Thời sự - Chính trị

Cơ hội và thách thức của nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các hiệp định thương mại tự do

30/08/2019

Năm 2018, nông sản Việt Nam có mặt tại gần 190 quốc gia, kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 40 tỷ USD với nhiều ngành hàng đạt trên 1 tỷ USD, ổn định về chất lượng, giá cả, công nghệ chế biến đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường khó tính. Tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) giúp nông sản Việt Nam mở rộng cơ hội xuất khẩu với các mặt hàng chiến lược và có lợi thế nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội từ các FTA mang lại, ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi Ngành phải sớm có giải pháp và định hướng phát triển các ngành hàng đủ sức cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu mở cửa thị trường và hội nhập với thị trường thế giới

Bắc Ninh: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2019 khó khăn và thách thức

29/08/2019

Sáu tháng đầu năm, kinh tế thế giới tiếp tục có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng, nhất là xung đột thương mại, điều chỉnh chính sách của các nước lớn và biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. Ở trong nước, thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi gặp khó khăn với dịch tả lợn châu Phi ngày càng lây lan trên diện rộng; một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại,… Đây cũng là những yếu tố tác động đến phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh những tháng đầu năm và khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng từ 7-8% của cả năm 2019.

Tìm hướng đi chính ngạch cho xuất khẩu nông sản Việt Nam

20/08/2019

Năm 2018 là một năm thắng lợi đối với thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu đạt tới con số kỷ lục 40,02 tỷ USD, đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 15 thế giới về giá trị xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Việt Nam lại được đánh giá là thiếu bền vững bởi nông sản xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch, thường gặp rủi ro cao. Nhằm hướng tới phát triển bền vững, nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản thì xuất khẩu chính ngạch mới là lựa chọn tất yếu mà ngành Nông nghiệp đang nỗ lực hướng đến.

Sự tăng trưởng của ví điện tử trong tiêu dùng Việt Nam

12/08/2019

Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thanh toán điện tử cao nhất thế giới với tốc độ khoảng 35% mỗi năm; điều này dẫn tới sự phát triển nhanh chóng và sôi động của các loại hình thương mại điện tử, trong đó ví điện tử đang là“công cụ” tài chính được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm. Đặc biệt, từ năm 2017 trở lại đây, với xu hướng chuyển đổi số, hình thức thanh toán số thông qua ví điện tử đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ; sự tiện lợi, an toàn, tiết kiệm, cùng những chương trình ưu đãi, quà tặng hấp dẫn đã thu hút người dùng, đồng thời làm thay đổi tư duy mua sắm của người Việt.

Tình hình triển khai bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam

16/07/2019

Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, trong những năm vừa qua, Chính phủ đã dành nhiều nguồn lực hơn cho việc phát triển bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, chính sách y tế chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện theo hướng ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe; tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng; giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe... cho người dân.

Chăn nuôi an toàn sinh học - giải pháp bền vững để kiểm soát dịch

16/07/2019

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã phải đối phó với nhiều loại dịch bệnh trên gia súc như: Lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh… Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam và bùng phát nhanh chỉ trong một thời gian ngắn, gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như phá vỡ kết cấu của cả ngành chăn nuôi. Đến thời điểm hiện nay, nhờ sự quyết liệt trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương, tốc độ lây lan của dịch tả lợn châu Phi đã chững lại. Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững thì cần có những giải pháp mang tính lâu dài nhằm kiểm soát dịch bệnh trên gia súc hiệu quả.

Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top