Chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ giá thương mại một số hàng hóa ở Việt Nam giai đoạn 2011-2018

03/08/2020 - 02:44 PM
Chỉ số giá xut khẩu, nhập khẩu và tgiá thương mại hàng hóa (TOT) là chỉ tiêu thống kê quốc gia1, có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hiệu quả hot động ngoại thương của một quốc gia với các quốc gia, vùng lãnh thổ kc, đồng thời cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý phục vụ điều hành và hoạch định chính sách, giúp các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và các đối tượng dùng tin khác tính toán, phân tích hiệu quả hot động sản xuất, xut khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong nước và trên thị trường quốc tế.
 
Chỉ số giá xut khẩu, nhập khẩu và TOT chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: Chiến lược, chính sách phát triển quốc gia; Tgiá hối đoái; Quan hệ cung cầu trên thị trường; Quan hệ chính trị và thương mại giữa các quốc gia… tác động đến sự biến động chỉ số giá xut khẩu, nhập khẩu và TOT hàng hóa tại các quốc gia.
 
Giai đoạn 2011-2018 chỉ số g(CSG) xut khẩu, nhập khẩu và TOT có nhiều biến động, trong đó: (1) CSG xut khẩu có 4 năm tăng và 4 năm giảm, năm 2011 CSG xut khẩu tăng cao nht 19,62% và năm 2015 giảm nhiều nht 3,79%; (2) CSG nhập khẩu có 3 năm tăng và 5 năm giảm. Tương tự CSG xut khẩu, năm 2011 CSG nhập khẩu tăng cao nht 20,18% và năm 2015 giảm nhiều nht 5,82%; (3) TOT có 4 năm TOT >1, năm 2016 TOT đt cao nht là 3,85%; năm 2017 TOT thấp nht là 0,35% và có 4 TOT <1 từ năm 2011-2013 và năm 2018.
 
Năm 2018 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước, trong đó trị giá hàng hóa xut khẩu đt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%2, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao và xut siêu năm 2018 đt con số kỷ lục 6,8 tỷ USD. Giá xuất, nhập khẩu là một trong các yếu tố quan trọng đóng góp vào giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu. Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng có thể do yếu tgiá tăng hoặc yếu tố lượng tăng.
 
Trong phạm vi bài viết này, sẽ lựa chọn phân tích một số nhóm hàng chủ yếu, như: Gạo; Thủy sản; Sắt, thép; Cao su… đây là một số nhóm hàng có nhiều biến động vgiá, đồng thời có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn trong thời gian qua ở Việt Nam.

1. Chỉ số giá xuất khẩu một số hàng hóa giai đon 2011-2018

1.1.Gạo
 
Năm 2011 CSG xut khẩu gạo tăng 12,32%, tuy nhiên năm 2012, 2013, 2014 giảm lần lượt là 7,14%; 9,58% và 8,12% do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến xut khẩu gạo giảm, bên cạnh đó Việt Nam chịu áp lực cạnh tranh từ các nước khác xut khẩu gạo, như: Myanmar, n Đ, Pakistan. Năm 2014, CSG gạo xut khẩu của Việt Nam đt 5,43%, do việc mở rộng thị trường xut khẩu gạo sang một số nước như: Indonesia, Trung Quốc, Hồng Kông và M...
 
Từ năm 2016-2018, CSG xut khẩu gạo tăng, năm 2018 CSG xut khẩu gạo đt cao nht trong ba năm (đt 7,10%) do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, giá gạo xut khẩu của Việt Nam chịu sức ép lớn từ các nước xut khẩu gạo mới nổi như: Campuchia, Myanmar..

