Một số phân tích về mối quan hệ giữa Đồng bằng sông Cửu Long và phần còn lại của Việt Nam từ bảng IO liên vùng

10/08/2020 - 10:27 AM
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi nhất Việt Nam, tạo cho vùng nhiều lợi thế phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên những năm gần đây, khu vực này đang phải đối mặt với những thách thức do biến đổi khí hậu, những tồn tại do trình độ, năng suất lao động thấp. Trước những khó khăn trên, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Để đánh giá hiệu quả của các giải pháp đó, nghiên cứu này đề xuất một phương pháp khoa học để lượng hóa các tác động của vùng đồng bằng sông Cửu Long đến phần còn lại của nền kinh tế thông qua bảng cân đối liên vùng, từ đó có những định hướng đầu tư phù hợp.
 
Giới thiệu

Đồng bằng sông Cửu Long có 13 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Diện tích đất của vùng khoảng 4,1 triệu ha, chiếm 12,3% diện tích đất tự nhiên cả nước, trong đó dành đến 83,3% diện tích của vùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Dân số của vùng theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là 17,3 triệu người, chiếm 18,0% dân số cả nước, trong đó lực lượng lao động trên 15 tuổi chiếm 17,9% lao động cả nước. Lực lượng lao động vùng đứng thứ tư so với cả nước nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp nhất cả nước, chỉ chiếm 13,6% lao động của vùng. GRDP theo giá so sánh của vùng từ năm 2008 đến năm 2013, trung bình chiếm 14,7% trong tổng GDP cả nước; từ năm 2014 đến năm 2019 chiếm 14,1%. Đầu tư theo giá so sánh vào đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2008 đến năm 2013 chiếm trung bình 11,3% tổng đầu tư toàn xã hội; từ năm 2014 đến năm 2019 chiếm 12%. Có thể thấy đầu tư vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long qua hai giai đoạn có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng trong tổng GDP giảm. Tuy nhiên, với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành vùng nguyên liệu sản xuất cho cả nước, đồng bằng sông Cửu Long đã có những đóng góp như thế nào đối với phần còn lại của nền kinh tế. Nghiên cứu này sử dụng mô hình bảng cân đối liên vùng 2016 để đánh giá tác động của vùng đồng bằng sông Cửu Long đến phần còn lại của nền kinh tế.

Ý tưởng bảng cân đối liên vùng được Isard Walter [6] phát triển từ bảng cân đối liên ngành của Wassily Leontief năm 1941[8]. Bảng cân đối liên vùng tiếp tục được chứng minh bởi Richardson (1979)[5], Miyazawa (1976)[10] và được phát triển bởi Chenery-Moses (còn được gọi là mô hình Chenery-Moses) và Miller-Blair (1985) [9]; Sonis, Hewing (1998)[11].

Nghiên cứu sử dụng bảng I/O liên vùng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và phần còn lại của Việt Nam cập nhật cho năm 2016 với 28 nhóm ngành.

Phương pháp nghiên cứu

Ứng dụng của mô hình để phân tích và ước lượng các tác động kinh tế, mô tả về các dòng sản phẩm giữa các khu vực.
Xuất phát từ mối quan hệ cơ bản của Leontief

A.X + Y = X     (1)

 
Trong đó: A là ma trận hệ số đầu vào trực tiếp, X là vectơ đầu ra, Y là vectơ của nhu cầu cuối cùng. Trong mô hình phân 2 vùng:
 
Ma trận hệ số chi phí trực tiếp A được chia thành các ma trận con:



Trong đó, Acc, Arr là ma trận chi phí trực tiếp của vùng c và vùng r; Acr là ma trận của vùng r sử dụng sản phẩm vùng c và Arc là ngược lại.
 
