Thống kê khu vực kinh tế phi chính thức - Khuyến nghị Quốc tế và đề xuất áp dụng ở Việt Nam

19/07/2019 - 03:01 PM
Nghiên cứu v đo lường khu vực phi chính thức (PCT)

Thống Liên hợp quốc đã thực hiện nghiên cứu v khu vực PCT với việc thành lập nhóm chuyên gia v lĩnh vực này (Nhóm Delhi) vào năm 1997. Kể từ khi thành lập đến nay, Nhóm Delhi đã tạo được diễn đàn quốc tế để trao đổi kinh nghiệm của các nước trong việc ước tính việc làm của khu vực phi chính thức; đo lường sự đóng góp của khu vực phi chính thức vào tổng sản phẩm quốc nội; giải quyết các tiêu chuẩn thốngđang được sử dụng ở các quốc gia khác nhau; hoàn thiện và hài hòa các tiêu chuẩn thống liên quan để tạo thuận lợi cho việc so sánh quốc tế.
 
Năm 2010 tại Geneva, Nhóm Delhi đã thông qua dự thảo cuốn “Sổ tay thống kê khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức”. Cuốn sổ tay này gồm 8 chương với các nội dung: Khái niệm, định nghĩa và phân loại khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức; Mục tiêu đo lường và phương pháp thu thập dữ liệu; Khảo sát hộ gia đình v việc làm khu vực phi chính thức và các loại việc làm phi chính thức khác; Điu tra  và tổng điu tra cơ sở kinh tế; Khảo sát hỗn hợp; Tổng hợp, báo cáo và phổ biến; Sử dụng số liệu thống kê v khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức cho các tài khoản quốc gia.
 
Tại Việt Nam, Viện Khoa học Thống kê (Tổng cục Thống kê) đã thực hiện nghiên cứu khu vực phi chính thức từ năm 2007. Khi đó, Viện Khoa học Thống kê đã chủ trì, phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu Phát triển, Thể chế và Phân tích Dài hạn (DIAL-IRD) của Pháp thực hiện nghiên cúu v khu vực KTPCT với mục tiêu: Xây dựng các khái niệm, tiêu chí xác định khu vực PCT; cải tiến cuộc điu tra Lao động Việc làm (LĐ&VL); tiến hành điu tra chuyên biệt v khu vực KTPCT. Điu tra chuyên biệt v khu vực PCT đã ước lượng một  số chỉ tiêu quan trọng v khu vực PCT ở 2 thành phố lớn nhất của nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu nói trên đã được phổ biến dưới nhiu hình thức khác nhau, như trình bày tại nhiu cuộc hội thảo trong nước và quốc tế, phát hành các ấn phẩm v khu vực PCT.
 
Một số khuyến nghị của Thống kê Liên hợp quốc v đo lường khu vực PCT


Định nghĩa v khu vực phi chính thức: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (UNSD) thống nhất đưa ra định nghĩa v khu vực kinh tế phi chính thức như sau:

“Khu vực phi chính thức được mô tả rộng rãi bao gồm các đơn vị tham gia sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ, với mục đích chính là tạo ra việc làm và thu nhập cho những người liên quan. Các đơn vị này thường hoạt động ở cấp độ tổ chức thấp, với rất ít hoặc không có sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố sản xuất và ở quy mô nhỏ. Quan hệ lao động - nơi họ tồn tại - chủ yếu dựa trên việc làm thông thường, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân và xã hội hơn là các thỏa thuận hợp đồng với sự đảm bảo chính thức”.

Đặc điểm của khu vực phi chính thức:  Các đơn vị (doanh nghiệp, cơ sở) thuộc khu vực phi chính thức   có bốn đặc điểm chính: (1) Hợp pháp; (2) Quy mô nhỏ (theo doanh thu hoặc lao động); (3) Sổ sách kế toán không hoàn chỉnh; (4) Chi phí sản xuất không tách bạch riêng khỏi chi tiêu của hộ gia đình, các tài sản như nhà cửa, xe cộ thường được sử dụng chung với nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình.

-Tiêu chí xác định khu vực phi chính thức: Các tiêu chí xác định khu vực phi chính thức được khuyến nghị như sau: (1) Tổ chức pháp lý (Doanh nghiệp không được thành lập như một thực thể pháp lý tách biệt với (các) chủ sở hữu của nó); (2) Quyn sở hữu: Doanh nghiệp được sở hữu và kiểm soát bởi (các) thành viên của hộ gia đình; (3) Loại tài khoản: Không có bộ tài khoản hoàn chỉnh, bao gồm bảng cân đối kế toán; (4) Điểm đến sản phẩm: Ít nhất là một số sản lượng thị trường; (5) Loại hoạt động kinh tế; (6.1) Số người tham gia/ nhân viên/nhân viên làm việc liên tục: Ít hơn một ngưỡng nhất định; (6.2) Không đăng ký doanh nghiệp; (6.3) Không đăng ký nhân viên của doanh nghiệp.

