Vốn đầu tư cả nước 4 tháng đầu năm 2019

06/06/2019 - 04:20 PM
Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tháng năm 2019 ước đạt 22.298,6 tỷ đồng, bằng 101,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thực hiện ước tính 73.410,7 tỷ đồng, bằng 21,3% kế hoạch năm và bằng 103,0% so với cùng kỳ, gồm có:
 
Vốn Trung ương quản lý ước đạt 9.021,8 tỷ đồng, bằng 19,5% kế hoạch năm và bằng 69,4% so với cùng kỳ. Trong đó: Bộ Công Thương ước đạt 38,5 tỷ đồng, bằng 15,8% kế hoạch năm và bằng 85,8% so với cùng kỳ; Bộ Xây dựng ước đạt 42,0 tỷ đồng, bằng 16,8% kế hoạch năm và bằng 83,1% so với cùng kỳ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước đạt 530,3 tỷ đồng, bằng 16,1% kế hoạch năm và bằng 43,7% so với cùng kỳ; Bộ Giao thông vận tải ước đạt 1.935,2 tỷ đồng, bằng 26,3% kế hoạch năm và bằng 42,5% so với cùng kỳ; Bộ Giáo dục và Đào tạo ước đạt 205,6 tỷ đồng, bằng 16,0% kế hoạch năm và bằng 91,3% so với cùng kỳ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ước đạt 144,7 tỷ đồng, bằng 19,4% kế hoạch năm và bằng 89,1% so với cùng kỳ; Bộ Y tế ước đạt 807,9 tỷ đồng, bằng 15,3% kế hoạch năm và bằng 121,7% so với cùng kỳ.
 
Vốn địa phương quản lý ước đạt 64.388,9 tỷ đồng, bằng 21,6% kế hoạch năm và bằng 110,5% so với cùng kỳ, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước đạt 43.587,4 tỷ đồng, bằng 20,7% kế hoạch năm và bằng 109,4% so với cùng kỳ; Vốn ngân sách nhà nước cấp huyện ước đạt 17.390,5 tỷ đồng, bằng 23,0% kế hoạch năm và bằng 113,1% so với cùng kỳ; Vốn ngân sách nhà nước cấp xã ước đạt 3.411,0 tỷ đồng, bằng 27,0% kế hoạch năm và bằng 111,9% so với cùng kỳ. Trong vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, một số địa phương có số vốn đầu tư thực hiện lớn là: Thành phố Hà  Nội ước đạt  9.666,9 tỷ  đồng, bằng 19,5% kế hoạch năm, bằng 114,9% so với cùng kỳ; Quảng Ninh ước đạt 2.240,6 tỷ đồng, bằng 19,4% kế hoạch năm, đạt 135% so với cùng kỳ; Thanh Hóa ước đạt 2.190,8 tỷ đồng, bằng 28,1% kế hoạch năm, bằng 114,5% so với cùng kỳ; Quảng Nam ước đạt 1.869,9 tỷ đồng, bằng 25,2% kế hoạch năm, bằng 114,8% so với cùng kỳ; Đồng Nai ước đạt 1.363,1 tỷ đồng bằng 20,4 % kế hoạch năm, bằng 114,3% so với cùng kỳ; Thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 4.711,5 tỷ đồng, bằng 12,8% kế hoạch năm và bằng 113,7% so với cùng kỳ; Rịa Vũng Tàu ước đạt 1.998,2 tỷ đồng, bằng 30,3% kế hoạch năm, bằng 117,5% so với cùng kỳ.

 
Vốn đầu tư cả nước 4 tháng đầu năm 2019
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Để thực hiện tốt công tác xây dựng cơ bản năm 2019 của những tháng còn lại với mục tiêu thực hiện giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư năm 2019, các chủ đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương cần tập trungsoát toàn bộ các dự án được giao kế hoạch vốn năm 2019 và có biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đúng theo tiến độ đề ra; cần tập trung vốn cho các công trình hiện nay đang tiến độ thi công tốt, nhất là các công trình trọng điểm; soát các công trình trong kế hoạch nhưng chưa triển khai để có biện pháp xử lý kịp thời tránh gây lãng phí nguồn lực đầu tư công.
 
