Năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020

12/07/2022 - 02:02 PM
Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tỷ phần đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GRDP tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020

Những năm gần đây, Thái Nguyên đã đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, trong đó sự đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2016- 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tỉnh Thái Nguyên vẫn đạt được những thành tựu quan trọng, đột phá mang nhiều dấu ấn trên các mặt, góp phần tiếp tục đưa Thái Nguyên phát triển nhanh bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2020 đạt 10,48%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Đặc biệt, năm 2020, trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa duy trì, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, Thái Nguyên vẫn đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.

Quy mô GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) tỉnh Thái Nguyên năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 122,6 nghìn tỷ đồng, giá trị GRDP bình quân đầu người 104,7 triệu đồng/người. GRDP năm 2020 tăng 4,24% so với năm 2019, cao hơn mức tăng trưởng 2,91% của cả nước.

Từ số liệu trong Niên giám Thống kê của Cục Thống kê tỉnh các nguồn thông tin khác liên quan, báo cáo tổng hợp tính toán tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp của Thái Nguyên, nhóm tác giả đã tính toán kết quả về tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp tỷ phần (tỷ trọng) đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GRDP của tỉnh qua các năm từ 2016 đến 2020 bình quân năm các giai đoạn 2011 - 2015 2016 - 2020 (bảng 01).

Số liệu trên đây cho thấy, trong giai đoạn 5 năm từ 2016 đến 2020, 4 năm liên tục tỉnh Thái Nguyên tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp đạt trên 5%. Riêng năm 2020 đạt thấp (đạt 2,12%). Cụ thể kết quả đạt được của các năm như sau:

Năm 2016, tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp đạt 5,75%, tương ứng với tỷ phần đóng góp vào tăng GRDP là 35,17% (năm 2016 tốc độ tăng TFP chỉ thấp hơn các năm 2017 2018 nhưng tỷ phần đóng góp vào tăng GRDP thì thấp nhất trong tất cả các năm, vì năm này tốc độ GRDP đạt rất cao: đạt tới 16,35%)

Năm 2017, tốc độ tăng TFP của Thái Nguyên đạt 7,84%, tương ứng với tỷ phần đóng góp vào tăng GRDP là 61,49%. Đây là năm Thái Nguyên cả tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp tỷ phần đóng góp tăng GRDP cao nhất trong 5 năm.

Năm 2018, tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp đạt 6,08%, tương ứng với tỷ phần đóng góp vào tăng GRDP là 58,24%. Ở năm này cả tốc độ tăng TFP tỷ phần đóng góp vào tăng GRDP đều đứng vị trí thứ hai (thấp hơn so với năm 2017).

Năm 2019, tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp đạt 5,18%, tương ứng với tỷ phần đóng góp vào tăng GRDP là 57,56%. Xét vtốc độ tăng TFP, năm 2019 thấp hơn cả 3 năm (2016, 2017 và 2018), nhưng về tỷ phần đóng góp vào tăng GRDP thì thấp hơn năm 2017, 2018, nhưng cao hơn năm 2016 (57,56% so với 34,93%) là do năm 2019 tốc độ tăng GRDP thấp hơn đáng kể với tốc độ tăng GRDP của năm 2016 (9,00% so với 16,35%).

Năm 2020, tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp của Thái Nguyên chỉ đạt 2,12% tương ứng với tỷ phần đóng góp vào tăng GRDP là 50,00% (tốc độ tăng TFP của năm này thấp nhất trong số 5 năm nhưng tỷ phần đóng góp vào tăng trưởng GRDP lại cao hơn năm 2016, do tốc độ tăng GRDP của năm này thấp hơn nhiều so với năm 2016 (4,24% so với 16,35%). Như vậy, tốc độ tăng GRDP cũng như tốc độ tăng TFP của Thái Nguyên năm 2020 đều giảm mạnh.

