Tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2019

19/09/2019 - 02:41 PM
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
a) Nông nghiệp
Tính đến trung tuần tháng Tám, cả nước thu hoạch được 1.036,4 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 51,5% diện tích xuống giống và bằng 104,7% cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của các địa phương, năng suất lúa hè thu năm nay ước tính đạt 54,4 tạ/ha, giảm 0,3 tạ/ha so với vụ hè thu trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng, đặc biệt là ảnh hưởng của mưa bão sát thời điểm thu hoạch tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm cho một số diện tích lúa bị thiệt hại. Diện tích gieo cấy và năng suất đều giảm nên sản lượng chung toàn vụ hè thu 2019 ước tính đạt gần 11 triệu tấn, giảm 280,2 nghìn tấn so với vụ hè thu năm 2018.
 
Tình hình kinh tế - xã hội 8	tháng năm	2019 2

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Tính đến tháng Tám, đàn trâu cả nước ước tính giảm 3,1% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò tăng 2,4%; đàn lợn giảm 18,5%; đàn gia cầm tăng 10%. Tính đến thời điểm 20/8/2019, cả nước không còn dịch lợn tai xanh dịch cúm gia cầm; dịch lở mồm long móng còn ở Sóc Trăng; dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 6.959 xã thuộc 592 huyện của 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương1.
b) Lâm nghiệp
Tính chung 8 tháng, diện tích rừng trồng tập trung ước tính đạt 148,8 nghìn ha, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 47,9 triệu cây, giảm 2,9%; sản lượng gỗ khai thác đạt 9.934 nghìn m3, tăng 4,3%; sản lượng củi khai thác đạt 12,2 triệu ste, giảm 1,9%. Diện tích rừng bị thiệt hại 2.281,5 ha, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy 1.890,3 ha, gấp 4,6 lần; diện tích rừng bị chặt phá 391,2 ha, giảm 7,2%.
c) Thủy sản
Tính chung 8 tháng năm 2019, sản lượng thủy sản ước tính đạt 5.228,6 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2.727,5 nghìn tấn, tăng 6%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.501,1 nghìn tấn, tăng 4,8% (sản lượng khai thác biển đạt 2.380,7 nghìn tấn, tăng 4,9%).
2. Sản xuất công nghiệp
Tính chung 8 tháng năm 2019, IIP ước tính tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 10,8% của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 8,2% 7,2% của cùng kỳ năm 2017 và năm 2016. Trong đó, ngành khai khoáng tăng nhẹ: 2,5% ( nhờ khai thác than tăng cao bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô), đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%, đóng góp 8,1 điểm phần trăm; ngành sản xuấtphân phối điện tăng 10,2%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 40,9%; sản xuất kim loại tăng 40,2%; khai thác quặng kim loại tăng 19,3%; sản xuất sản phẩm từ cao su plastic tăng 15,2%; khai thác than cứng than non tăng 14,2%...

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/8/2019 tăng 1,7% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 1,5% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,9%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 2,5%.
3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp2
Tính chung 8 tháng năm nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt gần 116 nghìn doanh nghiệp, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó số doanh nghiệp thành lập mới tăng 3,5% và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 21,8%. Đáng chú ý, quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới 8 tháng tăng mạnh, đạt 12,7 tỷ đồng, tăng 26,6% là mức tăng cao nhất trong những năm trở lại đây.

Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng năm nay là 832,3 nghìn người, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng năm nay còn có 25,7 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể; Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể 10,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
4. Đầu tư 
Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tháng Tám và 8 tháng năm 2019 mặc dù có dấu hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch năm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chưa cải thiện nhiều (đạt mức tăng thấp nhất trong các năm giai đoạn 2015-2019). Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giữ đà phát triển với mức kỷ lục về số dự án đăng ký cấp mới 8 tháng và số vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây3.
 
