06/06/2019
Kết thúc quý I/2019, tình hình kinh tế - xã hội cả nước có khá nhiều điểm sáng, song bên cạnh đó là không ít vấn đề còn tồn tại và những thách thức mới sẽ phải đối mặt. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong nước, nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm như đã đề ra.
04/06/2019
Trong khoảng 5-10 năm gần đây, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang phát triển theo những xu hướng mới, với các kênh thương mại hiện đại như hệ thống đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh… có sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, giành thêm được nhiều thị phần từ kênh bán lẻ truyền thống như: Chợ, cửa hàng tạp hóa. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, những xu hướng này hứa hẹn sẽ đưa thị trường bán lẻ Việt Nam trở thành một trong những thị trường có sức hấp dẫn nhất trong khu vực.
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để có được thành tựu đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quá trình công nghiệp hóa và phát triển hệ thống các Khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam với tốc độ nhanh đang gây ra những thách thức lớn về ô nhiễm môi trường, trong đó nước thải, chất thải rắn và khí thải từ các khu công nghiệp được coi là tác nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm môi trường càng thêm trầm trọng. Đến nay công tác xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải tại các KCN chưa đạt hiệu quả mong muốn. Từ thực tế này, việc thí điểm triển khai mô hình KCN sinh thái được xem là hướng đi đúng và cần thiết để các KCN phát triển bền vững theo xu hướng xanh hóa công nghiệp tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nhà nước là một trong ba trụ cột của nền kinh tế nước ta. Đây là lực lượng có tiềm lực mạnh về tài chính, nắm giữ tài nguyên, đất đai, có lượng lớn đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học, kỹ thuật và quản lý. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước rất quan trọng, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp giúp thành phần kinh tế này dẫn dắt và tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế.
Nội dung số là ngành công nghiệp giao thoa giữa 3 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, viễn thông và sản xuất nội dung, với nhiều mảng sản phẩm đa dạng như: Tra cứu thông tin, dữ liệu số, giải trí số, nội dung giáo dục trực tuyến, học tập điện tử, giải trí số (trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác), thương mại điện tử… Đây là ngành kinh tế mang hàm lượng trí tuệ cao, là động lực và phương tiện để đẩy nhanh quá trình tiến tới xã hội thông tin, kinh tế tri thức. Mặc dù xuất hiện tại Việt Nam từ cuối thế kỷ trước song ngành công nghiệp nội dung số (CNNDS) có bước phát triển rõ nét bắt đầu từ năm 2007. Đến nay, thị trường công nghiệp nội dung số khá sôi động, đem lại doanh thu không nhỏ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này và vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.600 km, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Việt Nam trong hội nhập và giao thương quốc tế. Trong quá trình phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chiếm vị trí quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Để hàng hóa lưu thông qua các cảng biển thuận lợi, hàng loạt các dịch vụ hỗ trợ cho quá trình vận chuyển này đã ra đời nhằm giảm thời gian, giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa… Dịch vụ hỗ trợ vận tải biển là một trong những phân ngành của dịch vụ vận tải biển, thuộc ngành dịch vụ vận tải, một trong 12 ngành dịch vụ Việt Nam cần thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Học hỏi những kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới sẽ giúp Việt nam phát triển các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển có hiệu quả và bền vững hơn.
Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hiện nay thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu vào hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch mỗi năm đạt trên 8 tỷ USD. Dù vậy, khi đến với người tiêu dùng quốc tế, phần lớn sản phẩm thủy sản của nước ta lại gắn tên tuổi, nhãn mác của các doanh nghiệp nước ngoài. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của ngành hàng này. Để tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, vấn đề cấp bách hiện nay là tạo dựng uy tín, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam, coi đây là chìa khóa cho ngành thủy sản phát triển bền vững, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, với việc hội nhập kinh tế toàn cầu và tham gia các liên minh kinh tế, do vậy nhu cầu vận chuyển, xuất - nhập khẩu hàng hóa không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Song, để đáp ứng được nhu cầu vận tải trong xu thế phát triển kinh tế, đồng thời, tận dụng những nguồn lực trong nước để giảm nhập siêu dịch vụ vận tải, các doanh nghiệp vận tải Việt Nam đang đứng trước những bài toán hóc búa cần đi tìm lời giải.
Cùng với quá trình hội nhập và sự phát triển của cuộc CMCN 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta ngày càng được đẩy mạnh và phát triển. Đối với mỗi ngành nghề và mỗi đơn vị, việc ứng dụng CNTT có những mục đích và nhu cầu khác nhau, song về cơ bản đã giúp cho công việc quản lý, vận hành hoạt động của mỗi đơn vị đạt hiệu quả cao, qua đó tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân sự. Chính vì vậy, ngày càng nhiều đơn vị lựa chọn ứng dụng các giải pháp CNTT trong việc điều hành hoạt động xem đây là một biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận và từng bước hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới. Số liệu thống kê từ cuộc Tổng điều tra Kinh tế 2017 đã phản ánh tổng thể bức tranh tình hình ứng dụng CNTT của các đơn vị thời gian qua.
Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!