Thông tin truyền thông Phú Thọ: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

21/09/2020 - 11:13 PM
Ngày nay, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông ngày càng phát triển, tác động mạnh mẽ vào mọi mặt của xã hội từ tăng trưởng kinh tế tới nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an ninh - quốc phòng. Nhận thức tầm quan trọng đó, Sở Thông tin truyền thông Phú Thọ đã làm tốt vai trò tham mưu để địa phương đẩy mạnh phát triển hạ tầng thông tin, truyền thông, tăng cường ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, tạo môi trường lành mạnh để bưu chính viễn thông, báo chí xuất bản phẩm mở rộng phạm vi, đối tượng phục vụ.
 
Thông tin truyền thông Phú Thọ: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Đồng chí Hồ Đại Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký cam kết tham gia vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại Lễ khai trương Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại điểm cầu Phú Thọ

Khâu đột phá để thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Những năm qua, Phú Thọ luôn xác định cải cách hành chính là 1 trong 4 khâu đột phá và là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để góp phần thực hiện mục tiêu đó, Sở Thông tin và Truyền thông tích cực tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực của ngành, trọng tâm là xây dựng chính quyền điện tử tỉnh và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quá trình cải cách thủ tục hành chính.
Để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bằng nhiều giải pháp khác nhau, Tỉnh đã tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống máy tính, máy chủ, đường truyền, trang bị chữ kỹ số, hòm thư điện tử và các phần mềm quản lý cho các Sở, ban, ngành, các địa phương…

Đến nay, tỉ lệ cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện được trang bị máy tính đáp ứng nhu cầu làm việc đạt trên 98,46%; cấp xã đạt 68%. Nhờ vậy, từ ngày 1/6/2020, 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy; tỷ lệ văn bản điện tử gửi nhận trên hệ thống dùng chung của tỉnh đạt trên 96% trên tổng số văn bản gửi nhận giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh.

 
Thông tin truyền thông Phú Thọ: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 1
Cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Hệ thống một cửa điện tử tích hợp cổng dịch vụ công trực tuyến được triển khai đồng bộ, thống nhất cho các cơ quan nhà nước đã cung cấp trực tuyến 100% các TTHC công mức độ 2; 933 TTHC công mức độ 3; 7 TTHC công mức độ 4. Trong năm 2019, hệ thống đã tiếp nhận trên 118,2 nghìn hồ sơ, giải quyết 115, 2 nghìn hồ sơ, đạt tỷ lệ 97,45% hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai đồng bộ, liên thông đến tận cấp xã. Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) chính thức đi vào hoạt động, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả.

Trở thành ngành kinh tế động lực

Xác định thông tin truyền thông là ngành kinh tế - kỹ thuật trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, Sở Thông tin và truyền thông Phú Thọ đã tham mưu Tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án để phát triển bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin của tỉnh hướng tới xây dựng chính quyền điện tử. Trong đó, Ngành đã tham mưu để tỉnh lựa chọn và đi thẳng vào những công nghệ hiện đại, đồng bộ và thống nhất, tích hợp đa dịch vụ phù hợp với xu thế phát triển của quốc gia và khu vực.

 
Thông tin truyền thông Phú Thọ: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 2
Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn không ngừng đổi mới sáng tạo tìm kiếm giải pháp để duy trì tăng trưởng. (Viettel Phú Thọ triển khai sản phẩm ngân hàng số Viettelpay)

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, Sở chủ động phối hợp với các sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố tổ chức thẩm định, rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng các công trình phục vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, sử dụng chung hạ tầng viễn thông… Đến nay, hạ tầng viễn thông tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, đồng bộ; dịch vụ viễn thông đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo an ninh quốc phòng, phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn và xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, 100% cơ quan, đơn vị có mạng nội bộ kết nối Internet cáp quang tốc độ cao. 100% xã, phường, thị trấn có sóng di động 3G và mạng internet băng thông rộng cáp quang. Số thuê bao điện thoại đạt 84 thuê bao/100 dân; số thuê bao Internet đạt 75 thuê bao/100 dân. Tổng doanh thu toàn ngành giai đoạn 2015 – 2020 đạt trên 12.400 tỷ đồng; nộp ngân sách 647,4 tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu viễn thông đạt 10.152 tỷ đồng, nộp ngân sách 581 tỷ đồng.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền

 
Thông tin truyền thông Phú Thọ: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 3
Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh được đầu tư hiện đại hóa để đổi mới phương thức
sản xuất, truyền dẫn và nội dung tin bài. 

Toàn tỉnh hiện có đủ 4 loại hình báo chí, gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử với 4 cơ quan báo chí; 7 cơ quan báo chí trung ương đặt văn phòng đại diện và cử phóng viên thường trú tại tỉnh. Thời gian qua, ngành Thông tin và truyền thông Phú Thọ luôn đẩy mạnh hoạt động phát thanh truyền hình, quản lý tốt hoạt động báo chí, xuất bản, tạo điều kiện cho báo chí xuất bản có bước phát triển mạnh về số lượng, chất lượng, hình thức và nội dung, phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Đặc biệt, đối với khu vực vùng đồng bào DTTS, Sở đã tham mưu để UBND tỉnh, UBND các huyện chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ trong sản xuất tin bài, đổi mới phương thức truyền dẫn (truyền hình, truyền thanh số hóa) để đưa các thông tin về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, chương trình phát triển của tỉnh, của địa phương tới được người dân nhanh nhất, dễ hiểu nhất. Không chỉ có Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, ở một số địa phương đã xây dựng được bản tin phát thanh bằng tiếng dân tộc và duy trì thời lượng phát sóng đều đặn. Cùng với hệ thống các báo chí, xuất bản phẩm được phát miễn phí cho khu vực đồng bào DTTS, các kênh sóng phát thanh của các địa phương đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân trong chấp hành phát luật và phát triển kinh tế.
 
Thông tin truyền thông Phú Thọ: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 4
Học sinh háo hức tìm kiếm sách tai “Hội Sách đất Tổ năm 2019”

Với những thành quả đạt được, Sở Thông tin truyền thông Phú Thọ vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2014), cùng nhiều Cờ Thi đua, bằng khen của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và UBND tỉnh… Đây chính là động lực để Sở cùng với toàn ngành thực hiện mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử, hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế và xã hội số, xứng đáng là ngành giữ vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội./.

Đình Đình

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top