Kinh tế Thái Bình giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng khá

21/05/2019 - 08:43 AM
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP, giá so sánh 2010) bình quân 3 năm (2016-2018) ước đạt 10,35%/năm. So với giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng bình quân là 8,04%, quy mô nền kinh tế đã tăng lên đáng kể, cả về mức của lượng tuyệt đối của 1% (giai đoạn 2011-2015 là 108 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2018 là 112 tỷ đồng), cao hơn mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2016-2020 là 8,6%/năm.
 
Tốc độ tăng GRDP bình quân mỗi năm 
trong giai đoạn 2011-2015 và 2016-2018
 
                                                                                           Kinh tế Thái Bình giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng khá 3               
 
Tổng sản phẩm (tính theo giá so sánh 2010) năm 2018 ước đạt 50.476 tỷ đồng, 1,75 lần năm 2010 và gấp 1,33 lần năm 2015.
 
Theo giá hiện hành, GRDP ước đạt 65.687 tỷ đồng, gấp 1,4 lần năm 2015; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 36,63 triệu đồng/người, gấp 1,37 lần. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP (giá hiện hành) giảm từ 30,11% năm 2015 xuống 23,93% năm 2018, công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,05% lên 33,65%, dịch vụ tăng từ 35,27% lên 35,83%.
 
Giá trị sản xuất năm 2018 theo giá so sánh 2010 ước đạt 131.439 tỷ đồng, tăng bình quân 2016-2018 là 11,09%/năm. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng bình quân 3,18%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 15,49%/năm và ngành dịch vụ tăng bình quân 8,55%/năm. Như vậy, so với mục tiêu đề ra, 2 ngành đang vượt mục tiêu là ngành nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.
 
Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2018 ước thực hiện 16.466 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện 14.119 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 6.659 tỷ đồng. Trên cơ sở nguồn thu ngân sách tăng thêm, tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 14.119 tỷ đồng, tăng 21,1% so với dự toán. Thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm nguồn trợ cấp từ trung ương)đảm bảo được trên 47% chi ngân sách địa phương.
 
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội giai đoạn 2016-2018 đạt 152.994 tỷ đồng, đạt 91,9% kế hoạch giai đoạn 2016-2020, trong đó, vốn Nhà nước chiếm 45%, vốn ngoài Nhà nước chiếm 46% và vốn đầu tư nước ngoài chiếm 9%.
 
Chương trình thực hiện đầu tư các công trình nước sạch đến nay có 57 dự án được hỗ trợ theo cơ chế của tỉnh. Đã thực hiện hỗ trợ 48 dự án với tổng kinh phí 359 nghìn tỷ đồng. Các dự án cơ bản hoàn thành công trình đầu mối, hệ thống mạng lưới đường ống dịch vụ được lắp đặt đến cổng các hộ dân,tỷ lệ hộ dân đấu nối sử dụng nước sạch đạt 94,2%; 100% các xã, phường, thị trấn đều có dự án nước sạch. Tình hình thực hiện dự án PPP hiện có 33 dự án được chấp thuận nghiên cứu dự án.
 
Sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
 
 Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển toàn diện, chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa; khai thác tốt hơn tiềm năng và lợi thế của tỉnh Đồng bằng ven biển và truyền thống thâm canh theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp năm 2016 là 78,7%, đến năm 2018 là 76%, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2018 (giá so sánh 2010) ước đạt 26.734 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,18%/năm.
 
Chăn nuôi bước đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong những năm gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô tương đối lớn, do dự án bò của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Việt Hùng thuộc tập đoàn Hòa Phát đầu tư nhập bò thịt về nuôi và xuất bán với số lượng trên 20 nghìn con, đã góp phần làm tăng sản lượng ngành chăn nuôi và đạt ở mức khá.
 
cấu thủy sản trong những năm vừa qua có sự chuyển đổi rệt theo hướng tăng dần tỷ trọng sản lượng nuôi trồnggiảm dần tỷ trọng sản lượng khai thác tự nhiên. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh trước hết là do tăng diện tích nuôi trồng. Trong những năm vừa qua, diện tích nuôi trồng tăng từ 14,7 nghìn ha năm 2015 lên 15,2 ha năm 2017. Bên cạnh việc mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng, các hộ nông dân còn tận dụng sông nuôi thủy sản lồng bè. Năm 2017 tổng số lồng nuôi là 527 lồng, đạt thể tích hơn 55 nghìn m3. Đồng thời thực hiện công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nuôi trồng thủy sản. Hiện đang thực hiện các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, năng suất và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
 
