Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I và dự báo quý II năm 2022

01/04/2022 - 02:23 PM
Trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan nhanh, một bộ phận lao động phải nghỉ việc để cách ly, gây tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời, các doanh nghiệp đã có nhiều phương án để khắc phục khó khăn về thiếu hụt lao động, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất. Có tới 64,2% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD quý I/2022 so với quý IV/2021 tốt lên và giữ ổn định (28,4% tốt lên và 35,8% giữ ổn định), 35,8% doanh nghiệp đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn (1). Dự báo quý II/2022, tình hình tiếp tục khả quan hơn quý I/2022 khi có 82,3% doanh nghiệp nhận định tình hình SXKD của doanh nghiệp tốt hơn và giữ ổn định (50,0% tốt hơn, 32,3% giữ ổn định), tỷ lệ doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn giảm xuống còn 17,7%.
 
Điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh (SXKD) hàng quý bao gồm 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được chọn mẫu điều tra, đại diện cho toàn ngành chế biến, chế tạo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng số doanh nghiệp trả lời trong kỳ điều tra quý I/2022 là 5.472 doanh nghiệp (chiếm 84,2% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra).
 
Dưới đây là một số nhận định chung về hoạt động SXKD của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2022 và dự báo quý II/2022:
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến SXKD
 
Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I và dự báo quý II năm 2022
 
Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong quý I/2022 như sau:
Các yếu tố đầu vào
 
Số lượng đơn đặt hàng
 
Theo kết quả khảo sát quý I/2022, có tới 66,6% số doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới tăng và giữ nguyên so với quý IV/2021 (26,8% tăng, 39,8% giữ nguyên), 33,4% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới giảm (2).
 
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng mới quý I/2022 so với quý IV/2021 tăng cao nhất với 38,6%, ngược lại, ngành in, sao chép bản ghi các loại có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng giảm nhiều nhất với 46,9%.
 
Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I và dự báo quý II năm 2022 1
 
Dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý II/2022 so với quý I/2022 tiếp tục tăng với 83,7% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên (46,6% tăng, 37,1% giữ nguyên), 16,3% doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng mới giảm.
 
Đơn đặt hàng xuất khẩu mới
 
Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có 65,6% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2022 tăng và giữ nguyên so với quý IV/2021 (24,7% tăng, 40,9% giữ nguyên), tỷ lệ doanh nghiệp nhận định có đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm là 34,4 % (3).
 
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất phương tiện vận tải khác có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2022 so với quý IV/2021 tăng cao nhất với 39,2%, ngược lại, ngành sản xuất chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm nhiều nhất với 41,5%.
 
Các doanh nghiệp dự báo số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý II/2022 khả quan hơn với 85,4% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên so với quý I/2022 (40,3% tăng, 45,1% giữ nguyên), 14,6% doanh nghiệp dự báo giảm.
 
Sử dụng lao động
 
Lao động trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2022, có 12,6% doanh nghiệp nhận định sử dụng lao động so với quý IV/2021 tăng, 66,9% doanh nghiệp nhận định giữ nguyên và 20,5% doanh nghiệp nhận định giảm (4).
 
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý I/2022 so với quý IV/2021 tăng cao nhất với 31,5%, ngược lại, ngành sản xuất trang phục có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý I/2022 so với quý IV/2021 giảm nhiều nhất với 36,2%.
 
Dự báo sử dụng lao động quý II/2022 so với quý I/2022 khả quan hơn với 89,7% số doanh nghiệp dự kiến số lao động tăng và giữ nguyên (22,3% tăng, 67,4% giữ nguyên), 10,3% doanh nghiệp dự kiến lao động giảm.
 
Chi phí sản xuất
 
Kết quả khảo sát cho thấy, có 93,5% doanh nghiệp nhận định chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm quý I/2022 so với quý IV/2021 tăng và giữ nguyên (44,9% tăng, 48,6% giữ nguyên), 6,5% doanh nghiệp nhận định giảm (5).
 
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất kim loại có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm quý I/2022 so với quý IV/2021 tăng cao nhất với 57,6%, ngược lại, ngành sản xuất xe có động cơ có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm nhiều nhất với 13,8% doanh nghiệp nhận định giảm.
 
