Tản mạn Hà Nội phố

24/05/2019 - 03:51 PM
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Đây là nơi tập trung những phố nghề mang những nét truyền thống của người thành thị thoát ly từ nông nghiệp. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch cả trong và ngoài nước bởi những nét đặc trưng đậm đà bản sắc, nét cổ kính pha lẫn với hiện đại mà không ở đâu có được.
 
Tản mạn Hà Nội phố

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Năm 1010, khi nhà rời đô từ Hoa ra Thăng Long thì nơi đây mới chỉ là các làng nằm rải rác ven hồ Lục Thủy ( tên gọi xưa cũ của Hồ Gươm). Khi Thăng Long trở thành kinh đô, nơi đây nhanh chóng thu hút rất nhiều nho sĩ, quan lại và nhiều lớp dân nghèo từ các vùng miền cũng về đây buôn bán, sinh sống. Theo đó, tại các làng bắt đầu hình thành các hàng quán, phố chợ nhằm cung cấp hàng hóa và đáp ứng nhu cầu ăn chơi, hưởng thụ cho tầng lớp quan lại và dân cư trong thành.

Phố càng đông càng dễ làm ăn, dần dần những người đến đây buôn bán tụ tập lại (gồm những người cùng làng, cùng họ) để cùng buôn bán một mặt hàng. “ Buôn có bạn, bán có phường”, cứ như vậy họ đã tạo nên những hàng phố có tên gọi theo mặt hàng chủ yếu được bày bán tại đây.lẽ, đó cũng là lý do xuất hiện hàng loạt các tên phố bắt đầu bằng tiếng “Hàng”, như Hàng Mành, Hàng Hành, Hàng Thiếc, Hàng Thùng...

Nói đến phố cổ Hà Nội là nói đến 36 phố phường, nhưng thực tế “Hà Nội 36 phố phường” là cách gọi ước lệ khu vực đô thị nằm cả bên trong lẫn bên ngoài khu phố cổ. Vào tháng 12 năm 1748, vua Hiển Tông chia kinh thành Thăng Long thành 36 khu vực gọi là phường, thuộc hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức. Tới cuối thế kỉ XIX, Hà Nội có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng”. Điều thú vị là mặc dù kinh thành Thăng Long đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, song những cái tên mộc mạc, điển hình cho nền văn minh lúa nước ấy còn lưu giữ đến tận bây giờ.

Thời Pháp thuộc, phố cổ Hà Nội được được gọi là khu Annam, giới hạn bởi các phố: Hàng Đậu,  Phùng Hưng, Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Đất, Hàng Thùng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, tổng cộng 76 tuyến phố. Ngoài đặc trưng nhiều phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” (chiếm 38 phố), khu phố cổ còn nổi tiếng bởi cảnh giao thương phồn thịnh. Kiến trúc các hàng phố rất giống nhau, bên những đường phố bàn cờ dọc theo những con phố được chia theo hình bàn cờ xinh xắn là những là căn nhà hình ống, xây sát vách với nhau, mái ngói nghiêng, mặt tiền là cửa hàng buôn bán, phía trong là nơi ở. Năm 1987, Paul Doumer, người đảm nhận Toàn  quyền Đông Dương (trước khi trở thành Tổng  thống Pháp) đã tới Hà Nội và trong thời gian công tác tại đây, ông đã chia sẻ: “Khu phố Annam rất kỳ lạ, những đường phố hẹp, những ngôi nhà thấp, những cửa hiệu tràn cả ra đường, người đông nhung nhúc. Chỗ này mới đích thực là Hà Nội”. Thật vậy, hình ảnh những căn nhà “mái ngói thâm nâu” trên các con “phố xưa nhà cổ” đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh Hà Nội phố, giống như một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao đầy mê hoặc, là hình ảnh kết nối giữa chất cổ kính và hiện đại, giữa văn hóa - lịch sử tạo nên linh hồn phố cổ đậm cốt cách của một nền văn minh lúa nước: Vừa thâm trầm, mộc mạc, vừa phóng khoáng mà không kém phần tao nhã. Một đóng góp lớn trong nền văn học chính là tác phẩm ” Hà Nội băm sáu phố phường” của Thạch Lam. Vì tác phẩm này quá nổi tiếng nên cho dù thông tin không khớp với lịch sử thì vẫn khiến mọi người mặc định và thừa nhận Hà Nội có 36 phố phường. sử học, dù có bằng chứng nhưng thấy không cần phải đính chính để khẳng định tính hấp dẫn trường tồn của phố cổ.