Bình quân năm giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp của Thái Nguyên đạt 5,38%, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 51,34%, thấp hơn 0,25% so với mức bình quân giai đoạn 2011- 2015 (5,63%), nhưng tỷ phần đóng góp vào tăng trưởng GRDP thì cao hơn 16,17% (51,34 % so với 35,17%) do bình quân năm giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng GRDP thấp hơn hẳn giai đoạn 2011-2015 (10,48% so với 15,91%).

Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp cũng như tỷ phần đóng góp của tăng năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016-2020 đạt được như trênrất khả quan, cao hơn mức bình quân chung của cả nước nhiều tỉnh thành phố khác. được kết quả trên là do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất là do những năm giai đoạn trước, Thái Nguyên đã thực hiện đầu tư khá mạnh, vốn đầu tư phát triển tăng cao đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tạo ra điều kiện tăng nhanh năng suất, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp ở các giai đoạn tiếp theo.

Về quan hệ so sánh giữa tỷ phần đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GRDP với đóng góp của tăng TSCĐ tăng lao động cụ thể của các năm như sau:

Năm 2016, tỷ phần đóng góp của tăng năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GRDP đạt 35,17%, đứng vị trí thứ hai sau đóng góp của tăng TSCĐ (đóng góp của tăng TSCĐ 62,14%), đứng trên đóng góp của tăng lao động (đóng góp của tăng lao động là 2,69%).

Năm 2017, tỷ phần đóng góp của tăng năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GRDP đạt 61,49%, đứng vị trí thứ nhất trên cả đóng góp của tăng TSCĐ (36,94%) tỷ phần đóng góp của tăng lao động (1,57%).

Tương tự, năm 2018 đạt 58,24%, tiếp tục đứng vị trí thứ nhất trước tỷ phần đóng góp của tăng TSCĐ (35,82%) tỷ phần đóng góp của tăng lao động (5,94%).

Năm 2019 đạt 57,56%, tiếp tục đứng vị trí thứ nhất trước tỷ phần đóng góp của tăng TSCĐ (37,44%); tỷ phần đóng góp của tăng lao động (5,00%).

Năm 2020 đạt 50,00%, đứng vị trí thứ hai sau đóng góp của tăng TSCĐ (65,57%), đứng trên đóng góp của tăng lao động (năm này lao động giảm nên đóng góp của tăng lao động cũng làm giảm tốc độ tăng GRDP là - 15,57%).

Bình quân năm giai đoạn 2016-2020, tỷ phần đóng góp của tăng năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GRDP đạt 51,34%, đứng vị trí thứ nhất, trước đóng góp của tăng TSCĐ (46,66%); đóng góp của tăng lao động (2,00%).

Trong khi đó bình quân năm giai đoạn 2011-2016, tỷ phần đóng góp của tăng năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GRDP đạt 35,39%, đứng vị trí thứ hai sau tỷ phần đóng góp của tăng TSCĐ (56,25%) cao hơn tỷ phần đóng góp của tăng lao động (8,36%).

Như vậy thể thấy rằng: Do giai đoạn trước, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng đầu tư phát triển, nâng cao trình độ công nghệ nên đã tạo điều kiện cho đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh tốc độ tăng năng suất lao động tăng TFP đạt kết quả tích cực đã giúp tốc độ tăng TFP bình quân năm cả giai đoạn 2016 -2020 đạt trên 5,5%, với tỷ phần đóng góp vào tăng trưởng GRDP trên 50%, cho thấy một nền kinh tế vừa tăng trưởng nhanh, vừa nâng cao chất lượng tăng trưởng theo xu thế phát triển bền vững.
Kiến nghị giải pháp tăng năng suất các nhân tố tổng hợp TFP
Để bảo đảm ổn định tiếp tục nâng cao tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp tỷ phần đóng góp của tăng năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GRDP trong những năm tới, Thái Nguyên phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

+ Đổi mới mô hình tăng trưởng, cấu ngành, lĩnh vực phát triển theo chiều sâu: Tiếp tục cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh; Tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả các ngành, các thành phần kinh tế: Phát triển tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó ưu tiên công nghiệp phụ trợ ứng dụng công nghệ cao; Ban hành các chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy tăng trưởng của ngành du lịch; Hướng đến sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Phát triển nâng cao chất lượng hoạt động của các thành phần kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa nhỏ.

+ Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khai thông nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội: Tập trung rà soát loại bỏ những thủ tục, quy định đang làm phức tạp, khó khăn, cản trở các nhà đầu tư; Xây dựng các chế đặc thù về giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, huy động, sử dụng vốn đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật; Hoàn thiện chế giải quyết thủ tục hành chính một cửa liên thôngriêng” liên quan đến phát triển doanh nghiệp;… Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục nâng cấp, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên.

Tập trung hoàn thiện triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành địa phương (DDCI) tỉnh Thái Nguyên. Chủ động giải pháp, xây dựng kế hoạch cụ thể để cải thiện các chỉ số thành phần thấp điểm trong các bộ chỉ số PAR INDEX, PCI, PAPI; đồng thời tiếp tục duy trì, cải thiện, phát huy những điều kiện lợi thế đối với các chỉ số thành phần tốt.

+ Tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Cần đầu tư hiệu quả vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị công lập. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp; đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính hướng tới sự hài lòng của người dân doanh nghiệp; Thực hiện chiến lược đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệpđào tạo nghề cho lao động nông thôn để góp phần chuyển dịch cấu lao động trong nông thôn, giải quyết việc làm xây dựng nông thôn mới.

+ Tập trung đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng: Đầu tư nâng cấp hạ tầng phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững; Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; Xây dựng hạ tầng chuyển đổi số,…

+ Tăng cường đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo: Đẩy mạnh đầu tư đổi mới sáng tạo, phát triển ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ; Tăng cường xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo.

+ Phát triển thị trường, đẩy mạnh liên kết vùng: Phát huy ưu thế về vị trí địa lý, Thái Nguyên đặc biệt quan tâm đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ; chú trọng phát triển mạng lưới giao thông đối ngoại (đường liên tỉnh, đường quốc gia) nhằm thúc đẩy liên kết giữa Thái Nguyên với các tỉnh, thành lân cận, đẩy mạnh giao thương giữa các vùng, địa phương…; Tăng cường liên kết để hình thành nên chuỗi giá trị khu vực./.

Nguyễn Mạnh Dần
Viện Năng suất Việt Nam
 
 
 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Niên giám Thống kê của Cục ThốngThái Nguyên các năm 2019 2020;
  2. Tốc độ tăng Năng suất các nhân tố tổng hợp - Phương pháp tính ứng dụng do PGS. TS. Tăng Văn Khiên làm chủ biên, NXB Thống kê năm 2018
  3. Viện Năng suất Việt Nam. Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam năm 2010-2020;
  4. Domar, E. D. (1946). Capital expansion, rate of growth and employment, Economitrica, Journal of Econometric So- ciety, 14(2), 137-147
  5. 9. Green, S. B. (2001). How many subjects does it take to do a regression analysis?, Multivariate Behavioral Research, 26, 499-510
  6. 10. Harrod, R. F. (1939). An esay in dynamic theory, The Economic Journal, 49(193), 14 -33
  7. 11. Mankiw, N. G., D. Romer, and David N. Weil. (1992). A Contribution to the Empirics of Economic Growth, Quar- terly Journal of Economics, 107(2), 407-437
  8. 12. Ricardo, D. (1817). On the principles of political economy anf taxation, 3nd Edition (1821), Jonh Murray, London
  9. 13. Romer, P. M. (1986). Increasing returns and long run growth, The Journal of Political Economy, 94(5), 1002-1037
  10. 14. Smith, A. (1776). An inquiry into nature and causes of the wealth of nations, Methuen Co., Ltd., London
  11. 15. Solow, R. M. (1956). A contribution to the theory of economic growth, Quarterly Journal of Economics, 70 (1), 65-94
  12. 17. Tabachnick, B. G. and Fidell, L. S. (2007). Using multivariate statistics (5th edition), Allyn and Bacon, Boston, MA

Nguyễn Mạnh Dần
Viện Năng suất Việt nam
 
 
 
 
 
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top