1.2. Thủy sn
 
Giai đoạn 2011-2018 các sản phẩm mt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng đa dạng hóa, như: Tôm, cá tra, cá ng, hàng khô, mực,… đã tạo được chỗ đứng trên thị trường xut khẩu sang các nước và chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xut khẩu thủy sản. Năm 2011 CSG xut khẩu thủy sản tăng 15,73%, tuy nhiên năm 2013 CSG xut khẩu thủy sản giảm 1,15% so với năm trước, do nhu cầu tiêu dùng thủy sản tại các thị trường chính, như: M, Nht Bản, EU giảm cộng với những vụ kiện bán phá giá cá tra, tôm tại thị trường Mỹ là những kkhăn bên ngoài tác động mạnh đến giá xut khẩu của Việt Nam. Trong nước, vấn đề liên quan đến cht Ethoxyquin trong tôm thẻ chân trắng xut khẩu sang các thị trường Nht Bản, Hàn Quốc là rào cản chính gây kkhăn xut khẩu.
 
Năm 2014 CSG tăng 7,43% so với năm 2013, năm 2014 Việt Nam xut khẩu thủy sản sang khoảng 50 thị trường, những thị trường chính đóng góp vào sự tăng trưởng vkim ngạch xut khẩu trong năm 2014, gồm: Hoa K, Nht Bản, Hàn Quốc, ... Tuy nhiên, năm 2015, 2016 giá xut khẩu thủy sản giảm lần lượt là 2,53% và 3,15%, do sản phẩm tôm đối mt với rt nhiều áp lực từ thời tiết bt lợi, xâm nhập mặn, khan hiếm nguyênliệu và dịch bệnh tái xut hiện, tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao của các cấp trong kiểm soát dịch bệnh, theo đó sản lượng thu hoạch tăng cao vào những tháng cuối năm 2015, 2016.
 
Năm 2017-2018 CSG xut khẩu thủy sản tăng lần lượt qua các năm 2017 (tăng 7,18%); 2018 (tăng 3,46%) do Việt Nam xut khẩu các mt hải sản tăng.

2. Chỉ số giá nhp khẩu giai đon 2011-2018
 
2.1. Nhóm sắt, thép
 
Giai đoạn 2011-2018, CSG nhập khẩu nhóm sắt, thép không ổn định, từ năm 2012-2016 CSG nhập khẩu giảm: Năm 2012 giảm 5,16%; năm 2016 giảm 8,11%. Tuy nhiên từ năm 2017-2018 CSG nhập khẩu nhóm sắt, thép tăng: Năm 2017 tăng 0,31%. Việt Nam nhập khẩu sắt, thép chủ yếu từ Trung Quốc. Từ năm 2012-2016, nguồn thép từ Trung Quốc lớn khiến lượng cung trên thị trường thế giới dồi dào, làm giá thép nhập khẩu giảm. Bên cạnh đó do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu các nền kinh tế lớn chưa hồi phục. Giá thép thế giới giảm, thừa cung, thiếu cầu trên thị trường. Giá thép cuộn của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam giảm.
 
Năm 2017-2018 Trung Quốc giảm xut khẩu thép nhằm ngăn chặn hành vi buôn lậu thép sang Đông Nam Á. Xung đột thương mại giữa Mỹ - Trung đã tác động tăng thuế nhập khẩu 25% của Mỹ lên mt hàng thép Trung Quốc. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo ct giảm tỷ lệ dự trữ bt buộc xuống 1% đối với nhiều ngân hàng thương mại và ngân hàng nước ngoài nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ tăng nhu cầu vay vốn, giảm áp lực lên thị trường vốn, hỗ trgiá thép giao kỳ hạn tăng.
 
Mỹ áp dụng chính sách bảo hộ có hiệu lực từ tháng 7/2018, áp dụng mức thuế sut nhập khẩu 25% đối với các mt hàng thép. Những quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đó là Canada, Mexico... Các nhà sản xut thép nội địa của Mvà các nhà sản xut có nhà máy đt tại các quốc gia được miễn giảm thuế sẽ được hưởng lợi từ chính sách bảo h. Tuy nhiên, những ảnh hưởng gián tiếp do lượng thép xut khẩu từ các quốc gia và khu vực khác chuyển hướng có thể sẽ tác động tiêu cực tới ngành thép Việt Nam đặc biệt từ Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc Nht Bản.

