Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long - Thích ứng với biến đổi khí hậu

03/09/2019 - 08:58 AM
Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận

Có thể nói, Nghị quyết 120 đã đánh dấu bước đột phá lớn trong tư duy, định hình chiến lược phát triển bền vững của ĐBSCL theo hướng tổng thể, tích hợp phát triển kinh tế - xã hội trong toàn vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng cường kết nối, phát triển giữa các địa phương trong vùng, đảm bảo tính liên vùng, liên ngành có trọng tâm, trọng điểm thông qua cơ chế điều phối của Chính phủ. Trước hết, Nghị quyết 120 đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành trong xây dựng chính sách, xác định các chương trình chiến lược, các dự án cấp bách; Các điểm nghẽn về thể chế, chính sách, nguồn lực, quy hoạch kết nối liên vùng đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo và tháo gỡ; Nhân dân đồng tình, ủng hộ và chủ động tham gia; Đảng bộ, chính quyền các tỉnh vùng ĐBSCL nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn thách thức; Các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển đã tích cực tham gia và hỗ trợ hiệu quả… Nhờ đó, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết, đã có những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Cụ thể: Hệ thống cơ chế, chính sách bước đầu được hoàn thiện, tập trung thúc đẩy phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững; phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, ổn định dân cư; gắn kết các quy hoạch phát triển…


 
Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Các ngành, lĩnh vực kinh tế trong vùng ĐBSCL đã có những chuyển dịch tích cực, cơ cấu kinh tế được xây dựng theo hướng phát huy tiềm năng lợi thế của vùng, tiểu vùng, thích ứng với BĐKH. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ĐBSCL đã chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, trái cây, giảm lúa; từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chuyên canh nông sản chủ lực (tôm, cá tra, lúa gạo, trái cây) gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản. Nhờ đó, trong năm 2018 sản lượng tôm    vùng ĐBSCL đạt 0,623 triệu tấn, chiếm 70% sản lượng cả nước; sản lượng cá tra 1,41 triệu tấn, chiếm 95%; sản lượng trái cây 4,3 triệu tấn, chiếm 60%; sản lượng lúa 24,5 triệu tấn, chiếm 56% sản lượng cả nước. Kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ lực ĐBSCL (gạo, cá tra, tôm, trái cây) đạt 8,43 tỷ USD, chiếm 73,34% kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ lực này của cả nước. Một số sản phẩm nông sản xuất khẩu có giá trị cao như: Thanh long - sản phẩm xuất khẩu chủ lực với 1,1 tỷ USD năm 2018; trái xoài (Hòa Lộc, Cát Chu) xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; thanh long, nhãn, vú sữa, chôm chôm đã xuất khẩu vào thị trường Mỹ với sản lượng tăng hàng năm. Bên cạnh đó, ĐBSCL đã hình thành nhiều vùng sản xuất rau quả tập trung theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, đạt năng suất 17 tấn/ha và sản lượng 4.400 tấn/năm.

Diện mạo nông thôn vùng ĐBSCL đã khởi sắc và có nhiều đổi mới. Tính đến hết tháng 4 năm 2019, toàn vùng có 516 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 40,09%), bình quân đạt 15,43 tiêu chí/xã, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (15,26 tiêu chí/xã).

Kế  hoạch  tái  cơ  cấu  ngành   công   nghiệp   tại   vùng   ĐBSCL   bước   đầu   triển   khai   đúng hướng và hiệu quả. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của vùng liên tục tăng cao so với mức tăng trung bình cả nước (lần lượt trong các năm 2016, 2017, 2018 là 8,41%, 11,12% và 11,3% so với cả nước là 7,4%, 9,5% và 10,2%); 
Công nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao nhất với các sản phẩm chủ yếu là cá tra phi-lê, tôm đông lạnh, mực đông lạnh; sản lượng gạo xuất khẩu năm 2018 chiếm 90% với 6,1 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,06 tỷ USD.
 
Bên cạnh đó, vùng ĐBSCL cũng tập trung khai thác tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, trước hết là năng lượng gió và năng lượng mặt trời như: Nhà máy điện gió Bạc Liêu 1 và 2 đã hoàn thành; khởi công Nhà máy điện gió Bạc Liêu 3, Khai Long - Cà Mau, Hàn Quốc - Trà Vinh, Bình Đại - Bến Tre… Các dự án điện gió và năng lượng tái tạo ở đồng bằng đang có nhiều cơ hội phát triển khi công nghiệp phát triển nhanh, chi phí đầu tư giảm mạnh. Giá thành điện gió đã giảm 23% trong 7 năm qua và dự kiến còn giảm sâu kể từ năm 2020. Đặc biệt, an sinh xã hội được quan tâm, việc làm được cải thiện, sinh kế của người dân từng bước được chuyển đổi theo hướng bền vững. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển bản sắc văn hóa, các công trình văn hóa, di tích lịch sử cách mạng được chú trọng, giữ gìn và phát huy các di sản thiên nhiên văn hóa như “Đờn ca tài tử”, văn hóa Khơ Me và 7 di tích được công nhận là di tích quốc gia. Năm 2018, vùng ĐBSCL đã đón hơn 40 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế. Một số làng nghề trong vùng dự kiến thành các điểm du lịch thu hút khách du lịch như Làng Chăm Châu Giang (An Giang), làng nghề bánh tráng bánh phồng (Sơn Đốc, Bến Tre), làng hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp)…