Dự báo quý II/2022 so với quý I/2022, có 91,5% doanh nghiệp dự báo chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng và giữ nguyên (38,1% tăng, 53,4% giữ nguyên), 8,5% doanh nghiệp dự báo chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm.
 
Công suất sử dụng máy móc, thiết bị
 
Trong quý I/2022, công suất sử dụng máy móc, thiết bị bình quân của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo là 70,7%6. Có 46,3% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng máy móc, thiết bị trong khoảng từ 70% đến dưới 90%; 27,8% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng từ 90% đến 100%; 17,1% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng từ 50 đến dưới 70% và 8,8% doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng dưới 50%.
 
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng máy móc thiết bị cao nhất với 78,7%. Ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị với 61,3% là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá công suất sử dụng máy móc thiết bị thấp nhất.
 
Dự kiến kết quả đầu ra
 
Khối lượng sản xuất
 
Kết quả khảo sát quý I/2022, có 65,0% doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất tăng và giữ nguyên so với quý IV/2021 (30,3% tăng, 34,7% giữ nguyên), 35,0% doanh nghiệp đánh giá giảm (7).
 
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định khối lượng sản xuất quý I/2022 so với quý IV/2021 tăng cao nhất với 43,0%, ngược lại, ngành in, sao chép bản ghi các loại có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định khối lượng sản xuất giảm nhiều nhất với 47,5%.
 
Khối lượng sản xuất quý II/2022 so với quý I/2022, có 84,4% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên (50,3% tăng, 34,1% giữ nguyên), 15,6% doah nghiệp dự báo khối lượng sản xuất giảm.
 
Giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm
 
Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm quý I/2022 so với quý IV/2021 tăng và giữ nguyên là 92,1% (28,0% tăng, 64,1% giữ nguyên), 7,9% doanh nghiệp nhận định giảm (8).
 
Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất kim loại có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm quý I/2022 so với quý IV/2021 tăng cao nhất với 54,6%, ngược lại, ngành sản xuất xe có động cơ có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm giảm nhiều nhất với 14,9%.
 
Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I và dự báo quý II năm 2022 2
Giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm quý II/2022 so với quý I/2022, có 93,4% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên (30,5% tăng, 62,9% giữ nguyên), 6,6% doanh nghiệp dự báo giảm.
 
Nguồn: Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng - TCTK
 
_____________________

1. Chỉ số tương ứng của quý IV/2021: 75,1% doanh nghiệp đánh giá tình hình SXKD tốt lên và giữ ổn định (44,0% tốt lên và 31,1% giữ ổn định), 24,9% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.

2. Chỉ số tương ứng của quý IV/2021: 76,6% doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng mới tăng và giữ nguyên (39,3% tăng, 37,3% giữ nguyên) và 23,4% nhận định giảm.

3. Chỉ số tương ứng của quý IV/2021: 77,4% doanh nghiệp nhận định đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng và giữ nguyên (34,0% tăng; 43,4% giữ nguyên) và 22,6% nhận định giảm.

4. Chỉ số tương ứng của quý IV/2021: 16,4% doanh nghiệp nhận định sử dụng lao động tăng, 65,7% giữ nguyên và 17,9% nhận định giảm.

5. Chỉ số tương ứng của quý IV/2021: 91,5% doanh nghiệp nhận định chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng và giữ nguyên (36,6% tăng; 54,9% giữ nguyên) và 8,5% nhận định giảm.

6. Chỉ số tương ứng của quý IV/2021 là 73,8%.

7. Chỉ số tương ứng của quý IV/2021: 76,2% doanh nghiệp nhận định khối lượng sản xuất tăng và giữ nguyên (45,7% tăng; 30,5% giữ nguyên) và 23,8% doanh nghiệp nhận định giảm.

8. Chỉ số tương ứng của quý IV/2021: 91,6% doanh nghiệp nhận định giá bình quân một một đơn vị sản phẩm tăng và giữ nguyên (22,3% tăng; 69,3% giữ nguyên) và 8,4% giảm.
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top