2.2. Nhóm cao su
 
Giai đoạn 2011-2018, CSG nhập khẩu nhóm cao su không ổn định. Năm 2012-2016 CSG nhập khẩu giảm và giảm nhiều năm 2012 giảm 10,76%. Tuy nhiên năm 2017 CSG tăng 27,27% và năm 2018 CSG giảm 1,35%. Nguyên nhân chính do giá cao su nguyên liệu nhập khẩu diễn biến khó lường và phụ thuộc vào biến động cung - cầu trên thị trường thế giới. Năm 2012-2016, cao su trên thế giới chịu tác động những đợt giảm giá, do ảnh hưởng từ ngành sản xut ô tô của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ cao su lớn nht thế giới. Tuy nhiên năm 2018 giá cao su ở mức thấp, do ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ lao dốc từ tháng 4 năm 2018 và tồn kho tại các nước tiêu thụ ở mức cao. Trong nước, từ đầu tháng 8 năm 2018, giá mủ cao su xuống thấp dưới mức 30 triệu/tấn, giảm khoảng 10 triệu đồng/tấn so đầu năm, trvề thời điểm cao su gặp khó của những tháng cuối năm 2016.
 
Năm 2018, do những biến động về địa chính trị trên toàn cầu; cạnh tranh gay gắt, các rào cản bảo hộ mới xut hiện. Thị trường cao su thế giới cung vượt cầu, dẫn đến giá nhập khẩu cao su giảm.

2.3. Nhóm Hàng rau qu
 
Giai đoạn 2011-2018, CSG nhóm hàng rau quả giảm 2 năm là 2015 và 2016, thị trường nhập khẩu chính rau quả hiện nay của Việt Nam là Thái Lan, Trung Quốc, Hoa k, Australia. Việt Nam là nước xut khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, cht lượng sản phẩm và vấn đề an toàn thực phẩm chưa kiểm soát cht ch. Do tâm lý thích đồ ngoại để tiêu dùng, bên cạnh đó các nước có hàng rào kỹ thut tt, yêu cầu cht lượng cao cũng như quản lý cht về an toàn thực phẩm, nên giá sản phẩm cao.

3. Tỷ giá Thương mi một số hàng hóa ở Việt Nam giai đon 2011-2018
 
Tgiá thương mại hàng hóa (TOT) cho biết một nước đang ở vị trí thuận lợi hay bt lợi trong trao đổi thương mại quốc tế khi gặp biến động vgiá cả. Nếu TOT năm đó >1 chứng tgiá xut khẩu có lợi thế hơn giá nhập khẩu, nước đó đang ở vị trí thuận lợi. Khi giá hàng xut khẩu tăng nhanh hơn so với giá hàng nhập khẩu (trường hợp cả hai mt hàng đều tăng); có thể là ggiảm trong trường hợp giá hàng xut khẩu giảm ít hơn so với giá hàng nhập. Thông qua trao đổi quốc tế vẫn có thể xut khẩu với sản lượng như cũ, nhưng có thể nhập vvới lượng sản phẩm nhiều hơn trước. Nếu TOT năm đó <1 chứng tgiá nhập khẩu có lợi thế hơn giá xut khẩu, nước đó đang ở vị trí bt lợi.
 
Qua xem xét TOT giai đoạn 2011-2018 ở Việt Nam đối với một số nhóm mt hàng như: Thủy sản; Cao su; St thép; Gvà sản phẩm từ gỗ; Hàng hoa quả thì gỗ và sản phẩm từ gỗ; các mt hàng thủy sản là những mhàng xut khẩu chủ lực của Việt Nam và giá xut khẩu có lợi thế hơn giá nhập khẩu. Các mt hàng rau quả; Cao su và sắt, thép giá xut khẩu và giá nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào sự biến động giá thế giới./.
TS. Đinh Thúy Phương   
Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Giá - TCTK
 
  1. LuThống kê số 89/2015/QH13.
  2. Số liệu Tổng cục Hải quan, truy cập tại: https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1559& Category=Ph%C3%A2n%0t%C3%ADch% 20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k%E1BB%B3& Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top