Thời Pháp thuộc cũng là giai đoạn mà 36 phố phường Kẻ Chợ phát triển sầm uất với các phố nghề bố trí khoa học trên các tuyến đường “bàn cờ”. Các phố sắp xếp thể hiện sự liên quan mật thiết giữa các mặt hàng như: Hàng Bông gần Hàng Gai; Hàng Vôi tiếp nối Hàng Tre; Hàng Giấy kề Hàng Mã… Do thời xưa phương tiện giao thông chưa phát triển, chủ yếu là xe kéo và đi bộ nên các phố dù rộng chừng 10-20 m nhưng vẫn khá rộng rãi. Thậm chí nhiều phố có các xưởng sản xuất liền kề như Hàng Thiếc, Hàng Mã… Nhìn vào tên gọi 36 phố phường người ta có thể thấy được sự phân chia khu vực, ranh giới địa bàn kinh doanh, sản xuất nên khá dễ dàng trong việc tìm mua hàng hóa. Đáng lưu ý là trong hàng chục cái tên dân dã, có một con phố mang cái tên khá mỹ miều: Hàng Đào (do từ thời Trần, Hồ, Lê nơi đây chuyên nghề nhuộm tơ lụa màu hồng điều); tới thời Pháp thuộc, phố mang tên là Rue de la Soie (phố bán lụa) và chuyên kinh doanh mặt hàng này. Hàng Đào nằm ở vị trí trung tâm của khu phố cổ nên khá sầm uất, về sau các mặt mỹ nghệ khác cũng chen chân thế chỗ khiến hàng lụa giảm dần. Đến nay, Hàng Đào không còn là phố bán lụa song bù lại bạn có thể tìm thấy rất nhiều mặt hàng thời thượng: Quần áo, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm làm đẹp và mặt hàng lụa lai được chuyền dẫn, tập trung ở phố hàng Gai... Đặc biệt, từ năm 2003, khi UBND Quận Hoàn Kiếm cho phép thành lập tuyến phố đi bộ Chợ đêm Hàng Đào - Đồng Xuân vào tối các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật để phục vụ khách du lịch và người dân thành phố thì hàng hóa càng phong phú. Hàng Đào - Đồng Xuân trở thành tuyến phố đi bộ hấp dẫn mang sắc màu mới cho phố phường Hà Nội.

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay, Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn

Giờ đây, do sự phát triển của xã hội, phần lớn các con phố cổ không còn sản xuất, kinh doanh những mặt hàng như tên gọi của nó nữa. Ngoại trừ một số phố như Hàng Bạc, Hàng Chiếu, Thuốc Bắc, Hàng Thiếc,... vẫn bán những mặt hàng giống với tên gọi, đó là nét lưu truyền quí báu về Thăng Long xưa, rất đỗi thanh bình và giản dị.

 
Tản mạn Hà Nội phố 1

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Nhắc đến phố cổ Hà Nội không thể không nhắc tới những con ngõ nhỏ, nhỏ đến độ có khi chỉ bằng một sải tay mà hai người đi bộ thôi cũng phải nhường nhau mới qua được. Cái mùi ẩm thấp từ những vách tường cao cớm nắng, những bóng sáng cạn dần theo chiều dài hun hút của ngõ nhỏ khiến phố cổ thêm bí ẩn, khiêu gợi trí tò mò của du khách. Đâu đó vẫn còn những mảng tường vàng đầy rêu phong, ô cửa gỗ màu xanh vừa cổ, vừa kim. Dường như chính những sự vật mang đậm màu sắc của lịch sử, thời gian đã tạo nên cái hồn gần gũi của Hà Nội, cho con người ta cảm thấy quen thuộc, thân thương, cho dù là đối với những người mới hay những người đã sinh sốngchính tại nơi đây qua bao thế hệ.

Nếu hỏi còn hình ảnh nào, âm thanh, mùi hương nào gắn liền với phố cổ để người ta cảm nhận rệt nhất về một Hà Nội đơn sơ, bình dị và cổ kính thì có lẽ đó chính là những gánh hàng rong: Xe tào phớ với tiếng leng keng trong những ngày hè oi ả; Những hạt cốm làngVòng xanh như ngọc, thơm, dẻo trên những mẹtsen, bên trên như được rưới lên một lớp mật nắng ngọt ngào khi tiết trời vào thu; Hương hoa sữa cuối mùa thoang thoảng bên Hồ Gươm; Vị thơm ngon, nóng hổi của tô bún thang, của bát phở bưng bê nhè, tỏa khói nghi ngút vào mỗi sớm mùa đông buốt giá cho lòng người ấm lại…Nội phố, đó là sắc trắng tinh khôi của nhữngcúc họa mi chất đầy sau chiếc xe đạp bán hoa đang thong thả đẩy trên đường; tiếng rao lưa thưa của bán bánh khúc vào những buổi chiều muộn,... tất cả đã tạo nên một bức tranh sôi động nhưng cũng thật dung dị và bình yên.

Hà Nội bây giờ đã được mở rộng với nhiều quận mới, luôn đông đúc, hối hả và vội vã. Thế nhưng, một góc hồn Hà Nội - Ba mươi sáu phố phường vẫn mãi mãi còn đó để dành cho những ai biết hoài cổ, biết yêu mảnh đất này. Nếu có thể, hãy xuống đường vào một đêm cuối thu, lúc gió may chỉ đem theo cái ngọt dịu phảng phất của hương hoa sữa, khi mà sự trầm mặc của Hà Nội không còn bị làm phiền bởi sự đông đúc, bởi khói bụi hay bởi tiếng còi xe. Dòng chảy cuộc sống như chậm lại, mọi thứ trở lên lung linh, thơ mộng dưới ánh đèn đường vàng như giọt nắng ban đêm. Trên đầu là vầng trăng sáng trong veo, cây bàng lá đỏ mơ màng ngủ nơi góc phố… khi đó ta sẽ cảm nhận rất hơi thở bền bỉ của một Hà Nội cổ kính và đắm mình trong không gian ấy sẽ nhận thấy một sự bình yên, dịu ngọt không thể tả được gói ghém trong tình yêu đối với Hà Nội phố.

Đã đi qua nhiều tháng năm, Hà Nội 36 phố phường vẫn luôn ở đó, chưa bao giờ phai nhạt trong kí ức của người Hà Nội.
 
Khánh Quỳnh

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top