Các chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với nhà thầu thi công tập trung thực hiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán vốn ngay từ những tháng đầu năm, không để dồn thanh toán vào cuối năm và không gây nợ đọng xây dựng cơ bản; rà soát những vướng mắc trong việc thực hiện và thanh toán vốn để kịp thời xử lý theo quy định, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo đơn vị chủ quản xem xét, xử lý; các đơn vị có biện pháp xử lý trách nhiệm cụ thể đối với các nhà thầu chậm hoàn thiện các thủ tục liên quan đến giải ngân vốn.
 
Đối với các dự án hoàn thành năm 2019: Tập trung hoàn thiện các hạng mục công trình, hoàn tất công tác nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho các nhà thầu; khẩn trương lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

 
Vốn đầu tư cả nước 4 tháng đầu năm 2019
 
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 

Tính đến ngày 20 tháng 04 năm 2019, cả nước có 1.082 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5.345,0 triệu USD, bằng 150,40% so với cùng kỳ năm 2018. Có 395 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 2.110,6 triệu USD, bằng 94,02% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 7.455,6 triệu USD, bằng 128,57% so với cùng kỳ năm 2018.
 
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất với 396 dự án cấp mới, 261 dự án tăng vốn đầu tư với tổng số vốn là 5.738,7 triệu USD, chiếm 76,97% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 4 tháng năm 2019; lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 35 dự án cấp mới, 8 dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư là 538,4 triệu USD, chiếm 7,22% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, tô, xe máy đứng thứ ba với 280 dự án cấp mới, 42 dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư là 222,8 triệu USD, chiếm 2,99% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.
 
Trong 4 tháng năm 2019 có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới và tăng vốn đầu tư tại Việt Nam. Trong đó: Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư đăng cấp mới và tăng thêm 1.430,8 triệu USD, chiếm 19,19% tổng vốn đầu tư; tương tự, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 1.195,8 triệu USD, chiếm 16,04%; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư là 1.071,9 triệu USD, chiếm 14,38%.
 
47/63 tỉnh, thành phố có dự án đầu cấp mới và tăng vốn đầu tại Việt Nam. Trong đó: Bình Dương có tổng số vốn đầucấp mới tăng thêm lớn nhất766,3 triệu USD, chiếm 10,28% tổng vốn đầu tư; tiếp đến Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư là 740,7 triệu USD, chiếm 9,94%; Tây Ninh có tổng số vốn đầu tư là 565,2 triệu USD, chiếm 7,58% đứng ở vị trí thứ ba.
 
Trong 4 tháng đầu năm 2019, cả nước có 2.416 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 7.135,8 triệu USD, tăng gấp hơn 3,15 lần so với cùng kỳ 2018. Tính chung đến 20/4/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 14.591,4 triệu USD, bằng 181,0% so với cùng kỳ năm 2018.
 
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài
 
Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 149,5 triệu USD. Trong đó, có 44 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư bên Việt Nam gần 96 triệu USD. 9 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đầu tư Việt Nam tăng thêm 53,5 triệu USD.
 
Theo lĩnh vực: Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm81,7 triệu USD, chiếm 54,7% tổng vốn đầu tư; ngân hàng đứng thứ hai với 36 triệu USD và chiếm 24,1%; bán buôn, bán lẻ đứng thứ 3 với 16,4 triệu USD, chiếm 11%. Còn lại là các dự án thuộc các lĩnh vực khác.
 
Theo địa bàn: Trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đầu tư sang 23 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, Tây Ban Nha là địa bàn dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (với 1 dự án quy mô vốn lớn 59,8 triệu USD), chiếm 40% tổng vốn đầu tư; Campuchia xếp thứ 2 với tổng vốn cấp mới và tăng thêm là 37,9 triệu USD, chiếm 25,3%; Malaysia xếp thứ 3 với tổng vốn đầu tư gần 14 triệu USD, chiếm 9,3%.../.

 
Vốn đầu tư cả nước 4 tháng đầu năm 2019 1
 
(Nguồn: Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư - TCTK)
 
 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top