Theo kết quả Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, có những thành tựu mới như: Hình thức tổ chức sản xuất đa dạng, số hộ sản xuất nông, lâm và thủy sản giảm 63,5 nghìn hộ (tương đương 13,8 điểm phần trăm); mô hình sản xuất trang trại đã thể hiện rõ hiệu quả sản xuất hơn hẳn so với kinh tế hộ gia đình, tổng số trang trại năm 2016 là 969 trang trại (tăng 85%); tổng số doanh nghiệp nông, lâm và thủy sản là 29 doanh nghiệp, số doanh nghiệp tăng nhiều nhất là doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, bước đầu đã thể hiện hiệu quả của sản xuất lớn hàng hóa trong nông nghiệp với việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
 
Ruộng đất đang được tích tụ với khâu đột phá là dồn điền đổi thửa và hình thành cánh đồng lớn, diện tích được dồn điền đổi thửa là 84 nghìn ha (chiếm 77% tổng diện tích đất nông nghiệp); trong đó diện tích lúa được dồn điền đổi thửa là 77 nghìn ha (chiếm 95,5% tổng diện tích đất lúa), tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ giới hóa, công nghệ vào sản xuất tăng hiệu quả và năng suất lao động.
 
Sản xuất được cơ giới hóa, phương tiện sản xuất cơ giới ngày càng đảm nhiệm nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp thay thế sức người, sức trâu bò trước đây; đã huy động vào sản xuất 9 nghìn máy kéo các loại, máy kéo công suất lớn trên 12CV chiếm 30%; bình quân mỗi xã 23 máy kéo; hơn 8.500 dàn cày, lưỡi cày; 6.700 dàn bừa. Các loại máy móc phục vụ gieo trồng cũng được tăng cường như 300 máy gieo sạ, 1.400 máy gặt, 2.900 máy tuốt lúa, 42 nghìn bình phun thuốc trừ sâu có động cơ, 42 nghìn máy bơm nước. Khoa học kỹ thuật ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào trong sản xuất, những cánh đồng mẫu lớn áp dụng khoa học kỹ thuật mỗi cánh đồng chỉ thực hiện gieo trồng một loại giống mới, giống cho sản phẩm chất lượng và năng suất cao để có thể ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap; thực hiện hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trước khi sản xuất.
 
Hiệu quả sản xuất tăng, giá trị thu được bình quân 1 trang trại là 2.264 triệu đồng, trong đó giá trị bán ra là 2.209 triệu đồng/năm, giá trị sản phẩm thu được bình quân 1 trang trại 1.643 triệu đồng (gấp 2 lần so năm 2011). Doanh nghiệp nông nghiệp tổng tài sản bình quân 1 doanh nghiệp 29,5 tỷ đồng, doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ là 5,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 0,26 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 0,25 tỷ đồng (trong khi ở vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ đạt lợi nhuận sau thuế bình quân 1 doanh nghiệp0,06 tỷ đồng). Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất canh tác ngày càng tăng, đạt 133 triệu đồng/ha (cả nước đạt 90 triệu đồng/ha); giá trị sản phẩm thu được trên 1ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 220 triệu đồng/ha (cả nước đạt 207 triệu đồng/ha).
 
Xây dựng nông thôn mới đến cuối năm 2017 có 200 xã (76% số xã) đạt chuẩn nông thôn mới. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân xã đạt 14,05 tiêu chí/xã (năm 2017), cao hơn mức bình quân chung cả nước là 13,69 tiêu chí/xã. Đối với 63 xã còn lại: 7 xã đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí, 14 xã hoàn thành 15-18 tiêu chí, 40 hoàn thành 10-14 tiêu chí, 02 xã hoàn thành 9 tiêu chí, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
 
Sản xuất công nghiệp, cơ cấu lại các ngành sản xuất gắn với đẩy mạnh chuyển dịch tăng tỷ trọng các ngành có kỹ thuật, công nghệ cao
 
Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng và đạt tốc độ tăng trưởng cao, công tác quản lý đầu tư xây dựng được tăng cường. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng năm 2018 (giá so sánh 2010) đạt khoảng trên 77.830 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt 15,49%/năm. So với mục tiêu giai đoạn 2016- 2020 là 13,8%, thì ngành công nghiệp sẽ hoàn thành và vượt kế hoạch. Một số sản phẩm mới như: Điện sản xuất có đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp, cần gạt nước… Sản phẩm công nghiệp khác được duy trì và phát triển, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh.
 
Sản xuất thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại
 
Các hoạt động thương mại, dịch vụ duy trì ổn định và phát triển, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất dịch vụ năm 2018 (giá so sánh 2010) ước đạt 26.865 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2015, tăng bình quân 8,55% giai đoạn 2016-2018.
 
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước năm 2018 đạt 40.137 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2015, tăng bình quân 11,95%/năm trong giai đoạn 2016-2018.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.525 triệu USD, tăng bình quân 6,15%/năm.

