trong chính sách thương mại của các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam; phân tích, dự báo, sớm phát hiện những chính sách cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho hot động sản xuvà xut nhập khẩu của Việt Nam. Đề án đồng thời đt mục tiêu bồi dưỡng, đào tạo về PVTM cho 1000 cán b, 30 hiệp hội ngành hàng và 5000 doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nh.
 
Để đt được các mục tiêu trên, Đề án đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp lut; y dựng và vận hành Hệ thống cảnh báo sớm; Nâng cao năng lực sử dụng Hệ thống cảnh báo sớm. Đối với nhiệm vụ xây dựng và vận hành Hệ thống cảnh báo sớm, Việt Nam tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, máy ch, đường truyền để phục vụ công tác phân tích và cảnh báo theo hướng đồng b, hiện đại và đáp ứng nhu cầu cảnh báo sớm trong lĩnh vực PVTM, qua đó khai thác hiệu quả lợi ích và hạn chế đến mức thấp nht tác động tiêu cực từ việc hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu thống kê về xut nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại lớn theo từng giai đoạn.
 
Nhằm kịp thời nâng cao năng lực PVTM cho các ngành sản xut trong nước, ngày 19/5 mới đây, Bộ Công Thương cũng đã ban hành quyết định triển khai tập trung vào một số nhóm hot động sau: (1) Đào tạo về kiến thức từ tổng quát đến chuyên sâu trong lĩnh vực PVTM cho các ngành sản xut trong nước, đặc biệt là các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp; (2) Cung cấp thông tin về các biện pháp PVTM hiện nay cho các Hiệp hội, ngành sản xut trong nước; (3) Hoàn thiện thể chế về PVTM theo hướng hiệu quả, tinh giản và phù hợp với các diễn biến mới; (4) Tăng cường công tác thực thi các quy định về PVTM.
 
Bộ Công thương cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Đề án Nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác PVTM trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới; Đề án Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong xử lý vụ việc PVTM; ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện cam kết về PVTM trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
 
Có thể nói Việt Nam đang chủ động, sẵn sàng các ứng phó với các biện pháp PVTM tại các thị trường xukhẩu và sẽ đồng thời tăng cường sử dụng công cụ này một cách phù hợp để ngành sản xut trong nước vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn và vươn xa ra biển lớn./.
 
Ngọc Linh
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top