Trong đó, Xc là giá trị sản xuất của vùng c; Xr là giá trị sản xuất của vùng r

 


Ycc là vec tơ sử dụng cuối cùng của vùng c sử dụng sản phẩm của chính vùng đó; Yrr là sử dụng cuối cùng của vùng r sử dụng sản phẩm của chính vùng đó; Ycr là sử dụng cuỗi cùng sản phẩn c của vùng r tương tự là Yrc. Trong bảng IO quốc gia không phân biệt nhu cầu cuối cùng (Final demand) và sản phẩm cuối cùng (final products). Nhưng trong IO liên vùng hai ý niệm này là khác nhau:

 
(Ycc + Yrc) là nhu cầu cuối cùng của vùng C và (Ycc + Ycr) là sản phẩm cuối cùng của vùng C 

(Yr + Ycr) là nhu cầu cuối cùng của vùng R và (Yrc + Yr) là sản phẩm cuối cùng của vùng R 

Gọi B = (I-A) -1


Vậy ta có X = B.Y Với

Trong trường hợp này X là một ma trận đầu ra được lan tỏa bởi nhu cầu cuối cùng của mỗi vùng, X được định nghĩa như sau:
 
Theo Miyazawa (1976) ma trận B có thể được chia thành:


Bcc bao gồm hai tác động: Tác động số nhân có nghĩa sản phẩm cuối cùng của vùng c tác động đến sản xuất vùng c là (I-Acc) -1 và tác động ngược liên vùng: Có nghĩa nhu cầu vùng R khi sử dụng sản phẩm vùng C làm chi phí trung gian lan tỏa đến sản lượng của vùng C là Bcc - (I-Acc)-1

 
Brc là nhu cầu của vùng C lan tỏa đến sản lượng vùng R.

Các hệ số càng lớn thì tác động càng nhiều. Các ngành có hệ số tác động lớn hơn mức trung bình của vùng sẽ là những ngành quan trọng, có ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế.

Đối với phân tích nhóm ngành trong một khu vực này tác động tới nhóm ngành khác trong khu vực khác, ma trận A có thể được chia như sau:



Vì vậy, nhu cầu của nhóm ngành i trong một khu vực không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu cuối cùng của nhóm ngành đó mà còn phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất của các ngành khác trong cùng khu vực và khu vực khác.

Đặt

Với: Vci là giá trị vectơ được thêm vào của ngành i vùng c; Xci là một vectơ đầu ra của ngành i, vùng c. Từ phương trình (1) ta có:
Nhu cầu cuối cùng của vùng c bao gồm các sản phẩm được sản xuất bởi chính vùng c và sản phẩm được sản xuất vùng r; Vùng c sử dụng sản phẩm do vùng c sản xuất tạo ra giá trị tăng thêm cho vùng c: Vc.Bcc; và vùng c sử dụng sản phẩm của vùng r  sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho vùng r: Vr.Brc. Tương tự như vậy đối với tiêu dùng cuối cùng của vùng r.
 
Và:
V = v.BY = [Vc.(Bcc.Ycc + Bcr.Yrc), + Vr.(Brc + Brr.Yrc); Vc.(Bcc.Ycr + Bcr.Yrr) + Vr.(Brc.Yrc + Brr.Yrr)]

Nghiên cứu này sử dụng bảng cân đối liên vùng giữa đồng bằng sông Cửu Long và phần còn lại của nền kinh tế (là các vùng còn lại của Việt Nam: Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) năm 2016 được cập nhật từ bảng cân đối liên ngành 2012 và véctơ giá trị sản xuất, vectơ đầu vào trung gian đã được thiết lập dựa trên Kết quả điều tra doanh nghiệp Việt Nam 2016. Mô hình bảng cân đối liên vùng được chuẩn hóa và gộp thành 28 ngành sản phẩm của nền kinh tế Việt Nam.

 
 
Một số kết quả

Các tính toán trên cho thấy hệ số tác động do nhu cầu cuối cùng đến sản xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long cao hơn phần còn lại của nền kinh tế, điều này cho thấy khi nhu cầu cuối cùng tăng sẽ kích thích
sản xuất khu vực đồng bằng sông Cửu Long cao hơn phần còn lại của nền kinh tế. Trong đó, hệ số tác động ngược liên vùng và hệ số tràn của đồng bằng sông Cửu Long cao hơn nhiều so với phần còn lại của nền kinh tế, cho thấy vùng đồng bằng sông Cửu Long cung cấp nhiều sản phẩm thô cho sản xuất của phần còn lại, đặc biệt là từ ngành thủy sản nói riêng và nhóm nông, lâm nghiệp và thủy sản nói chung.
 
