NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất lúa bền vững giai đoạn 2016-2021

04/01/2024

Nông nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong những năm gần đây, nông nghiệp ngày càng thể hiện vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế. Các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững cộng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó có cơ cấu lại cây lúa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ Logistics đến sự hài lòng của khách hàng nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Quảng Ninh

04/01/2024

Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động tới sự hài lòng của khách hàng về đo lường chất lượng dịch vụ logistics tại Tỉnh Quảng Ninh. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh, tác động từ mạnh đến yếu theo thứ tự: Sự kịp thời; Chất lượng hướng đến khách hàng; Hình ảnh doanh nghiệp; Chất lượng hoàn thành đơn hàng và cuối cùng là Chất lượng thông tin.

Thu thập thông tin tính chỉ tiêu SDG "Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững" qua điều tra

11/12/2023

Chỉ tiêu SDG 2.4.1 “Tỷ lệ diện tích nông nghiệp sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững” là chỉ tiêu dùng để đánh giá mục tiêu cụ thể SDG 2.4 “Đến năm 2030, đảm bảo các hệ thống sản xuất lương thực bền vững và thực hiện các biện pháp canh tác nông nghiệp có khả năng chống chịu nhằm tăng năng suất và sản lượng, giúp duy trì các hệ sinh thái, tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt và các thảm họa khác, đồng thời cải thiện dần đất đai và sức khỏe đất”, thuộc mục tiêu tổng quát SDG 2 “Chấm dứt nạn đói, đảm bảo an ninh thực phẩm, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”.

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Nâng cao năng suất lao động - giải pháp quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng

05/12/2023

Theo TS. Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, để đạt được tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) 4,8% - 5,3% vào năm 2024 như Nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua cần phải tập trung đào tạo, đào tạo lại lao động.

Các yếu tố đóng góp vào bất bình đẳng trong phân phối chi tiêu vùng Tây Nguyên giai đoạn 2018-2022 sử dụng phân rã chỉ số Theil L

17/11/2023

Tây Nguyên là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Việt Nam. Vì vậy, đây là vùng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), trong 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ hai cả nước, ở mức 11,4%

Thiết lập hệ thống chỉ số để phân tích biến động chỉ tiêu GDP bình quân đầu người theo giá thực tế

08/11/2023

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người được xác định bằng cách chia GDP cho dân số trung bình. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh khái quát về trình độ phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân

Phân tích một số nhân tố tác động chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp và dự báo giai đoạn 2023-2030 ở Việt Nam

05/10/2023

Giai đoạn 2012-2022, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông nghiệp bình quân tăng 1,92%/năm, trong đó năm 2020 có mức tăng cao nhất (đạt 12,64%) so với cùng kỳ năm trước.

Phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu giai đoạn 2000-2021

27/09/2023

Chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu là hai chỉ tiêu thống kê khác nhau nhưng có quan hệ qua lại với nhau. Chỉ số giá tiêu dùng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến mức chi tiêu của dân cư. Tăng lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Như vậy, biến động chỉ số giá tiêu dùng và tăng lương tối thiểu ở một góc độ nào đó cũng phản ánh quan hệ các mặt của chi tiêu và thu nhập của dân cư.

Kết quả đo lường, tính toán khu vực phi chính thức và hoạt động tự sản tự tiêu của hộ gia đình năm 2020-2021

20/09/2023

Năm 2022, Tổng cục Thống kê thực hiện biên soạn các chỉ tiêu về khu vực phi chính thức và hoạt động tự sản tự tiêu hộ gia đình. Sau biên soạn, TCTK có được một số kết quả chủ yếu trong đo lường, tính toán khu vực phi chính thức và hoạt động tự sản tự tiêu của hộ gia đình năm 2020-2021.

Đề xuất đo lường đóng góp giá trị gia tăng của kinh tế số trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

08/09/2023

Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tổng cục Thống kê có những nghiên cứu chuyên sâu về cách đo lường kinh tế số đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, nhằm có được số liệu thống kê kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của các cấp chính quyền.

Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top