Tính chung 8 tháng năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 189,2 nghìn tỷ đồng, bằng 53,1% kế hoạch năm và tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 bằng 51,8% và tăng 10,4%).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2019 thu hút 2.406 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9.127,9 triệu USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.989,9 triệu USD. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm nay đạt 13.117,8 triệu USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
5. Thu, chi ngân sách Nhà nước
Trong 8 tháng năm 2019, tiến độ thu ngân sách Nhà nước duy trì ổn định, có 7/12 khoản thu nội địa so với dự toán đạt tiến độ khá và cao hơn mức bình quân chung; chi ngân sách tiếp tục bảo đảm đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi trả nợ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2019 ước tính đạt 932,1 nghìn tỷ đồng, bằng 66% dự toán năm, trong đó thu nội địa 751,8 nghìn tỷ đồng, bằng 64,1%; thu từ dầu thô 36,3 nghìn tỷ đồng, bằng 81,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 141,2 nghìn tỷ đồng, bằng 74,6%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2019 ước tính đạt 834,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 607,2 nghìn tỷ đồng, bằng 60,8%; chi đầu tư phát triển 144,5 nghìn tỷ đồng, bằng 33,7%; chi trả nợ lãi 71,3 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1%.
6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
a) Bán lẻ hàng hóa doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tính chung 8 tháng năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (đạt 3.215,5 nghìn tỷ đồng) tiếp tục đạt tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước (11,5%), thể hiện cầu tiêu dùng trong dân tăng.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng đạt 2.444,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 76% tổng mức và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 385,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng mức và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành  ước tính đạt 29,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 355,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng mức và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018.
b) Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 336,56 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 169,98 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 13,9%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,6%) và tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 28,8%). Về thị trường xuất khẩu, Hoa kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 166,58 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 70,43 tỷ USD, tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 96,15 tỷ USD, tăng 4,8%. Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 8 tháng năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 49,2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính xuất siêu 3,4 tỷ USD, (trong đó riêng tháng Tám xuất siêu 1,7 tỷ USD, tương đương với giá trị xuất siêu của 7 tháng năm 2019) kết quả này là nhờ đóng góp của nhóm hàng điện thoại và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu 8 tháng lên tới 33 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
c) Vận tải hành khách hàng hóa
Hoạt động vận tải trong 8 tháng năm 2019 duy trì mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt ngành đường bộ và đường hàng không. Tính chung 8 tháng, vận tải hành khách đạt 3.356,8 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước và 155,9 tỷ lượt khách.km, tăng 9,8. Trong đó, đường hàng không đạt tốc độ tăng khá 38,2 triệu lượt khách, tăng 9,5% và 44 tỷ lượt khách.km, tăng 9,3%.

Vận tải hàng hóa đạt 1.102,7 triệu tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước và 210,5 tỷ tấn.km, tăng 7,4%. Trong đó đường hàng không đạt 285,7 nghìn tấn, tăng 12,2% và 730,7 triệu tấn.km, tăng 12,8%. Riêng vận tải đường sắt tiếp tục xu hướng giảm cả về vận tải hành khách (đạt 6,1 triệu lượt khách, giảm 4,5% và 2542,2 triệu lượt khách.km, giảm 6,1%) và hàng hóa (đạt 3,3 triệu tấn, giảm 11,3% và 2,4 tỷ tấn.km, giảm 9,3%).
d) Khách quốc tế đến Việt Nam
Khánh quốc tế đến nước ta trong tháng 8 tiếp tục đà tăng cao trên 14% so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đạt trên 11,3 triệu lượt khách, tăng 8,7% so cùng kỳ năm trước, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ tăng cao nhất là khách đến từ các nước châu Á (đạt 8.828,4 nghìn lượt người, chiếm 78,1% tổng số khách du lịch, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước). Khách đến từ châu Âu ước tính đạt 1.478,6 nghìn lượt người, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước và khách đến từ châu Phi đạt 30,2 nghìn lượt người, tăng 8,3%...
7. Một số tình hình xã hội
a) Thiếu đói trong nông dân
Tính chung 8 tháng năm 2019, cả nước 66,8 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với hơn 270 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 31,8%. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói hơn 3,9 nghìn tấn gạo.
b) Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm
Tính chung 8 tháng năm 2019, cả nước có 145,1 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết
(18 trường hợp tử vong); 26,9 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 385 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do vi rút; 32,8 nghìn trường hợp sốt phát ban nghi sởi, và 1.454 người bị ngộ độc thực phẩm.
Tổng số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống tính đến thời điểm 18/8/2019 209,6 nghìn người số trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS 96,83 nghìn người; số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên 98,38 nghìn người.

 
c) Tai nạn giao thông
 
Tính chung 8 tháng năm 2019, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 11.331 vụ tai nạn giao thông, làm 5.096 người chết, 3.242 người bị thương5.345 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 3,8%; số người chết giảm 5%. Bình quân 1 ngày trong 8 tháng, trên địa bàn cả nước xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm 21 người chết, 13 người bị thương và 22 người bị thương nhẹ.
d) Thiệt hại do thiên tai
Tính chung 8 tháng, thiên tai làm 75 người chết và mất tích, 77 người bị thương; 685 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 19 nghìn ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng; 30 nghìn ha lúa và 6,8 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai xảy ra ước tính 2,2 nghìn tỷ đồng.
e) Bảo vệ môi trường phòng chống cháy, nổ
Tính chung 8 tháng đã phát hiện 8.118 vụ vi phạm môi trường trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 7.404 vụ với tổng số tiền phạt 79,5 tỷ đồng. Tính chung 8 tháng, cả nước xảy ra 2.720 vụ cháy, nổ, làm 71 người chết 119 người bị thương, thiệt hại ước tính khoảng 858 tỷ đồng./.

1.  Địa phương chưa xảy ra dịch tả lợn châu Phi là Ninh Thuận.
2.  Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3.   Số dự án cấp mới 8 tháng các năm 2015-2019 lần lượt là: 1.219 dự án; 1.619 dự án; 1.624 dự án; 1.918 dự án, 2.406 dự án. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện các năm 2015-2019 lần lượt là: 9 tỷ USD; 9,8 tỷ USD; 10,3 tỷ USD; 11,3 tỷ USD; 12 tỷ USD.

 
(Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2019 - TCTK)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top