Kinh tế

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đẩy mạnh liên kết để phát triển bứt phá

30/08/2019

Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ (gồm 07 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc) có diện tích tự nhiên khoảng 15.754 km2 (chiếm 4,7% cả nước) và quy mô dân số (năm 2018) đạt 16,14 triệu người (chiếm 17% cả nước). Những năm gần đây, với xu hướng hội nhập và phát triển ngày càng cao, Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc bộ đang có sự chuyển dịch mới, trong đó tập trung đẩy mạnh liên kết để phát triển bứt phá, đạt được mục tiêu tăng trưởng, trở thành vùng dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, nòng cốt tiên phong trong thực hiện các đột phá chiến lược.

Kinh tế xanh - Xu thế phát triển tất yếu cho kinh tế Việt Nam

30/08/2019

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng do hệ quả của sự tăng trưởng kinh tế gây ra như ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, biến đổi khí hậu… thì việc tìm kiếm những phương thức phát triển kinh tế mới đang được coi là xu thế tất yếu hiện nay. Theo đó, năm 2008, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã đưa ra sáng kiến kinh tế xanh, được coi là hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng. Tại Việt Nam, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã sớm được xây dựng và phê duyệt trong Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012, mở đường cho các chương trình hành động cụ thể sau này để xây dựng mô hình kinh tế xanh.

Tăng cường thực hiện tốt các chính sách người có công với cách mạng

29/08/2019

Ưu đãi người có công với cách mạng là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm ghi nhận, tôn vinh cũng như chăm lo đời sống của những người có công (NCC) đối với đất nước. Đây cũng là yếu tố thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội; thúc đẩy sự nghiệp đổi mới trong tiến trình hội nhập và phát triển. Lần đầu tiên Việt Nam có Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng là năm 1994. Đến nay, Pháp lệnh đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần (vào các năm 1994, 2005, 2007, 2012) với mục tiêu là mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, bổ sung chế độ ưu đãi; qui định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận NCC, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ cũng như phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính; đồng thời tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, vững chắc để thực hiện chính sách ưu đãi.

Doanh nghiệp Việt trước xu thế chuyển đổi số

29/08/2019

Trong thời đại kỷ nguyên số, quá trình chuyển đổi số trong các doanh nghiệp là xu thế toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích song hành cùng những thách thức. Tại Việt Nam, một số tập đoàn đã nhanh chóng gia nhập “cuộc chơi” để tìm kiếm những cơ hội dành cho người đi trước, song bên cạnh đó vẫn còn không ít doanh nghiệp dè dặt, chưa thực sự sẵn sàng chuyển mình bởi nhiều yếu tố.

Môi trường kinh doanh tại Việt Nam - Những vấn để tồn tại

20/08/2019

Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2018 (PCI 2018), những năm qua, dù nhiều chỉ số về môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã tốt hơn, nhưng vẫn còn những chỉ số chưa có sự cải thiện tích cực. Trong đó, những chỉ số ở lĩnh vực gia nhập thị trường, chỉ số minh bạch thông tin và chi phí không chính thức là những chỉ số làm ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Dấu ấn Chỉ số cải cách hành chính năm 2018

16/08/2019

Chỉ số cải cách hành chính là công cụ quản lý được Bộ Nội vụ xây dựng và áp dụng từ năm 2012 đến nay nhằm giúp Chính phủ theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả cải cách hành chính hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ (các Bộ) và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các tỉnh). Chỉ số CCHC bao gồm 02 Bộ tiêu chí đánh giá riêng cho cấp bộ và cấp tỉnh, được thiết kế, xây dựng trên cơ sở cụ thể hoá và bám sát các nhiệm vụ CCHC mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, các tỉnh thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện từ năm 2012 đến nay, Bộ Nội vụ đã có 3 lần rà soát, điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống các tiêu chí cho phù hợp với thực tiễn và các quy định CCHC mới của Chính phủ.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh kế tập thể trong thời kỳ mới

16/07/2019

Nhiều năm qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tập thể (KTTT), trong đó nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định an sinh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát huy hiệu quả tích cực, đến nay mô hình phát triển KTTT, HTX vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những thay đổi kịp thời để có thể trụ vững trong bối cảnh mới, thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Việt Nam chuẩn bị cho chuyển đổi số quốc gia

16/07/2019

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cho các quốc gia cơ hội tạo nên những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội nhờ tác động tích cực của cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với Việt Nam, thực hiện chuyển đổi số không chỉ là nỗ lực để không bị bỏ lại phía sau mà còn là con đường để hiện thực hóa khát vọng một quốc gia hùng cường.

Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top