Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực - Những lợi ích mang lại cho Việt Nam

20/05/2019 - 08:55 AM
Vài nét về Hiệp định CPTPP

Ngày 8/3/2018, Việt Nam cùng 10 nước thành viên gồm: Australia, Canada, Brunei, Nhật Bản, Chile, Mexico, Malaysia, New Zealand, Peru và Singapore đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương tại thành phố Santiago, Chile. Việt Nam là nước thứ 7 phê chuẩn Hiệp định này sau Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.

 
HIỆP ĐỊNH CPTPP CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC NHỮNG LỢI ÍCH MANG LẠI CHO VIỆT NAM
 
Đây được coi là khối liên kết kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Nhật Bản (JEFTA) và Liên minh châu Âu (EU); có phạm vi thị trường khoảng hơn 502 triệu dân; tổng GDP vượt trên 10 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng thương mại thế giới. Hiệp định CPTPP gồm 7 Điều và 1 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 nước, trong đó có 11 nước nêu trên và Mỹ ký ngày 6/2/2016 tại New Zealand; cũng như xử lý các vấn đề liên quan đến tính hiệu lực, rút lui hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
 
Nhìn chung, Hiệp định CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng và quyền lợi của các nước thành viên, trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP. Trong 20 nhóm nghĩa vụ này, có 11/20 điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ do Mỹ đề xuất trước đây, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ, 7 nghĩa vụ còn lại liên quan đến 7 Chương gồm: Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng.
 
Với những cam kết mang tính toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, Hiệp định CPTPP sẽ giúp tăng cường mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế thành viên và thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, nâng cao mức sống, giảm đói nghèo ở các nước ký kết, thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường.
 
Năm 2019, đánh dấu bước ngoặt lớn cho nền kinh tế Việt Nam khi Hiệp định CPTPP chính thức hiệu lực vào ngày 14/1/2019, sau 60 ngày kể từ ngày(12/11/2018). Theo tính toán của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tham gia CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,7 tỷ USD (tương ứng 1,32%) lộ trình đến năm 2035. Xét về tính chất, tham gia CPTPP giống như gia nhập WTO lần thứ hai. Chínhvậy, khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có những thay đổi về chất cho môi trường thể chế như thế nào thì CPTPP ng sẽ đem lại những thay đổi lớn như vậy. Việc Việt Nam sớm phê chuẩn CPTPP đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực ng như trên trường quốc tế.

Hiệp định CPTPP có hiệu lực - những lợi ích đầu tiên Việt Nam đạt được

Theo cam kết, ngay khi Hiệp định hiệu lực, các nước thành viên sẽ xóa bỏ khoảng từ 78-95% thuế nhập khẩu cho hàng hóa Việt Nam; các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế từ 97-100% trong vòng 5-10 năm, từ một số mặt hàng trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan.
 
Theo nội dung Hiệp định, các cam kết về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan nhập khẩu trong CPTPP được chia làm ba nhóm chính: Thứ nhất, nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Thứ hai, nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình. Đây là các dòng thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định. Trong CPTPP, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm. Cá biệt, có một số rất ít dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trên 20 năm. Thứ ba, nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan. Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định. Với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi.
 
vậy, ngay sau ngày 14/1/2019, hàng nghìn dòng thuế đã được xóa bỏ và cắt giảm đáng kể đối với hàng hóa Việt Nam, cụ thể: Canada cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế (tương đương 78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada, trong đó, 100% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan); Nhật Bản cam kết xóa bỏ 86% số dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản) và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm; Peru cam kết xóa bỏ 80,7% số dòng thuế, tương đương 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% số dòng thuế vào năm thứ 17; Mexico cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10; Chile cam kết xóa bỏ 95,1% số dòng thuế, tương đương 60,2% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,9% số dòng thuế vào năm thứ 8; Australia cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (khoảng 2,9 tỷ USD), các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế với lộ trình cắt giảm cuối cùng tối đa vào năm thứ 4; New Zealand cam kết xóa bỏ 94,6% số dòng thuế, tương đương 69% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (khoảng 101 triệu USD) vào năm thứ 7 kể từ khi thực hiện Hiệp định, các dòng thuế còn lại sẽ dần được xóa bỏ hoàn toàn; Singapore cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các mặt hàng; Malaysia cam kết xóa bỏ 84,7% số dòng thuếxóa bỏ dần có lộ trình đối với các dòng thuế còn lại, vào năm thứ 11, số dòng thuế cam kết cắt giảm của nước này lên tới 99,9%; Brunei cam kết xóa bỏ 92% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, xóa bỏ tới 99,9% vào năm thứ 7 và xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu vào năm thứ 11.
 
Về phía Việt Nam, sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, nhiều nước phải dành tỷ lệ cắt giảm các dòng thuế rất cao (Canada cắt giảm 95%, Chile 95,1%, Australia 93%); tuy nhiên, Việt Nam chỉ phải cắt giảm ngay lập tức 63% số dòng thuế, sau 3 năm mới tăng lên 86,5%; các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm. Với một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, Việt Nam có lộ trình trên 10 năm như bia, rượu, thịt gà, sắt thép, ôtô con dưới 3.000 phân khối. Việt Nam áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với đường, trứng, muối (nằm trong lượng hạn ngạch WTO) và ôtô đã qua sử dụng.