Tính toán cũng cho thấy, hệ số tác động đến giá trị tăng thêm của vùng đồng bằng sông Cửu Long cao hơn phần còn lại, trong đó tác động mạnh nhất là các ngành dịch vụ; thứ hai là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; cuối cùng là các ngành công nghiệp và xây dựng. Nhưng nhóm ngành có hệ số lan tỏa cao nhất đến giá trị tăng thêm, chủ yếu là các ngành dịch vụ lại lan tỏa thấp đến giá trị sản xuất.
 

Tuy nhiên khi cầu tăng lên, chỉ những ngành vừa có hệ số tác động cao đến sản xuất, vừa có hệ số tác động cao đến giá trị tăng thêm mới thực sự mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế, đây là những ngành cần được quan tâm đầu tư. Theo tính toán, vùng đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung đầu tư vào các ngành: Nông nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô và mô tô; điện; nước và quản lý chất thải; chế biến thực phẩm.
 

Tính toán chi tiết tác động của cầu cuối cùng cho thấy, hệ số tác động đến giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm [hình 1] của vùng đồng bằng sông Cửu Long cao hơn phần còn lại ở tất cả các nhu cầu. Trong đó, cầu cho tiêu dùng của chính phủ, cho hộ gia đình, cho xuất khẩu đều có hệ số tác động đến giá trị sản xuất cao, nhưng chỉ có cầu cho tiêu dùng của chính phủ và của hộ gia đình có hệ số tác động cao đến giá trị tăng thêm. Điều này cho thấy, tập trung xuất khẩu có thể mở rộng cầu nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất, cần quan tâm đầu tư nhiều hơn đến hoạt động xúc tiến thương mại trong nước./.

Nhóm tác giả: Lê Trung Hiếu1, Nguyễn Thị Hậu2, Bùi Trinh3
  1. Vụ trưởng vụ Nông lâm nghiệp và thủy sản - TCTK, emal: [email protected]
  2. Vụ Nông lâm nghiệp và thủy sản - TCTK, emal: [email protected]
  3. Viên nghiên cứu phát triển Việt Nam, email: [email protected]
 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bui Trinh (2017), Interregional Structure Analysis Based On Three Regions Of Vietnam, Advance in Social Sciences Research Journal, Địa chỉ : https://www.researchgate.net/publication/318839685_Interregional_ Structure_Analysis_Based_On_Three_Regions_Of_Vietnam,   [truy cập ngày 3/10/2019]

[2] Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Thai Nguyen Quang Multi-interregional economic impact analysis based on multi-interregional input output model consisting of 7 regions of Vietnam, 2000, Journal of Finance and Investment Analysis, vol.1, no.2, 2012

[3] Francisco T. Secretario,et al. (2007) Developing an interregional input-output table for cross bordereconomies: An application to Laos people’s democratic republic and Thailand, ADB statistics paper No. 1, 2007

[4] Geoffrey J.D., Hewings, Michael Sonis, Moss Madden and Yoshio Kimura (1999), Introduction-
Understanding and Interpreting Economic Structure, Heidelberg: Springer-Verlag

[5] H.W Richardson (1979): Regional Economic, Urbana, University of Illinois Press

[6] Isard Walter (1951), Interregional and regional input-output analysis: A model of a space-economy, Review of Economics and Statistics,33(4):318-328.

[8] Leontief W. (1936) Quantitive input – output relation in the economic system of the United States, Review of Economics and Statistic 18, 105 – 125

[9] Miller, R., & P. Blair. (1985), Input-Output Analysis: Foundations and Extensions, Chapter 7 (pp. 236-260), Environmental  Input-Output  Analysis,  Prentice-Hall.

[10] Miyazawa, K. (1976), Input-Output Analysis and the Structure of Income Distribution, Lecture Notes in Economics and Mathematical Systems, Berlin: Springer-Verlag. [On-line] http://dx.doi.org/10.1007/978-3- 642-48146-8

[11]Sonis M., & Hewings, G. J. D. (1999), Miyazawa’s contributions to understanding economic structure: interpretation, evaluation and extension”, Understanding and Interpreting Economic Structure, Springer, ISBN 3540660453. Pp13-51.

[12] Tổng cục Thống kê (2018), Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
 
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top