Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nằm trong top 10 cả nước

19/10/2022 - 03:09 PM
Nhờ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và địa phương, nền kinh tế tỉnh Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2022 dần đi vào ổn định và phục hồi nhanh, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao; hoạt động du lịch diễn ra sôi động và tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

Xếp vị thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về tốc độ tăng trưởng 9 tháng

Báo cáo kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2022 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam cho thấy, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính 9 thángnăm 2022 tăng gần 13,2% so với cùng kỳ năm 2021. Mức tăng trưởng 13,2% đã giúp Quảng Nam xếp vị thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về tốc độ. So với 14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Quảng Nam có mức tăng trưởng đứng thứ 3/14 tỉnh, thành phố (xếp sau Khánh Hòa: +20,5%; Đà Nẵng: +16,8%). So với 5 tỉnh trong khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung, Quảng Nam xếp vị thứ 2, sau Đà Nẵng.

Quy mô nền kinh tế Quảng Nam ước tính 9 tháng năm 2022 theo giá hiện hành đạt hơn 83nghìn tỷ đồng, trong đó khu vực nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 14,9%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 34,7%; khu vực dịch vụ chiếm 32,7%; thuế sản phẩmtrừ trợ cấp sản phẩm chiếm 17,7%. Với quy mô hiện tại của nền kinh tế, Quảng Nam xếp vị thứ 19/63 tỉnh, thành phố; so với 14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Quảng Nam đứng thứ 4/14 tỉnh, thành phố (xếp sau Thanh Hóa; Nghệ An; Đà Nẵng); so với 5 tỉnh khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung, Quảng Nam đứng thứ 2/5 tỉnh, thành phố.

Dù chịu ảnh hưởng bởi các đợt mưa lớn từ đầu tháng Tư và đầu tháng Tám cũng như giá vật tư đầu vào tăng cao, khu vực nông lâm thủy sản vẫn duy trì mức tăng trưởng mặc. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (VA) khu vực này 9 tháng năm 2022 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,3 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế.

Khu vực công nghiệp -xây dựng 9 tháng năm 2022 tăng trưởng cao ước đạt 21,7% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 7,5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung toàn nền kinh tế. Riêng ngành công nghiệp tăng 25,7%, đóng góp 7,2 điểm phần trăm. Trong 9 tháng năm 2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn giữ vị trí chủ lực, tăng 24,3% so cùng kỳ năm trước và đóng góp 5,3 điểm phần trăm cho toàn ngành công nghiệp. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 34%, đóng góp 1,8 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ tăng trưởng khởi sắc trở lại, đặc biệt hoạt động du lịch đã dần phục hồi khi Quảng Nam được chọn đăng cai Năm du lịch quốc gia 2022. Khu vực dịch vụ 9 tháng năm 2022 đạt mức tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,6 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung. Dịch vụ lưu trú và ăn uống (+33,5%; đóng góp 0,8 điểm phần trăm); bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (+8,6%; đóng góp 0,5 điểm phần trăm); thông tin truyển thông (+5,8%; đóng góp 0,2 điểm phần trăm)... Riêng hoạt động vận tải tuy đã có những bước phục hồi nhưng ở mức chậm, do ảnh hưởng giá xăng dầu liên tục tăng cao khiến cho các đơn vị kinh doanhvận tải gặp nhiều khó khăn.

Nhiều dự án đầu tư được đẩy mạnh thực hiện

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 26,7 nghìn tỷ, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021. Phân theo nguồn vốn, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn nhà nước quản lý ước thực hiện trên 5,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so cùng kỳ; nguồn vốn huy động từ khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện gần 14,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5%; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gần 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32,2%. Một số công trình trọng điểm mới được khởi công trong 9 tháng đầu năm là: Cầu Tân Bình và đường tránh quốc lộ 14E qua thị trấn Tân Bình -Hiệp Đức; Khu đô thị trung tâm Hà Lam; Bệnh viện Đa khoa An Hiền; Dự án khu đô thị quốc tế Regal Heritage Hội An; Dự án đường nối quốc lộ 14H đến tuyến ĐT 609C... Bên cạnh đó, một số dự án chuyển tiếp trên địa bàn tỉnh đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong kỳ.

Hiện nay đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các hạng mục công trình thuộc nguồn vốn đầu tư công, tuy nhiên tiến độ giải ngân còn chậm, UBND tỉnh đã ban hành các biện pháp nhằm giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các dự án cũng như giải ngân vốn kịp thời.

Về tình hình thu hút đầu tư, tính đến hết tháng 8/2022, tỉnh đã cấp mới 47 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký gần 7,5 nghìn tỷ đồng. Một số dự án có quy mô lớn được cấp phép như: Công ty TNHH sản xuất xe du lịch chuyên dụng cao cấp Thaco (2,7 nghìn tỷ đồng); khu căn hộ du lịch, thương mại Wyndham Grand Hoi An (600 tỷ đồng); khách sạn Casamia Hội An (546 tỷ đồng)... Tổng số dự án còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh hiện nay là 960 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 241 nghìn tỷ đồng.

