Văn hóa - Xã hội - Môi trường

Nghệ thuật diễn xướng dân gian ở Hội An

24/05/2019

Nghệ thuật diễn xướng dân gian là một loại hình văn hóa phi vật thể, giá trị văn hóa của nó được bảo tồn và lưu truyền trong các hoạt động biểu diễn mang tính tập thể. Để lưu giữ nghệ thuật diễn xướng dân gian, Hội An đưa các loại hình diễn xướng dân gian từ thú chơi dân dã, từng bước trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, một điểm nhấn cho du lịch địa phương. Trong các loại hình nghệ thuật diễn xướng của Hội An phải kể đến nghệ thuật diễn xướng hát Bài Chòi, múa Thiên Cẩu và hát Bả Trạo.

Ngân nga khúc then, đàn tính đầu xuân

24/05/2019

Xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, hát Then là một hình thức tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái thuộc các tỉnh vùng núi phía Bắc. Với quan niệm về một thế giới thần bí, nơi có những nhân vật và sức mạnh diệu kỳ như Bụt, Giàng, Trời, đồng bào nơi đây cho rằng chỉ có những ông Then, bà Then mới có đủ sức mạnh, bản lĩnh cũng như khả năng dâng lên Mường Trời những sản vật của con người khi tiếng hát được cất lên. Bởi thế, Then được coi là điệu hát thần tiên, là cầu nối tâm linh chở theo lòng thành kính, lời thỉnh cầu và mong ước của con người về một mùa màng bội thu, tươi tốt, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở, đời sống ấm no, hạnh phúc, tới các vị thần vào những dịp trọng đại như: Hội làng, dịp lễ, Tết hay các buổi mừng thọ ông bà, cha mẹ…

Ca Trù - Loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam

24/05/2019

Ca Trù là loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, xuất hiện vào đầu thế kỷ XVI. Trong lịch sử hình thành, nghệ thuật Ca Trù xuất phát từ hát Cửa đình. Sau một thời kỳ dài phục vụ nghi lễ tín ngưỡng trong dân gian, tế thành hoàng làng, Ca Trù phát triển trở thành loại hình nghệ thuật thưởng thức không gắn với không gian tín ngưỡng. Năm 2009, Ca Trù được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Chính sách dân số trong tình hình mới hướng đến nâng cao chất lượng dân số

23/05/2019

Dân số luôn được xác định là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Do vậy những năm qua, chính sách dân số của nước ta đã được ban hành và điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm tình hình của đất nước trong từng thời kỳ. Gần đây nhất, năm 2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, với quan điểm chuyển trọng tâm chính sách dân số từ Dân số-kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) sang dân số và phát triển nhằm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về dân số như quy mô, cơ cấu, phân bổ… hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian trong thời đại mới

22/05/2019

Hội nhập kinh tế đang đặt ra nhiều thách thức trong bảo tồn văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng và cộng đồng các dân tộc anh em của cả nước nói chung. Văn hóa dân gian chính là cội nguồn của văn hóa dân tộc, đó là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động. Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, hơn lúc nào hết, chúng ta cần bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân gian, coi đó như là căn cước để hội nhập và giao lưu quốc tế.

Đầm ấm Tết Nguyên đán cổ truyền của những người con xa xứ

21/05/2019

Trong tâm thức người Việt, Tết Nguyên đán là dịp nhà nhà sum họp, thưởng thức món ăn dân tộc và gửi đến nhau những lời chúc may mắn, hạnh phúc, an lành cho một năm mới. Tết còn là hành trình hồi hương của những người con luôn hướng về cội nguồn. Thế nhưng cũng có biết bao người con Việt cố gạt đi nỗi nhớ quê, vẫn tiếp tục lo toan công việc nơi xứ người, song không vì vậy mà họ quên đi hương vị Tết thiêng liêng luôn nằm trọn trong ký ức của mỗi người.

Phong tục đón Tết của các dân tộc miền núi phía Bắc

21/05/2019

Khu vực miền núi phía Bắc là nơi sinh sống lâu đời của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Thái, Dao… Mỗi dân tộc có những phong tục đón Tết độc đáo riêng, tạo nên bản sắc văn hóa đặc sắc cho cộng đồng dân tộc mình.

Cơ hội giáo dục và việc làm cho người khuyết tật

20/05/2019

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến người khuyết tật (NKT). Việt Nam cũng đã ban hành Luật Người khuyết tật và phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT, xây dựng các khung khổ pháp lý đảm bảo quyền của NKT. Tuy nhiên, trong thực tế NKT còn gặp nhiều rào cản trong tiếp cận giáo dục, học nghề và cơ hội việc làm phù hợp với đặc điểm thể chất và nhu cầu thị trường lao động.

Thống kê giới - Một số kết quả cơ bản

20/05/2019

Số liệu thống kê giới phản ánh sự khác biệt và bất bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Các nhà hoạch định chính sách và nhà hoạt động thực tiễn có thể sử dụng các thông tin thống kê giới trong quá trình phân tích, xem xét sự khác biệt và bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, các nhu cầu và ưu tiên của họ, qua đó góp phần xây dựng và phản biện các chính sách, chương trình hướng đến đảm bảo lợi ích tối đa cho cả phụ nữ và nam giới. Tại Việt Nam, số liệu thống kê giới là cơ sở quan trọng giúp xây dựng, giám sát việc thực hiện luật pháp và chính sách đáp ứng nhu cầu và ưu tiên của các nhóm phụ nữ và nam giới.

Tản mạn năm Hợi

17/05/2019

Hợi mang số thứ 12 trong cung Hoàng đạo (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Năm 2019 là năm Kỷ Hợi, năm con lợn (con heo), một loài vật khá gần gũi và thân thuộc với con người, vì vậy sẽ có nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến con vật này.

Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top