Thời sự - Chính trị

Triển vọng mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

11/06/2019

Trong những năm qua, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp tại Việt Nam đã có đột phá nhờ vào sức đẩy mạnh mẽ từ các thương vụ của các doanh nghiệp lớn cùng nhiều chính sách thuận lợi cho thị trường. Trong 10 năm (giai đoạn 2009-2018), tổng giá trị thương vụ M&A đạt 48,8 tỷ USD với hơn 4.000 giao dịch. Theo các chuyên gia, hiện thị trường M&A tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.

Hành trình hiện thực hóa giấc mơ xuất khẩu phần mềm

11/06/2019

Sau khi thực hiện đổi mới vào năm 1986, một số chuyên gia tin học Việt Nam đã “nhen nhóm” giấc mơ xuất khẩu phần mềm và bắt đầu có những bước đi đầu tiên trên hành trình chinh phục thử thách “đặt tên Việt Nam lên bản đồ công nghệ thế giới”. Tuy nhiên, từ thời điểm đó đến đầu thế kỷ 21, hoạt động xuất khẩu của ngành công nghiệp phần mềm (CNPM) nước ta kém sôi nổi do trình độ và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Song, với quyết tâm tạo bước chuyển mạnh mẽ, năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 246/2005/ QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đây được xem như “đòn bẩy” tạo đà để ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ xuất khẩu của mình.

Phong Điền tập trung hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới sinh thái

10/06/2019

Năm 2016, Phong Điền là huyện đầu tiên của tỉnh Cần Thơ và cũng là huyện thứ 2 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Phá huy thành tích đã đạt được, những năm qua, phong trào xây dựng Nông thôn mới của Phong Điền vẫn diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ với quyết tâm nâng chất các tiêu chí, khai thác lợi thế của địa phương, hướng đến mục tiêu về đích xây dựng huyện NTM sinh thái trong năm 2019.

Đồng Nai: Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới

10/06/2019

Theo số liệu của Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, cả nước hiện có 4.144 xã và 61 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Là địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng NTM, đến nay, Đồng Nai đã có 133 xã trên địa bàn tỉnh đều đạt chuẩn xã NTM (đạt 100%). Năm 2019, Đồng Nai phấn đấu đạt mục tiêu là tỉnh NTM đầu tiên của cả nước.

Thực trạng đầu tư, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

10/06/2019

Chuyển giao công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam. Việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất trong nước, cũng như đưa công nghệ trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực được coi là khâu then chốt, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.

Tăng nhanh sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện của Việt Nam

06/06/2019

“Phát triển điện đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân” là quan điểm được thể hiện trong Quyết định 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch phát triển điện quốc gia 2011-2020 có xét đến 2030” (sau đây gọi tắt là Quy hoạch điện VII điều chỉnh). Theo Quy hoạch này, điện sản xuất và nhập khẩu năm 2020 khoảng 265-278 tỷ kwh, năm 2025 khoảng 400-431 tỷ kwh và năm 2030 khoảng 572-632 tỷ kwh.

Xuất khẩu nông sản khẳng định vị thế trên trường quốc tế

06/06/2019

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 40 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 8,72 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện đứng thứ 15 khu vực và xuất khẩu tới 180 nước trên thế giới. Riêng quý I năm 2019, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt giá trị xuất khẩu 2,3 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước và là một trong 9 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã được thế giới biết đến như: Gạo, cà phê, hồ tiêu… Theo các chuyên gia, dư địa cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn lớn, song để tiến sâu, khẳng định vị trí hàng nông sản Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm.

Định hướng xúc tiến thương mại Quốc gia: Đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu thời gian tới

06/06/2019

Với việc tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, Việt Nam đã bước vào kỷ nguyên của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Theo đó, hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Đây cũng là một trong những giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, thời gian tới, hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia cần tiếp tục được nâng cao cả về chất và lượng, triển khai phối hợp đa dạng nhiều hình thức cả trong nước và nước ngoài, hướng tới mục tiêu tăng cường tối đa tính chuyên nghiệp, hiệu quả của công tác này.

Để thúc đẩy dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp

06/06/2019

Làn sóng khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trong thế hệ trẻ Việt Nam và cộng đồng doanh nhân. Việc hình thành và phát triển doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp, trong đó có các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với những sáng tạo và đột phá về sản phẩm, dịch vụ và công nghệ hứa hẹn sẽ trở thành lực lượng quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo việc làm và thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV khởi nghiệp hiện nay gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn cho hoạt động.

Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top