Cũng trong 9 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Nam cấp mới 04 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn gần 29 triệu USD, giảm 02 dự án và tăng 14,3 triệu USD so với cùng kỳ. Tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh tính đến nay là 195 dự án với tổng vốn đăng ký 06 tỷ USD, trong đó ngoài khu công nghiệp và khu kinh tế mở Chu Lai với 100 dự án; Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai với 54 dự án; Ban quản lý các khu công nghiệp 41 dự án. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ du lịch.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp và hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có những tín hiệu tích cực

Tính từ đầu năm đến ngày 19/9/2022, toàn tỉnh Quảng Nam có 962 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký gần 06 nghìn tỷ đồng; tăng 8,6% về số doanh nghiệp và giảm 7,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 6,2 tỷ đồng, giảm 14,4%. Nếu tính cả số quay trở lại hoạt động thì số doanh nghiệp tham gia thị trường trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, do phải đối mặt với nhiều khó khăn như: chi phí sản xuất tăng cao (giá vận tải, kho bãi, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất vẫn ở mức cao); cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất gặp nhiều trở ngại nên số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Có 164 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 31%; tạm ngừng hoạt động 758 doanh nghiệp (tăng 25%); 225 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (giảm 2,2%).

Tính chung 9 tháng năm 2022, IIP toàn ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2021(cùng kỳ năm 2021 tăng7,6%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao (tăng 30,3%) và là động lực dẫn dắt tăng trưởng của tỉnh, chủ đạo là hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô. Ngành sản xuất và phân phối điện cũng có tốc độ tăng khá (37,4%) khi nhà máy thủy điện Đăk Mi 2 với côngsuất 147MW đi vào hoạt động. Ngành khai khoáng và ngành cung cấp nướcvà xử lý rác thải hoạt động tương đối ổn định, IIPtương ứng lần lượt là +17,5% và +5,7%, cũng đã góp phần làm tăng sản lượng sản xuất công nghiệp.
 
Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nằm trong top 10 cả nước

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 9 tháng năm 2022 có sản lượng tăng so với cùng kỳ năm 2021: Cát tự nhiên (253 nghìn  m3;  tăng 104%); ô  tô  các loại (95,1 nghìn chiếc; tăng 62%); nước ngọt (239 triệu lít; tăng 44%)...

Ngành du lịch hồi sinh

Trải qua những năm tháng đầy khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, năm 2022, cùng với nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh Quảng Nam đã mở cửa du lịch phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Nhờ đó hoạt động du lịch của tỉnh đang dần hồi sinh.

Tính chung 9 thángnăm 2022, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt hơn 6,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,2% tổng mức và tăng 35,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh thudịch vụ lưu trú ước đạt 796 tỷ đồng (gấp 3 lần), doanh thudịch vụ ăn uống ước đạt hơn 5,8 nghìn tỷ đồng (+25,7%). Doanh thu dịch vụ lữ hành ước tính quý III/2022 đạt gần 43 tỷ đồng, tăng 94% so với quý trước và tăng gấp 18 lần 16 so với cùng kỳ năm trước; tính  chung  9 tháng năm  2022, doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt hơn 69 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần.

Hưởng ứng Năm Du lịch  quốc  gia - Quảng  Nam  2022,  tỉnh đã tích  cực  tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, văn hóa, giải trí, tăng cường quảng bá nhằm kích cầu du lịch, nhờ đó số lượt khách du lịch đến Quảng Nam trong 9 tháng năm 2022 tăng cao so với cùng kỳnăm trước. Theo kết quả của Cục Thống kê suy rộng từ điều tra mẫu doanh nghiệp và cá thể hằng tháng, tổng lượt khách lưu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt hơn 1,8 triệu lượt khách, tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế ước đạt 160 nghìn lượt (tăng 15 lần); khách trong nước ước đạt hơn 1,6triệu lượt khách (tăng 4 lần). Tổng lượt khách tham quan do các đơn vị lữ hành phục vụ ước đạt gần 88 nghìn lượt khách, tăng gấp 7 lần.
 
Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nằm trong top 10 cả nước 1

Quan trọng hơn, khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra như hồi chuông cảnh tỉnh cho chặng đường du lịch đã đi qua. Ngành du lịch Quảng Nam đã và đang có hướng đi mới, phát triển du lịch xanh, hướng tới xây dựng thương hiệu điểm đến xanh vào năm 2025 để tạo hướng đi bền vững.

Có thể nói, những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2022 là động lực để Quảng Nam vững bước trên hành trình hướng đến năm 2030 sẽ trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước./.

 
B.N

 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top