Phạm vi khu vực KTPCT: V mặt thuyết, các sở kinh doanh thuộc khu vực KTPCT hoạt động sản xuất kinh doanh trong tất cả các ngành. Tuy nhiên, phạm vi thống khu vực KTPCT phụ thuộc vào điu kiện mỗi quốc gia, khi phân tách số liệu cần tách riêng ngành Nông, lâm nghiệp thủy sản.

Phương pháp thu thập dữ liệu v khu vực PCT: Khảo sát hộ gia đình v việc làm khu vực phi chính thức và các loại việc làm phi chính thức khác; Điu tra và tổng điu tra cơ sở kinh tế; Khảo sát hỗn hợp.
 
Các khuyến nghị trên của Thống kê quốc tế Liên hợp quốc cho phép các quốc gia có sự linh hoạt đáng kể trong việc xác định và đo lường khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, tính linh hoạt sẽ làm giảm khả năng so sánh quốc tế v khu vực phi chính thức giữa các quốc gia. Để giải quyết vấn đ này, Nhóm Dehli đưa ra các khuyến nghị v sản xuất và phổ biến số liệu thống kê như sau:

(1) 
Tất cả các  quốc  gia  nên  sử  dụng  các  tiêu  chí  của  tổ  chức  hợp  pháp  (doanh  nghiệp  không  có  tư cách pháp nhân), loại tài khoản (không có bộ tài khoản hoàn chỉnh)điểm đến sản phẩm (ít nhất là một số sản phẩm thị trường).

(2) Giới hạn quy mô lao động của doanh nghiệp thuộc khu vực PCT tùy thuộc vào điu kiện của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, các quốc gia nên cung cấp số liệu riêng cho các doanh nghiệp có ít hơn 5 lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp nhiu cơ sở, giới hạn quy mô nên áp dụng cho cơ sở lớn nhất.

(3) Các quốc gia sử dụng tiêu chí quy mô lao động nên cung cấp số liệu phân chia cho các doanh nghiệp chưa đăng ký, cũng như cho các doanh nghiệp đã đăng ký.

(4) Các quốc gia sử dụng tiêu chí không đăng ký nên cung cấp số liệu phân chia cho các doanh nghiệp có ít hơn 5 nhân viên cũng như cho các doanh nghiệp có 5 nhân viên trở lên.
 
(5) 
Các quốc gia bao gồm các hoạt động nông nghiệp nên cung cấp số liệu riêng cho các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp.

(6) Các quốc gia nên bao gồm những người tham gia vào các hoạt động chuyên môn hoặc kỹ thuật nếu họ đáp ứng các tiêu chí của định nghĩa khu vực phi chính thức.

(7) Các quốc gia nên tuân theo đoạn 18 của Nghị quyết ICLS lần thứ 15 liên quan đến người làm việc nhà. Các quốc gia nên cung cấp số liệu riêng v người làm việc nhà trong khu vực phi chính thức.

(8) Các quốc gia bao gồm khu vực thành thị, cũng như nông thôn nên cung cấp số liệu riêng cho cả khu vực thành thị và nông thôn.
 
(9) 
Các quốc gia sử dụng khảo sát hộ gia đình hoặc khảo sát hỗn hợp nên nỗ lực bao gồm không chỉ những người có công việc chính là trong khu vực phi chính thức, mà cả những người có công việc chính ở khu vực khác và có hoạt động thứ 2 trong khu vực phi chính thức.
 
Phân biệt khu vực PCT với khu vực chưa được quan sát
 
Hệ thống tài khoản quốc gia phiên bản 2008 (SNA2008) dành riêng một chương (Chương 25) hướng dẫn v các khía cạnh phi chính thức của nn kinh tế, trong đó có đ cập đến khu vực kinh tế chưa được quan sát (NOE).
 
Khu vực NOE là tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh không thể thu thập được trong các nguồn dữ liệu cơ bản để biên soạn tài khoản quốc gia, bao gồm hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế bất hợp pháp, hoạt động kinh tế phi chính thức, hoạt động kinh tế hộ gia đình tự sản tự tiêu, và các hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu cơ bản.
 
Như vậy, NOE chỉ bao gồm một phần khu vực KTPCT chưa quan sát được, chứ không phải toàn bộ khu vực KTPCT.

