Thái Nguyên: Đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện tốt các chính sách dân tộc

03/11/2020 - 10:01 PM
Những năm gần đây, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trong nước còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, đội ngũ cán bộ - công chức, ngành tài chính Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực, tích cực chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặc biệt việc đảm bảo đủ nguồn lực cho việc thực hiện các chính sách dân tộc tại các địa phương có đồng bào DTTS.
 
Phát triển các nguồn thu

 
Thái Nguyên: Đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện tốt các chính sách dân tộc
Ngành Thuế mở rộng đơn vị ủy nhiệm thu để tạo điều kiện cho người nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ
đối với ngân sách nhà nước

Nhờ những nỗ lự cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, những năm qua, Thái Nguyên đạt được nhiều thành công trong thu hút đầu tư, Tỉnh trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, khai khoáng, kinh doanh bất động sản, trong đó nổi bật nhất là Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc. Nhờ đó, hệ thống các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển nhanh về số lượng, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm mới, thúc đẩy thương mại dịch vụ, kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động sôi động, thu nhập của người lao động được nâng lên rõ rệt. Đây chính là nguồn  đóng góp cho ngân sách ổn định và bền vững. Kết quả, tính từ năm 2004 đến nay, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thái Nguyên tăng gần 35 lần. Nếu như năm 2004, thu ngân sách nhà nước đạt trên 432 tỷ đồng thì năm 2019, con số này là trên 15,6 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân trên 26%/năm. Đây là kết quả đạt được cao nhất từ trước đến nay, góp phần đưa Thái Nguyên nằm trong top 18 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
 
Thái Nguyên: Đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện tốt các chính sách dân tộc 1
Cán bộ, công chức Chi cục Hải quan Thái Nguyên hướng dẫn thủ tục hải quan cho Doanh nghiệp

Bước sang năm 2020, tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động xấu do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, tình hình dịch bệnh Covid 19… để góp phần thực hiện thắng lợi “nhiệm vụ kép” do Thủ tướng Chính phủ giao, Sở Tài chính Thái Nguyên đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, phối hợp chỉ đạo tới các cơ quan Thuế, Chi cục Hải quan, Văn phòng Đăng ký đất đai, các Trung tâm Phát triển quỹ đất để tập trung vào những vấn đề mang tính bức xúc như: Tăng cường quản lý thu, khai thác triệt để các nguồn thu mới phát sinh, đẩy nhanh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tăng cường chống thất thu trốn thuế; giảm nợ đọng thuế…
 
Thái Nguyên: Đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện tốt các chính sách dân tộc 2
Ngành tài chính Thái Nguyên tham mưu để đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc
Trong ảnh: Trên con đường được bê tông hóa, đồng bào dân tộc Mông ở xóm Chòi Hồng (Tràng Xá, Võ Nhai) diện trang phục rực rỡ đi tham dự chương trình văn nghệ

 
Ông Đào Duy Bảy - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: “ngành Thuế đã chủ động xây dựng các giải pháp nhằm nắm chắc nguồn thu và đối tượng thu nộp ngân sách trên địa bàn, triển khai quyết liệt các biện pháp chống chuyển giá, đẩy mạnh việc xử lý và thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế theo quy định”. Còn đối với số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, Chi Cục Hải Quan Thái Nguyên tập trung tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), hàng hóa được thông quan trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố chống thất thu, thông qua việc chú trọng làm tốt công tác thu thập thông tin, áp dụng toàn diện kỹ thuật quản lý rủi ro. Chi cục cũng thu hút thêm doanh nghiệp mới về mở tờ khai, làm thủ tục XNK tại Thái Nguyên, đặc biệt là với các dự án đi vào hoạt động trong năm 2020trên địa tỉnh. Tính đến đến 31/8/2020, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đạt 7.302 tỷ đồng (bằng 47% dự toán), trong đó, thu nội địa đạt 5.899 tỷ đồng, thu từ hoạt động XNK đạt 1.379 tỷ đồng. Với tiến độ như vậy, ngành Tài chính Thái Nguyên sẽ cố gắng cao nhất để hoàn thành các chỉ tiêu của Bộ Tài chính và HĐND tỉnh giao.

Góp phần thực hiện tốt các chính sách dân tộc
Với mong muốn tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các dân tộc và các khu vực trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Tài chính Thái Nguyên đã bám sát chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác dân tộc để tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch bố trí vốn để thực hiện các chính sách đầu tư và chăm lo cho khu vực đồng bào DTTS. Chỉ tính riêng nguồn lực bố trí thực hiện các chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực y tế và giáo dục cho đối tượng là đồng bào DTTS năm 2019 đạt 468 tỷ đồng, với số lượt người được thụ hưởng là 527 nghìn người. Trong đó, chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, học bổng, tiền ăn cho trẻ em từ 3-5 tuổi; hỗ trợ mua thẻ y tế cho hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi… được bố trí đủ các nguồn kinh phí góp phần quan trọng thực hiện tốt công tác phổ cập, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo tiền xây dựng nguồn nhân lực có trình độ người DTTS, giúp người dân vùng DTTS tiếp cận dịch vụ y tế, được chăm sóc sức khỏe toàn diện…

 
Thái Nguyên: Đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện tốt các chính sách dân tộc 3
Đề án 2037 sử dụng toàn bộ ngân sách tỉnh được thực hiện hiệu quả góp phần cải thiện đáng kể kết cấu
hạ tầng vùng đồng bào DTTS trong tỉnh.(Đoạn đường qua suối ở xóm Khuổi Mèo xã Sảng Mộc, Võ Nhai
được sửa chữa)

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ trực tiếp, ngành Tài chính cũng tham mưu để tỉnh bố trí nguồn kinh phí đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vùng khó khăn. Cụ thể, sử dụng nguồn thu từ xổ số cải tạo sửa chữa các trường, lớp học, trạm y tế; phân bổ kinh phí từ nguồn trái phiếu Chính phủ kiên cố hóa trường lớp tiểu học, mẫu giáo; sử dụng nguồn Trung ương hỗ trợ và nguồn vốn ODA đầu tư mở rộng quy mô các trường dân tộc nội trú; bố trí vốn đầu tư công xây dựng ngầm tràn dân sinh, cầu dân sinh, đầu tư khu tái định cư tập trung cho người dân vùng khó khăn, di dân tự do có nơi ổn định cuộc sống… Bên cạnh các chính sách dân tộc của Trung ương đang được triển khai, UBND tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết và các Quyết định, trong đó sử dụng ngân sách địa phương. Nổi bật như Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng An toàn khu, vùng DTTS đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020; Đề án Phát triển KTXH, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 2037)… Các chính sách dân tộc này được bố trí đủ nguồn kinh phí đảm bảo tổ chức thực hiện hiệu quả góp phần làm thay đổi tập quán canh tác, cải thiện đời sống đồng bào các DTTS tỉnh Thái Nguyên./.
Trịnh Long

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top