Tình hình lao động việc làm cả nước 6 tháng đầu năm 2019

29/08/2019 - 03:06 PM
Lực lượng lao động

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước 6 tháng đầu năm 2019 ước tính đạt 55,4 triệu người, tăng 334,0 nghìn người so với cùng k năm trước.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2019 ước tính 48,9 triệu người, tăng 450,4 nghìn người so với cùng k năm trước (trong đó, ở khu vực thành thị là 17,0 triệu người, chiếm 34,7%; lực lượng lao động nữ trong độ tuổi đạt 22,2 triệu người, chiếm 45,5% tổng số lao động trong độ tuổi của cả nước).

Lao động có việc làm

Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2019 ước tính là 54,3 triệu người, tăng 0,3 triệu người so với cùng k năm trước (trong đó, khu vực thành thị chiếm 33,0%, tăng 1,14 điểm phần trăm so với cùng k năm trước). Trong 6 tháng đầu năm 2019, chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản và tăng tỷ trọng trong khu vực Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ. Tốc độ chuyển dịch lao động từ khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản sang các khu vực kinh tế khác đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2019, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 19,2 triệu người (giảm hơn 1,5 triệu người), chiếm 35,3% (giảm 3,1 điểm phần trăm so với cùng k năm trước); khu vực Công nghiệp và Xây dựng là 15,7 triệu người (tăng hơn 1,3 triệu người), chiếm 28,9% (tăng 2,3 điểm phần trăm); khu vực Dịch vụ là 19,4 triệu người (tăng 0,5 triệu người), chiếm 35,8% (tăng 0,8 điểm phần trăm).

Lần đầu tiên, lao động làm việc trong khu vực Dịch vụ của nn kinh tế cao hơn lao động làm việc trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản. Những chính sách thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp của Chính phủ trong vài năm trở lại đây đã tạo ra những chuyển dịch tích cực giữa các ngành trong nn kinh tế. Như vậy, với tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động như hiện nay, mục tiêu Nghị quyết số 23/NQ-TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị v định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là “đến năm 2030, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%”, có thể cán đích trước năm 2030.

 
Tình hình lao động việc làm cả nước 6 tháng đầu năm 2019

Lao động có việc làm đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên trong 6 tháng đầu năm 2019 ước tính là 12,1 triệu người, chiếm 22,3% số lao động có việc làm của toàn quốc, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng k năm trước.

Thất nghiệp, thiếu việc làm và lao động phi chính thức

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong 6 tháng đầu năm 2019 ước gần 1,06 triệu người, giảm 6,5 nghìn người so với cùng k năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2019 ước là 2,16%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với cùng k năm trước.

Số  thanh  niên  (người  từ  15  đến  24   tuổi)   thất   nghiệp   6   tháng   đầu   năm   2019   ước   khoảng   449,9  nghìn  người,  chiếm  40,7%  tổng  số  người  thất  nghiệp.  Tỷ   lệ   thất   nghiệp   của   thanh   niên   trong   6   tháng đầu năm 2019 ước 6,35%, giảm 0,73 điểm phần trăm so với cùng k năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,16%, giảm 0,55 điểm phần trăm so với cùng k năm trước. So với tỷ lệ  thất nghiệp  chung,  tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24 tuổi cao hơn, do lực lượng lao động thanh niên khi tham gia vào thị trường lao động thường có xu hướng chủ động tìm kiếm các việc làm phù hợp với năng lực và điu kiện riêng của mình hơn so với các nhóm dân số khác. Đây là tình hình chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2019 ước tính là 1,29% (ở khu vực nông thôn cao gấp 2 lần khu vực thành thị, tương ứng là 1,57% và 0,77%).

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2019 là 54,6%, giảm 1,7 điểm phần trăm so với cùng k năm trước (trong đó, ở khu vực nông thôn cao hơn nhiu so với khu vực thành thị, tương ứng là 61,5% và 46,6%).

Thu nhập của người lao động

Thu nhập bình quân tháng từ công việc của người lao động có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 5,6 triệu đồng, tăng 834 nghìn đồng so với cùng k năm trước. Thu nhập bình quân của lao động nam cao hơn lao động nữ 1,4 lần (tương ứng 6,5 triệu đồng và 4,6 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động thành thị cao hơn lao động nông thôn 1,6 lần (tương ứng là 7,5 triệu đồng và 4,6 triệu đồng).

Những người làm công hưởng lương có thu nhập cao hơn thu nhập bình quân của lao động trong toàn nn kinh tế 1,1 triệu đồng. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2019, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương đạt 6,7 triệu đồng (trong đó, thu nhập của nam là 7,1 triệu đồng, nữ là 6,3 triệu đồng; lao động thành thị là 7,8 triệu đồng, lao động nông thôn là 5,9 triệu đồng).

Người lao động có thâm niên công tác cao được hưởng thu nhập cao. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2019, thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của những người có thâm niên công tác từ 3 năm trở lên là 7,1 triệu đồng/tháng; từ 1 đến dưới 3 năm là 6,1 triệu đồng/tháng; những người mới làm việc chưa được 1 tháng là 3,5 triệu đồng/tháng.
 
Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương
theo thâm niên công tác, 6 tháng đầu năm 2019
 
Tình hình lao động việc làm cả nước 6 tháng đầu năm 2019 1
 
(Nguồn: Vụ Thống kê Dân số Lao động - TCTK)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top