Điểm nghẽn về nguồn vốn đang được quan tâm giải quyết. Tổng số vốn đầu tư qua địa phương trong  kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (chưa bao gồm 10% dự phòng) là 193,9 nghìn tỷ đồng chiếm 16,53% so với cả nước. Vốn bổ sung cho các dự án xử lý sạt lở cấp bách nguy hiểm là 2,5 nghìn tỷ đồng. Trong khuôn khổ chương trình mục tiêu BĐKH và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020, đã giao 3,7 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương cho 20 dự án tại ĐBSCL.

Các chương trình ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai, khắc phục sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội đang được triển khai thực hiện và tập trung vào những vấn đề cấp bách. Đã khảo sát xác định 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834 km, trong đó 57 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm (sạt lở gây nguy hiểm trực tiếp đến khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng) tổng chiều dài 170 km; Xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển, đoạn sụt lún, sạt lở trọng điểm; xây dựng bản đồ sạt lở, bố trí ngân sách xây dựng công trình phòng chống sạt lở, ưu tiên 36 dự án cấp bách. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH và Chương trình Hỗ trợ ứng phó với BĐKH đã hỗ trợ 28 dự án; Chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh hỗ trợ 20 dự án. Ngoài ra, các địa phương trong vùng cũng triển khai các dự án đầu tư nâng cấp đê biển kết hợp xây dựng hệ thống ngăn mặn, trữ ngọt...

Bên cạnh đó, công tác điều tra cơ bản, quan trắc được tăng cường; số liệu, dữ liệu liên ngành được thiết lập, cập nhật và hệ thống hóa để phục vụ hiệu quả cho công tác dự báo, hoạch định chính sách; Cập nhật và từng bước hệ thống hóa số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường, dữ liệu khí tượng, thủy văn, hải văn và bùn cát, tài nguyên nước. Hoàn thành và đưa vào sử dụng Trạm vùng quan trắc môi trường Tây Nam Bộ; đang xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu vùng ĐBSCL làm cơ sở cho việc tích hợp dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương.

Các địa phương cũng đã điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ số xâm nhập mặn; đánh giá chế độ thủy văn, địa hình đáy, địa chất ven sông, kênh chính có nguy cơ sạt lở; khảo sát, đánh giá hiện trạng các nguồn khí thải ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hiện trạng môi trường khu vực cụm, tuyến dân cư nông thôn; chuyển giao 13/13 tỉnh, thành phố cơ sở dữ liệu cung cầu lao động
Sau 2 năm thực hiện nghị quyết, hoạt động hợp tác quốc tế được thúc đẩy góp phần thu hút nguồn lực, tri thức, công nghệ cho ĐBSCL. Đẩy mạnh tham gia hiệu quả trong khuôn khổ hợp tác phát triển với các nước Tiểu vùng sông Mê Kông và giữa các nước Tiểu vùng sôngKông với các đối tác phát triển; Mở rộngtăng cường các quan hệ đối tác chiến lược (trong đó có các cơ chế hợp tác, đối tác quan trọng như Thỏa thuận đối tác chiến lược Việt Nam - Hà Lan về thích ứng với BĐKHquảnnước, WB, GIZ, JICA…); Hoàn thành đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả Hiệp định Mê Kông 1995, tăng cường hợp tác trong các cơ chế Kông, Kông - Lan Thương; thực hiện Đề án tổng thể về ảnh hưởng của phát triển thủy điện trên dòng chính sông Kông tới ĐBSCL.
Một số hạn chế và phương hướng trong thời gian tới
Bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải sớm khắc phục trong thời gian tới. Cụ thể: Việc hoàn thiện thể chế, chính sách triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 120/NQ-CP vẫn còn chậm, đặc biệt, các chính sách đẩy mạnh phát triển của các ngành, lĩnh vực then chốt tại ĐBSCL. Một số chính sách đã được ban hành nhưng chưa đi vào cuộc sống, đồng bộ với nguồn lực thực hiện dẫn đến hiệu quả chính sách không cao; Công tác điều tra cơ bản chưa được thực hiện đầy đủ; dữ liệu còn phân tán, các cơ sở dữ liệu thành phần chưa được tích hợp vào hệ thống; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân vùng kinh tế theo ngành, lãnh thổ dựa vào các điều kiện tự nhiên còn chậm, vẫn còn xung đột phát triển giữa các loại hình kinh tế dẫn đến hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao, thiếu tính bền vững.
 