 
Hình 1. Sơ đ phân đnh khu vc KTPCT vi NOE trong SNA 2008
 
Thống kê khu vực kinh tế phi chính thức Khuyến nghị Quốc tế và đề xuất áp dụng ở Việt Nam

Kinh nghiệm của một số quốc gia v đo lường khu vực PCT
 
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã vận dụng các khuyến nghị của quốc tế vào điều kiện thực tiễn của quốc gia mình để đưa ra các tiêu chí, phạm vi xác định khu vực PCT

 
Bng 1. Tiêu chí và phm vi khu vc KTPCT ca mt s quc gia
 
Thống kê khu vực kinh tế phi chính thức Khuyến nghị Quốc tế và đề xuất áp dụng ở Việt Nam 1
 
 Bảng 1 cho thấy, mỗi nước có thể xác định cơ sở kinh doanh thuộc khu vực KTPCT theo 1 hoặc đồng thời cả 3 tiêu chí: (1) Không có tư cách pháp nhân (Không đăng ký); (2) Qui mô lao động; (3) Hạch toán kế toán chưa hoàn chỉnh. Về phạm vi, khu vực KTPCT của nhiều nước không bao phủ các ngành NLN&TS.
 
Đề xuất đo lường khu vực PCT ở Việt Nam

Khái niệm: Khu vực KTPCT bao gồm các hộ kinh doanh1 không có tư cách pháp nhân, sản xuất một hoặc một số sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán hoặc trao đổi, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tiêu chí xác định: Hộ kinh doanh đảm bảo đồng thời 2 tiêu chí: (1) Quy theo lao động dưới 10 người; và (2) Không phải đăng kinh doanh2.
 
Phạm vi: không bao gồm ngành nông, lâm nghiệp thủy sản.
 
- Đặc điểm: Khu vực phi chính thức có đặc điểm: Quy nhỏ; địa điểm sản xuất không ổn định; sổ sách kế toán chưa hoàn chỉnh; chi phí sản xuất không thể tách bạch riêng với chi phí cho nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình; nhà xưởng phương tiện vận chuyển được sử dung với nhu cầu của hộ gia đình.
 
Hình thức thu thập dữ liệu: Áp dụng điều tra 1-2-3 (là phương pháp gồm 3 cuộc điều tra lồng ghép nhằm thu thập thông tin các đối tượng khác nhau là cá nhân, sở sản xuất kinh doanh hộ gia đình) hoặc điều tra cơ sở kinh tế/tổng điu tra sở kinh tế.
 
Trên cơ sở khái niệm, tiêu chí, phạm vi khu vực PCT của Việt Nam như đã đề cập ở trên, đối chiếu với các văn bản pháp lý cũng như các cuộc điều tra thống kê định kỳ do Tổng cục Thống kê tiến hành3 và cuộc điều tra khu vực PCT tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (2008)4, chúng ta có thể bóc tách được số liệu về số cơ sở, số lao động thuộc khu vực KTPCT, điển hình như: Tổng điều tra kinh tế đã tiến hành được 5 kỳ điều tra vào các năm 1995, 2002, 2007, 2012 và 2017 và Cuộc điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp được tiến hành định kỳ vào ngày 01/10 hàng năm (trừ những năm Tổng điều tra kinh tế)./.

Tài liệu tham khảo
  1. International Labour Organization (2013), Measuring informality: A statistical manual on the informal sector and informal employment;
  2. Tổng cục Thống kê, Kết quả tổng điu tra kinh tế năm 1995, 2002, 2007, 2012, 2017;
  3. Tổng cục Thống kê, Kết quả điu tra cơ sở sản xuất kinh doanh thể phi nông nghiệp hàng năm;
  4. Tổng cục Thống kê, Kết quả điu tra lao động việc làm năm 2014 - 2016;
  5. Viện Khoa học Thống kê, Khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam:Kết quả điu tra tại Hà Nội TP. Hồ Chí Minh;
  6. Viện Khoa học Thống kê, Chuyên san v khu vực kinh tế phi chính thức.
 
 
  1. Luật Doanh nghiệp 2014 sử dụng thuật ngữ “Hộ kinh doanh”; ngành Thống kê sử dụng thuật ngữ “Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể”
  2. Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ quy định “Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định”
  3. Tổng điu tra kinh tế; Điu tra cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp; Điều tra lao động việc làm
  4. Là cuộc điều tra thống kê đầu tiên và duy nhất (cho đến thời điểm này) v khu vực KTPC
  Đng Nguyn L Hng
Viện Khoa hc Thống kê - TCTK

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top