Tổng quan thị trường và giá cả cả nước quý I năm 2020

31/03/2020 - 09:39 AM
Ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới (Covid-19) gây ra, cuộc chiến giá dầu giành thị phần thế giới giữa tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga làm cho giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, nguồn cung gia cầm dồi dào... là các nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2020 giảm 0,72% so với tháng trước, tăng 0,34% so với tháng 12 năm 2019, tăng 4,87% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I năm 2020, CPI tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019 - mức tăng bình quân quý I cao nhất trong 5 năm giai đoạn 2016 -2020(1). Lạm phát cơ bản tháng 3 năm 2020 giảm 0,06% so với tháng trước.
 
So với tháng trước, CPI tháng 3 năm 2020 giảm 0,72%, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, 7 nhóm hàng có chỉ số giá giảm: Giao thông giảm 4,87%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,4%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%; Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25%; May mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,15%; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,11%; Bưu chính viễn thông giảm 0,06%. Bên cạnh đó có 4 nhóm tăng: Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; Giáo dục tăng 0,04%.

Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 3 năm 2020

 

Tổng quan thị trường và giá cả cả nước quý I năm 2020
 
Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2020 tăng 5,56% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,88% so với tháng 12 năm trước.
 
Bảng 1. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 1 tháng trong quý I giai đoạn 2016-2020

Đơn vị tính: %

  Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
CPI bình quân 1 tháng
trong quý I
0,33 0,30 0,32 0,23 0,11
 
 
 

Bảng 2. Chỉ số giá tiêu dùng quý I giai đoạn 2016-2020 so với cùng kỳ năm trước

Đơn vị tính: %

 

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

CPI quý I so với
cùng kỳ năm trước

1,25

4,96

2,82

2,63

5,56

 


Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong quý I năm 2020

Tháng Một và tháng Hai là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng lương thực tăng 1,51% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,07%. Giá các mặt hàng thực phẩm cũng tăng cao, 13,21% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI tăng 2,99%. Trong đó, riêng giá thịt lợn tăng 58,81% so với cùng kỳ năm trước làm cho CPI chung tăng 2,47%.

Do ảnh hưởng của mưa lớn, mưa đá vào dịp Tết Canh Tý tại các địa phương miền Bắc; hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện sớm và xâm lấn sâu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh trưởng cây trồng, làm cho nguồn cung rau xanh giảm, cùng với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 rau, quả Trung Quốc không xuất được sang Việt Nam nên giá rau quý I năm 2020 tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, do dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát từ cuối tháng 1 năm 2020 nên nhu cầu về một số mặt hàng thuốc y tế, điện và nước sinh hoạt tăng cao, làm cho giá các mặt hàng này quý I năm 2020 tăng lần lượt 1,43%; 9,89% và 4,75% so với cùng kỳ năm trước.

Giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá và các loại quần áo may sẵn cũng tăng cao do nhu cầu trong dịp Tết tăng, quý I năm 2020, chỉ số giá các nhóm này lần lượt tăng 1,8% và 1,19% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,52% so với cùng kỳ năm trước góp phần làm cho CPI tăng 0,04%.

Các yếu tố kiềm chế CPI

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân kiềm chế CPI quý I năm 2020 như sau:

Một là, tính đến ngày 24/3/2020, giá dầu Brent quý I năm 2020 ở mức 51,65 USD/thùng, giảm 19,71% so với tháng 12/2019 và giảm 19,17% so với cùng kỳ năm 2019; giá xăng Ron 92 tại thị trường Singapore bình quân ở mức 57,4 USD/ thùng, giảm 19,54% so với tháng 12/2019 và giảm 11,75% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm 5 đợt, tổng cộng giá xăng A95 giảm 4.180 đồng/lít, giá xăng E5 giảm 3.830 đồng/lít, giá dầu diesel giảm 3.560 đồng/lít, bình quân quý I năm 2020 giá xăng dầu giảm 5,75% so với tháng 12 năm 2019.

Hai là, nhu cầu du lịch tăng vào dịp Tết Nguyên đán, sau Tết giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên quý I năm 2020 giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 1,74% so với cùng kỳ năm trước.

Ba là, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giảm giá vé tàu hỏa theo chính sách giảm giá sau Tết trong tháng Hai và tháng Ba. Thêm vào đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu đi lại của người dân giảm làm cho giá vé máy bay tháng Ba năm 2020 giảm 41,14% so với tháng 2 năm 2020.

Bốn là, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, dưới chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ngành các cấp đã tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định thị trường.

Lạm phát cơ bản

Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm: Dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng Ba năm 2020 giảm 0,06% so với tháng trước, tăng 2,95% so với cùng kỳ năm trước; ba tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước tăng 3,05%.

Bình quân ba tháng đầu năm 2020, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do các yếu tố phi tiền tệ như: Giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu, giá một số dịch vụ tăng.

 Bảng 3. Lạm phát cơ bản tháng 3 trong các năm gần đây

Đơn vị tính: %

 

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Lạm phát cơ bản tháng 3 năm báo cáo so với tháng trước

-0,09

0

-0,09

-0,06

-0,06

Lạm phát cơ bản tháng 3 năm báo cáo so với
cùng kỳ năm trước

1,64

1,60

1,38

1,84

2,95

Lạm phát cơ bản bình quân quý I so với
cùng kỳ năm trước

1,76

1,66

1,34

1,83

3,05

 


Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top