Vấn đề sụt lún, sạt lở, mặc dù đã được Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương quan tâm đầu tư khắc phục nhưng chưa đủ, vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp; Hệ thống kết cấu hạ tầng, thị trường còn thiếu đồng bộ, chưa kết nối Đông - Tây và với TP. Hồ Chí Minh để tận dụng được các ưu thế của từng địa phương và của cả vùng; Việc huy động và phát triển nguồn lực cho phát triển ĐBSCL bao gồm nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ mặc dù đã có chuyển biến mạnh nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn…

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian tới, tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến nhanh; các tác động dài hạn đã được dự báo, nhận diện, tuy nhiên những tác động ngắn hạn là khó lường, khó dự báo do tính thất thường, cực đoan; Thách thức từ các hoạt động khai thác, sử dụng nước ở phía thượng nguồn, đặc biệt là các dự án thuỷ điện trên dòng chính sông Mê Kông ngày càng phức tạp hơn. Dự báo, tình trạng thiếu cát, thiếu màu, thiếu nước sẽ còn tiếp diễn nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến phát triển ĐBSCL…

Quá trình triển khai Nghị quyết 120 đang những bước đầu, vậy, để đạt được mục tiêu, tầm nhìn chiến lược Nghị quyết đề ra, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian tới cần tập trung ưu tiên thực hiện một số nội dung sau:


1. Xây dựng, thực hiện các dự án lớn; phát triển hạ tầng đa mục tiêu: Giao thông, thủy lợi, thích ứng với biến đổi khí hậu để tạo ra chuyển đổi quy mô lớn. Rà soát, xây dựng các tiêu chí xác định và đầu tư dự án, công trình ứng phó với biến đổi khí hậu quy mô lớn, có tính chất liên vùng, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội; các dự án quan trọng, cấp bách trong giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030. Đẩy nhanh việc triển khai các chương trình, dự án ODA đã ký kết và các dự án vốn trong nước quy mô lớn để sớm phát huy hiệu quả hỗ trợ chuyển đổi sinh kế. Bổ sung chức năng, tăng vốn điều lệ cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để thực hiện Quỹ hỗ trợ phát triển ĐBSCL.
 
2. Quy hoạch tổng thể về đất đai, tài nguyên nước, không gian biển theo 3 vùng kinh tế sinh thái. Đẩy nhanh quá trình xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng ĐSBCL giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp đa ngành làm định hướng để các Bộ, ngành, địa phương soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực cũng như tạo cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư, tăng cường kết nối liên vùng. Triển khai Quy hoạch bảo vệ môi trường cho ĐBSCL trong giai đoạn 2021-2030.
 
3. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp, có cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao về thủy sản, nuôi trồng biển, phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, sinh thái biển. Tiếp tục cơ cấu lại ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp xanh, ít phát thải, ứng dụng công nghệ cao. Phát triển năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường có công nghệ xử lý rác thải đô thị, nông thôn phù hợp. Đảm bảo an toàn năng lượng thông qua phát triển, sử dụng hiệu quả năng lượng mặt trời, gió phù hợp với yêu cầu sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai.
 
4. Khẩn trương rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách được giao tại Nghị quyết và Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết, đặc biệt là cơ chế chính sách huy động nguồn lực, nhất là từ khối tư nhân; đẩy mạnh triển khai hình thức đối tác công tư. Hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai để thúc đẩy tập trung đất đai, khuyến khích, thu hút dự án có tính chất động lực; cho phép tách tiểu dự án bồi thường để thực hiện trước. Huy động nguồn vốn để tạo quỹ đất bên cạnh các công trình đầu tư hạ tầng của nhà nước để đấu giá tạo nguồn lực. Nhà nước thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thu hút các dự án công tư; quy hoạch các khu vực đất trồng lúa có thể chuyển đổi mục đích linh hoạt để nông dân chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo điều kiện tự nhiên của từng năm.
 
5. Đẩy mạnh điều tra, đánh giá, xây dựng và triển khai tổng thể các giải pháp trữ nước dựa vào xu thế tự nhiên của từng khu vực; phòng chống sạt lở bờ sông, xâm thực biển và sụt lún đất vùng ĐBSCL. Khẩn trương hoàn thành cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ công tác hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các quyết định đầu tư. Sớm hoàn thành Trung tâm tích hợp dữ liệu vùng ĐBSCL.
 
6. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ 4.0; thúc đẩy hình thành các trung tâm phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao. Xây dựng chương trình khoa học và công nghệ về thích ứng lâu dài ĐBSCL. Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với thị trường xuất khẩu lao động; đổi mới công tác đào tạo, công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyềnngười dân.
 
7. Tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập các khuôn khổ hợp tác mới trong lĩnh vực BĐKH và tài nguyên nước nhằm phát huy sự hỗ trợ, đầu tư của các đối tác phát triển để phát triển bền vững ĐBSCL. Đẩy mạnh công tác điều phối các hoạt động hợp tác song phương, đa phương và với các quốc gia thượng nguồn về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước./.
 
Tiến Long

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top