YÊN BÁI: HOÀN THIỆN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

22/10/2019 - 09:28 AM
Với vai trò đi trước mở đường, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, ngành Giao thông Vận tải Yên Bái đã chủ động, tích cực phối hợp với Bộ GTVT trong công tác triển khai thực hiện nhiều dự án trọng điểm, đồng thời tham mưu để tỉnh đầu tư nâng cấp các tuyến tỉnh lộ và phát triển mạng lưới giao thông nông thôn. Nhờ vậy, hệ thống giao thông từ quốc lộ, tới tỉnh lộ có sự kết nối liên hoàn, thông suốt góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái.
 
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định một trong ba khâu đột phá đphát triển kinh tế - hội của tỉnh nhà đó là đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó đặt trọng tâm hạ tầng giao thông. Cụ thể hóa các mục tiêu của Nghị quyết, từ năm 2016 đến năm 2019, ngành Giao thông Yên Bái đã tham mưu đ tỉnh huy động hơn 9.000 tỷ đồng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Từ nguồn lực này, Ngành đã tập trung ưu tiên đầu tư một số công trình trọng điểm, có tác động lớn đến phát triển mở rộng không gian đô thị và kinh tế - xã hội, khắc phục ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ như: Công trình cầu Bách Lẫm; cầu Tuần Quán; cầu Khe Dài thuộc dự án đường nối QL 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường xã Chế Tạo; đường Văn Chấn - Trạm Tấu; cầu Ngòi Thia; cầu tràn liên hợp xã Nậm Đông; tràn liên hợp xã Lệ; đường Âu Lâu - Đông An; đường Yên Bái - Khe Sang đoạn Đông An - Khe Sang; đường Cảm Ân - Mông Sơn; đường Tân Lĩnh - Lâm Thượng...

 
YÊN BÁI: HOÀN THIỆN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Cầu Bách Lẫm
 
Đối với giao thông nông thôn, tỉnh ban hành cơ chế “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, tùy từng tuyến đường Nhà nước có mức hỗ trợ cụ thể về vật liệu chính (cát, đá, xi măng, thép), phần còn lại huy động nhân dân đóng góp. Với cách làm trên, cùng sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, trong giai  đoạn  2016- 2018, tỉnh Yên Bái đã huy động các nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và  sự đóng góp của nhân dân đphát triển giao thông nông thôn đạt trên 824,8 tỷ đồng; toàn tỉnh đã thực    hiện kiên cố hóa được trên 581,44 km mặt đường  tông xi măng,  mở mới,  mở rộng  185,87  km đường  đất xây dựng 842 công trình thoát nước. Trong đó, các địa phương tiêu biểu thực hiện kiên cố hóa mặt đường tông xi măng là: VăChấn, Văn Yên;  các địa phương  tiêu  biểu  trong  mở mới, mở rộng  đường  đất là: Mù Cang Chải, Trạm Tấu; tiêu biểu trong xây dựng  công  trình  thoát  nước  là: Yên Bình, Trấn Yên  Văn Yên. Nhờ giao thông nông thôn phát triển, nhiều miền quê vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Yên Bái đã trở nên trù phú, trở thành những vùng chuyên canh hàng hóa cho thu nhập cao, điểm du lịch hấp dẫn du khách.

Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh tổng chiều dài 8.706 km. Trong đó, tuyến cao tốc Nội - Lào Cai 5 tuyến quốc lộ chạy qua địa phận tỉnh dài 482,1 km, 14 tuyến tỉnh lộ dài 491 km, đường giao thông nông thôn 7.453 km, đường đô thị 280 km. Các tuyến đường bộ cùng với vận tải đường sắt, đường thủy bước đầu hình thành mạng lưới giao thông vận tải tương đối đồng bộ.

Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới Yên Bái tiếp tục tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm có tính đột phá như nâng cấp tuyến Khánh Hòa - Văn Yên, đường Nghĩa Lộ - Mậu A, đường nối tỉnh lộ 170 với quốc lộ 70 và đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai nhằm phá thế độc đạo, kết nối các vùng trong tỉnh. Để hoàn thành mục tiêu, ngành đề ra nhiệm vụ, giải pháp là: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đảm bảo kết nối đồng bộ các loại hình giao thông và liên kết vùng. Tăng cường quản lý Nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo đảm hiệu quả và tính khả thi. Ưu tiên tập trung vốn cho những công trình giao thông có tính lan tỏa, tính liên kết vùng và kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; tập trung đầu tư dứt điểm từng công trình theo thứ tự ưu tiên, không đầu tư dàn trải; chú trọng thu hút nguồn lực xã hội qua hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) đầu tư cho các công trình giao thông; khuyến khích các nhà đầu tư, các tổ chức trong và ngoài nước tham gia đầu tư các công trình hạ tầng giao thông./.


ĐVăn Dự
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Yên Bái
 
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top