Văn hóa - Xã hội - Môi trường

Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển - Kết quả sau 25 năm thực hiện Chương trình hành động

03/09/2019

Năm 1994, tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) được tổ chức ở Cairo (Ai Cập), với cùng quan điểm cho rằng, cơ sở để đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững là cần đặt con người vào vị trí trung tâm, thực hiện trao quyền cho phụ nữ và cho phép mọi người dân được tự do quyết định thời điểm và khoảng cách giữa các lần sinh một cách phù hợp với hoàn cảnh của chính mình, 179 quốc gia (trong đó có Việt Nam) đã đồng thuận thông qua Chương trình hành động với tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực dân số và phát triển. Đây là sự kiện đánh dấu một điểm khởi đầu mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính phủ và tổ chức quốc tế về các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản tình dục và quyền của phụ nữ nhằm đạt được sự phát triển công bằng và bền vững trên toàn cầu.

Chỉ số hài lòng người bệnh - Thước đo chất lượng dịch vụ y tế công

03/09/2019

Lắng nghe phản hồi của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe để cải thiện chất lượng dịch vụ y tế là một cách tiếp cận mới mẻ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay ở các nước phát triển, khảo sát hài lòng người bệnh mang tính bắt buộc và được tiêu chuẩn hóa, áp dụng đồng bộ tại các bệnh viện công trong toàn quốc cũng chỉ mới bắt đầu từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX.

Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long - Thích ứng với biến đổi khí hậu

03/09/2019

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá là có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước. Nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chương trình kế hoạch, giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển khu vực này. Kết quả tăng trưởng GDP năm 2018 của vùng ĐBSCL đạt mức ấn tượng 7,8%, cao nhất trong 4 năm trở lại đây (bình quân cả nước là 7,1%); Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng lần đầu tiên đạt 15,7 tỷ USD; Diện mạo nông thôn được khởi sắc, có nhiều đổi mới… Tuy nhiên, hiện ĐBSCL đang phải đối mặt với nguy cơ lớn và ngày càng tăng do biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng và các hoạt động khai thác, sử dụng nước, các tài nguyên thiếu hợp lý, thiếu bền vững ở trong nước và thượng nguồn sông Mê Kông. Vì vậy, để phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP với nhiều nhiệm vụ, giải pháp tổng thể, trước mắt và lâu dài. Đến nay, sau hai năm thực hiện, Nghị quyết 120 đã đượ

Du lịch xanh - "Chìa khóa" phát triển bền vững

03/09/2019

Phát triển du lịch xanh đã và đang trở thành một nguyên tắc, một xu thế chung được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn, trong đó có Việt Nam. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ: Phát triển sản phẩm du lịch xanh, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương là giải pháp để Việt Nam phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Chiến lược công tác dân tộc kết quả sau 5 năm triển khai thực hiện

30/08/2019

Tháng 3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 449/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. Tiếp đó, tháng 12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2356/QĐ-TTg về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 với 9 nhiệm vụ chủ yếu và 57 đề án, chương trình được giao cho 14 bộ, ngành chịu trách nhiệm thực hiện. Sau 5 năm triển khai, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tập trung chỉ đạo đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, với những hạn chế bất cập còn tồn tại, thời gian tới các chính sách dân tộc ở nước ta cần có sự đổi mới và định hướng phù hợp với tiến trình hội nhập.

Suy thoái nguồn nước mặt - Vấn đề đặt ra

30/08/2019

Tài nguyên nước mặt của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng. Ở Việt Nam, tài nguyên nước mặt tồn tại trong các thủy vực ở trên mặt đất như: Sông ngòi, ao, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng… trong đó, nước sông giữ vai trò chính yếu, cung cấp nguồn nước phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của cả quốc gia. Mặc dù vậy, trước sự khai thác triệt để và sử dụng lãng phí, tài nguyên nước mặt đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng khiến cho nguồn nước ngày một suy thoái và khan hiếm.

Ô nhiễm không khí đô thị - Thực trạng và giải pháp

30/08/2019

Ngày 5/6 vừa qua, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2019 là “Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta”; thông điệp này đã cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay. Đặc biệt tại các đô thị, chất lượng không khí đang ngày càng suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi các đô thị là nơi tạo ra đến 80% lượng khí thải nhà kính từ các khu công nghiệp, công trìình xây dựng, phương tiện giao thông…

Tăng cường thực hiện tốt các chính sách người có công với cách mạng

29/08/2019

Ưu đãi người có công với cách mạng là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm ghi nhận, tôn vinh cũng như chăm lo đời sống của những người có công (NCC) đối với đất nước. Đây cũng là yếu tố thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị xã hội; thúc đẩy sự nghiệp đổi mới trong tiến trình hội nhập và phát triển. Lần đầu tiên Việt Nam có Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng là năm 1994. Đến nay, Pháp lệnh đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần (vào các năm 1994, 2005, 2007, 2012) với mục tiêu là mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, bổ sung chế độ ưu đãi; qui định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận NCC, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ cũng như phù hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính; đồng thời tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, vững chắc để thực hiện chính sách ưu đãi.

Tình hình lao động việc làm cả nước 6 tháng đầu năm 2019

29/08/2019

Tình hình lao động việc làm 6 tháng đầu năm 2019 có nhiều tín hiệu tốt cho thị trường lao động trong nước, khi số người tham gia lực lượng lao động trong toàn bộ nền kinh tế và chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trướcc. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm và lao động có việc làm phi chính thức đều giảm. Chuyển dịch cõ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ.

Việt Nam chung tay chống lại ô nhiễm rác thải nhựa

29/08/2019

Rác thải nhựa hiện đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Theo thống kê, mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn rác thải nhựa, trôi nổi trên các đại dương. Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, hiện nay các quốc gia trên thế giới đã và đang có những hành động thiết thực, trực tiếp nhằm hạn chế lượng rác thải nhựa, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra.

Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top