 
Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2016-2018

Kinh tế Thái Bình giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng khá 4
 

 Phát triển kinh tế vùng ven biển thành trọng điểm kinh tế, khai thác mạnh tim năng kinh tế biển
 
Thái Bình là tỉnh Đồng bằng châu thổ sông Hồng với bờ biển dài 54 km, đây là tiềm năng lớn. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 38/2017/QĐ-TTg ngày 29/7/2017, về việc thành lập Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình là khu kinh tế ven biển bao gồm 30 xã, 01 thị trấn thuộc 02 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển (Huyện Thái Thụy gồm 14 xã và 01 thị trấn: Thị trấn Diêm Điền, các xã: Thụy Hải, Thụy Lương, Thụy Hà, Thụy Tân, Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Liên, Thái Nguyên, Thái Thượng, Thái Hòa, Thái Đô, Thái Thọ, Thái Xuyên, Mỹ Lộc; Huyện Tiền Hải gồm 16 xã: Đông Trà, Đông Hải, Đông Long, Đông Xuyên, Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang, Tây Sơn, Nam Cường, Nam Thắng, Nam Thịnh, Nam Thanh, Nam Hưng, Nam Phú).
 
Khu kinh tế Thái Bình diện tích tự nhiên 30.583 ha. Phía Bắc giáp với thành phố Hải Phòng qua sông Hóa, điểm cực Bắc (thuộc xã Thụy Tân) có tọa độ 106035’59” vĩ Bắc và 20038’25” kinh Đông. Phía Nam và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định qua sông Hồng, điểm cực Nam (thuộc xã Nam Phú) có tọa độ 106035’27” vĩ Bắc và 20014’35” kinh Đông. Phía Đông giáp biển Đông với hơn 50 km bờ biển, điểm cực Đông (đảo Cồn Đen) có tọa độ 106036’19” vĩ Bắc và 20028’27” kinh Đông. Phía Tây giáp các xã còn lại của huyện Thái Thụy và Tiền Hải, điểm cực Tây (thuộc xã Thái Thọ) có tọa độ 106029’48” vĩ Bắc và 20027’9” kinh Đông.
 
Khu kinh tế Thái Bình bao gồm các khu chức năng như Khu trung tâm điện lực Thái Bình; khu, cụm công nghiệp; khu cảng và dịch vụ cảng; khu du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; khu phân bố các vùng nuôi trồng thủy sản và rừng phòng hộ ven biển; khu dân cư, đô thị, dịch vụ; khu hành chính... Quy mô, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Thái Bình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
 
Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế Thái Bình là khai thác tối đa lợi thế về điu kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các địa bàn lân cận, góp phần thu hẹp khoảng cách khu vực này với các vùng khác trong cả nướcvùng Đồng bằng sông Hồng; kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồnphát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực.
 
Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh Thái Bình; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế, tiềm năng của khu vực về nguồn khí thiên nhiên và nguồn nguyên liệu, liên kết với các khu kinh tế, khu công nghiệp đã phát triển trong vùng Đồng bằng sông Hồng; kết hợp phát triển các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có chất lượng đất tốt, nguồn lợi thủy sản phong phú; phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của khu vực. Đồng thời tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động.
 
Phát triển các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình, các thành phần kinh tế đều có những đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn tỉnh. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31/12/2017 là 4.016 doanh nghiệp, giải quyết được việc làm cho hơn 190 nghìn lao động.
 
Khu công nghiệplàng nghề đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng của công nghiệp trong tỉnh. Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đóng góp trên 30% giá trị vào ngành công nghiệplàng nghề đóng góp khoảng 20% tổng giá trị ngành công nghiệp. Đến nay toàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động được 245 làng nghề, giải quyết được việc làm ổn định cho trên 67 nghìn lao động. Đồng thời, du nhập thêm một số nghề mới như dệt chiếu nilon, làm mi giả… góp phần tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.
 
Số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm, thủy sản tại thời điểm 01/7/2017 là 134 nghìn cơ sở, thu hút lực lượng lao động tham gia sản xuất là 236 nghìn người.
 
Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư hội nhập quốc tế
 
Thái Bình đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Cùng với việc tích cực thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, giảm bớt chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Với nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích cũng như quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, những năm qua ngoài việc thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước thì lượng DN được thành lập mới của tỉnh Thái Bình cũng tăng đáng kể.

 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2015-2017
 
                                         Kinh tế Thái Bình giai đoạn 2016-2018 tăng trưởng khá 5
 
 
 Đến hết năm 2017, tổng số dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực là 74 dự án với tổng vốn đăng ký là 582,2 triệu USD.
 
Nhằm tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong thời gian tới, Thái Bình tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế; nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể tác động của việc thực thi các hiệp định thương mại đối với phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng, qua đó giúp tỉnh xây dựng và hoàn thiện các chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch, đề án về hội nhập kinh tế quốc tế./.
 
(Theo sách Vị thế kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, xuất bản năm 2018
của Nhà Xuất bản Thống kê)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top