Những mặt hàng hưởng lợi đầu tiên

Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, có tới 78% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Canada được hưởng thuế suất 0% hoặc cắt giảm 75% so với mức thuế suất trước đó. Lần đầu tiên, Nhật Bản cam kết sẽ giảm dần đều và xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu vào năm thứ 16 đối với mặt hàng giầy da. Tương tự như vậy, Mexico và Peru cũng áp dụng mức thuế giảm dần và xóa bỏ vào năm thứ 16 với giầy dép nhập khẩu vào hai nước này.
 
Với thủy sản, ngành hàng thế mạnh của Việt Nam, hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Canada, Nhật Bản đều được cắt giảm 100% thuế suất, ngay cả đối với những mặt hàng trước kia chưa được cam kết xóa bỏ thuế quan trong hiệp định Việt Nam - Nhật Bản và ASEAN - Nhật Bản như tôm, cua, tuyết… cũng được hưởng thuế suất 0%. Riêng cá tra, basa mặt hàng thủy sản duy nhất xuất khẩu lớn sang Mexico sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp địnhhiệu lực.
 
Với việc cắt giảm 100% thuế suất, gạo cũng là ngành hàng hưởng lợi khi có khả năng tiếp cận và tăng trưởng mạnh tại thị trường Canada. Mexico hứa hẹn là thị trường mới, xuất khẩu khoảng 70 nghìn tấn/năm và sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ 11 sau khi Hiệp định có hiệu lực. Ở thị trường Nhật Bản, gạo vẫn chịu sự điều chỉnh bởi hạn ngạch thuế quan theo cam kết của Nhật Bản trong WTO; tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển chuỗi giá trị gạo nhằm cải thiện khả năng gạo Việt Nam trúng thầu hạn ngạch thuế quan WTO của Nhật.
 
Tương tự, xuất khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất sang các nước Canada, Peru sẽ được hưởng mức thuế suất 0%. Ngoài ra, các mặt hàng như: Cà phê, chè, hạt tiêu cũng được giảm trừ 100% thuế. Riêng với Mexico, cà phê hạt Robusta được xóa 100% thuế vào năm thứ 16, hạt cà phê Arabica và cà phê chế biến được giảm 50% thuế suất lần lượt vào năm thứ 5 và năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Một số lợi ích khác

V thị trường xuất khẩu: Với 11 nước thành viên, CPTPP là một trong những hiệp định thương mại lớn nhất thế giới khi được thực thi đầy đủ sẽ bao gồm một thị trường hơn 500 triệu người tiêu dùng. Hơn thế nữa, CPTPP là Hiệp định mở và có sức hút lớn, trong tương lai có thể có thêm một số thành viên khác như: Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và Philipines, thậm chí Mỹ cũng đang có dự định sẽ quay lại. Điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam đã, đang và sẽ có một thị trường tiêu thụ khổng lồ hoạt động theo một hệ thống pháp lý chung dành cho các nước thành viên. Lợi ích này giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó nâng cao tính tự chủ, tạo động lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo cho doanh nghiệp ở tất cả các thành phần kinh tế bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, xóa bỏ rào cản thị trường về dịch vụ và đầu tư; góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
 
V cân bằng cán cân xuất, nhập khẩu: Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tham gia CPTPP có thể giúp tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 4 tỷ USD, tương ứng tăng 4,04% đến năm 2035. Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu được dự đoán có thể tăng thêm 3,8%, thấp hơn kim ngạch xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại dự kiến khá thuận lợi.
 
V người lao động: Với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa, hứa hẹn mỗi năm thị trường lao động Việt Nam sẽ tăng thêm từ 20-26 nghìn việc làm. Cùng với việc thực hiện các cam kết về Lao động - Công đoàn của Hiệp định CPTPP, người lao động Việt Nam sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định của Hiệp định CPTPP về bảo vệ tổ chức của người lao động, để không bị người sử dụng lao động can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền và lợi ích của người lao động. Điều này cũng phù hợp với quy định của ILO mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1992, riêng Việt Nam có được thời gian chuẩn bị là 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.
 
V mặt xã hội: Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, các hiệp định thương mại tạo ra nhiều cơ hội nhất ở những ngành mà người nghèo hiện đang làm việc nhiều nhất sẽ dẫn đến mức tăng lợi ích tương đối lớn cho người nghèo. Về mặt này, CPTPP sẽ mang lại những kết quả giảm nghèo tích cực, dù còn ở mức khiêm tốn. Tính đến các năm 2025 và năm 2030, CPTPP sẽ giúp thoát nghèo với mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày tương ứng cho 0,9 và 0,6 triệu người.
 
Đồng thời, khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, ngoài những lợi ích được hưởng trực tiếp, chúng ta còn có thêm động lực để nâng cao năng lực quản lý của khối nhà nước và doanh nghiệp; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cơ sở pháp lý về cạnh tranh, cơ chế chính sách, quản lý, cải thiện môi trường kinh doanh, sẵn sàng ứng phó với những chuyển biến kinh tế về nhiều mặt. Qua đó, nâng tầm và tạo vị thế cho Việt Nam trong việc tiếp tục đàm phán các Hiệp định thương mại tự do khác./.

 
ThS. Thái Huy Đức
Trường Chính trị TP. Đà Nẵng

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top