Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng ba năm 2020-2022

22/04/2024 - 11:45 AM
Chỉ số đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm (Sn) của cả nước/từng vùng/từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xác định, phân hạng theo thang điểm 100 dựa trên cơ sở kết quả thực hiện 10 chỉ tiêu sau đây:
  • Về kinh tế gồm 4 chỉ tiêu:
  1. Thu nhập bình quân đầu người [1] đạt tương đương ngưỡng nước phát triển, thu nhập cao do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố áp dụng cho năm nghiên cứu, cụ thể:
Năm 2020 đạt 185,3 triệu đồng/người,
Năm 2021 đạt 177,6 triệu đồng/người,
Năm 2022 đạt 190,3 triệu đồng/người.
  1. Tỷ lệ đô thị hóa (TLĐTH) đạt 80%;
  2. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%;
  3. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành phi nông, lâm, thủy sản đạt 90%.
  • Về xã hội gồm 4 chỉ tiêu:
  1. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên đạt 50%;
  2. Tuổi thọ trung bình của dân số tính từ lúc sinh đạt 80 tuổi;
  3. Tỷ lệ nghèo đa chiều dưới 2,5%;
  4. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (GINI) đạt 0,3.
  • Về môi trường gồm 2 chỉ tiêu:
(9) Tỷ lệ diện tích rừng hiện có so với tổng diện tích đất lâm nghiệp đạt 100%;
(10) Tỷ lệ dân số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 100%.
Quy ước phân loại trình độ phát triển KT - XH của các vùng:
 
  • Trình độ phát triển khá: Chỉ số Sn đạt từ 75 điểm trở lên;
  • Trình độ phát triển trung bình khá: Chỉ số Sn đạt từ 65 điểm đến dưới 75 điểm;
  • Trình độ phát triển trung bình: Chỉ số Sn đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm;
  • Trình độ phát triển kém (chậm phát triển): Chỉ số Sn đạt dưới 50 điểm.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu giai đoạn ba năm 2020 - 2022 có xu hướng tiến bộ (xem Bảng 1), tuy nhiên đến năm 2022, nhìn chung cả sáu vùng vẫn còn một số chỉ tiêu đạt thấp so với chuẩn (ngưỡng) tương ứng của vùng phát triển thu nhập cao, cụ thể như sau:

Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu đạt kết quả thấp nhất trong 10 chỉ tiêu: Vùng Đông Nam bộ đạt cao nhất (76,0 triệu đồng/người/năm), bằng 39,94% ngưỡng thu nhập bình quân của vùng phát triển, thu nhập cao; Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đạt thấp nhất (38,0 triệu đồng/người/năm), bằng 19,99%;

Tỷ lệ đô thị hóa: Vùng Đông Nam bộ đạt cao nhất (66,47%), bằng 83,08% ngưỡng tỷ lệ đô thị hóa của vùng phát triển, thu nhập cao; Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đạt thấp nhất (21,65%), bằng 27,07%;

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo: Vùng Đồng bằng sông Hồng đạt cao nhất (37,14%), bằng 74,28% ngưỡng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng phát triển, thu nhập cao; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt thấp nhất (14,53%), bằng 29,06%;

Tỷ lệ xãđạtchuẩnnôngthônmới: Vùng Đồng bằng sông Hồng đạt cao nhất (100,0%), bằng 100,0% ngưỡng tỷ lệ xã nông thôn mới của vùng phát triển, thu nhập cao; Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đạt thấp nhất (47,58%), bằng 47,58%.

 
Bảng 1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của các vùng ba năm 2020 - 2022
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng ba năm 2020-2022
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng ba năm 2020-2022
 
Nguồn: Các cột 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 10: Niên giám thống kê năm 2021, Niên giám thống kê năm 2022 của Tổng cục Thống kê; Cột 4: Dữ liệu kết quả xây dựng xã nông thông mới năm 2020, năm 2021, năm 2022 của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Trung ương; Cột 9: Dữ liệu kết quả thống kê đất đai năm 2020, năm 2021, năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và tính toán của tác giả.

Căn cứ kết quả thực hiện các chỉ tiêu tại Bảng 1, tính được chỉ số (Sn) và phân hạng trình độ phát triển KT
- XH của các vùng ba năm 2020 - 2022 như sau:

Bảng 2. Chỉ số phát triển KT-XH của các vùng ba năm 2020 – 2022

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng ba năm 2020-2022 1
Nguồn: Tính toán của tác giả

Đến năm 2022, vùng Đông Nam bộ có trình độ phát triển cao nhất, đạt 78,60/100 điểm (tăng 0,81 điểm so với năm 2020), đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng, đạt 74,98/100 điểm (tăng 2,88 điểm so với năm 2020); bốn vùng còn lại đạt trình độ trung bình gồm: Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đứng thứ ba (đạt 63,19/100 điểm), vùng Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ tư (đạt 58,41/100 điểm), vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đứng thứ năm (đạt 54,18/100 điểm); và vùng Tây Nguyên đứng thứ sáu (đạt 51,06/100 điểm).

Như vậy, đến năm 2022 có hai vùng đạt trình độ phát triển khá là vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, bốn vùng còn lại đều chậm phát triển, trong đó chậm phát triển nhất là hai vùng: Tây Nguyên (thấp hơn vùng đứng đầu 27,54 điểm); và Trung du và miền núi phía Bắc (thấp hơn vùng đứng đầu 24,42 điểm).

Để thu hẹp mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, trong các năm tới, Đảng, Nhà nước và các bộ ngành Trung ương cần quan tâm chỉ đạo, bố trí các nguồn lực ưu tiên đầu tư cho hai vùng chậm phát triển nhất là vùng Tây Nguyên và vùng Trung du và Miền núi phía Bắc./.


[1] Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ. Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong năm nghiên cứu. 

Tham khảo:
Đề tài khoa học - công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu, xây dựng phương pháp biên soạn chỉ số đánh giá trình độ phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, Mã số: 2.1.6 - B20-21.


TS. Nguyễn Huy Lương

Chủ tịch Hội Thống kê Phú Thọ

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top