Nội dung, phương pháp tính và cách đánh giá tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP

14/08/2023 - 08:58 AM
Nội dung và ý nghĩa của tăng năng suất các nhân tố tổng hợp

Năng suất các nhân tố tổng hợp (viết tắt tiếng Anh là TFP) là chỉ tiêu năng suất tính trên cơ sở tổng hợp của hai yếu tố đầu vào là vốn sản suất và lao động làm việc.

Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp là tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất (tính bằng tổng sản phẩm trong nước - GDP hoặc tổng sản phẩm trên địa bàn – GRDP hay giá trị tăng thêm) do nâng cao năng suất tổng hợp chung (năng suất tính trên cơ sở đầu vào là vốn sản xuất và thường tính theo vốn cố định hay giá trị tài sản cố định và lao động làm việc)[1].

Chỉ tiêu tốc độ tăng TFP phản ánh kết quả đầu tư theo chiều sâu của quá trình sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu phản ánh đích thực, tập trung và khái quát nhất về hiệu quả sử dụng vốn và lao động, và cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chỉ có tăng trưởng kinh tế nhờ vào tăng năng suất các nhân tố tổng hợp mới là tăng trưởng có tính chất ổn định và bền vững, tăng trưởng có khả năng cạnh tranh cao và mang lai nhiều sản phẩm thặng dư để tăng tích lũy mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân.

Với ý nghĩa đó, trong sản suất cần phải không ngừng phấn đấu tăng nhanh tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp.

Phương pháp tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp

Nếu ký hiệu kết quả sản xuất tính bằng tổng sản phẩm trong nước – GDP hoặc tổng sản phẩm trên bàn - GRDP hay giá trị tăng thêm là Y, vốn sản xuất bình quân năm là K và lao động làm việc bình quân là L thì sẽ có các tốc độ (chỉ số) phát triển và tốc độ tăng tương ứng về kết quả sản xuất: Iy và İy, về vốn: Ik và İk và lao động: IL và İL (tốc độ tăng tính theo % bằng tốc độ phát triển tính theo % trừ đi 100%) thì sẽ có công thức tính tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (İTFP) dưới đây:

Trong đó: α và β là các hệ số đóng góp của vốn và lao động, với β = Thu nhập của người lao động/giá trị tăng thêm theo giá cơ bản, và α = 1 đơn vị - β, vì (α+β = 1).

Đây là công thức tính tốc độ tăng TFP theo phương pháp hạch toán và thực tế đang được áp dụng phổ biến và tạm gọi là công thức xây dựng theo cách tiếp cận thứ nhất.

Ví dụ: Có số liệu về tốc độ phát triển các chỉ tiêu GRDP, vốn bình quân và lao động năm 2019 so với năm 2018 của tỉnh “Q” như sau:

 Iy = 107,07%; Ik = 111,53%; và IL = 99,55%. Và biết thêm hệ số đóng góp của lao động β = 0,6309, tức là có hệ số đóng góp của vốn: α = 1 – 0,6309 = 0,3691.

Từ số liệu đã cho, áp dụng công thức 01 ta tính được tốc độ tăng TFP năm 2019 (tức là năm 2019 so với năm 2018) của tỉnh “Q”:


Cũng từ số liệu về kết quả sản xuất (Y), vốn bình quân (K) và lao động (L) có thể tính các chỉ tiêu năng suất vốn (Pk = Y: K) và năng suất lao động (PL = Y: L), rồi theo nguyên tắc của hệ thống chỉ số nghiên cứu mối liên hệ giữa kết quả sản xuất với năng suất vốn và khối lượng vốn (Y=Pk.K) cũng như giữa kết quả sản xuất với năng suất lao động (NSLĐ) và số lượng lao động(Y=PL.L), ta tính tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất (ở ví dụ trên là GRDP) do tăng năng suất vốn [İy(Pk)] và tăng NSLĐ [İy(PL)], sau đó tính bình quân cộng gia quyền giữa hai đại lượng tỷ lệ tăng lên này với quyền số là các hệ số đóng góp của vốn (α) và lao động (β) ta cũng được kết quả tính tốc độ tăng TFP (ở đây gọi là theo cách tiếp cận thứ hai) hoàn toàn giống như như tính theo cách tiếp cận thứ nhất (theo công thức 01).

Cụ thể như sau:

- Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do tăng năng suất vốn [İy(Pk)]:

-Tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do tăng NSLĐ [İy(PL)]:

- Bình quân cộng gia quyền của 2 tỷ lệ tăng lên với quyền số là α và β:

Nội dung trên đây đã được chứng minh và giới thiệu trong chương bốn cuốn sách “Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp - phương phap tính và ứng dụng”.

Trở lại ví dụ đã cho, theo cách tiếp cận thứ hai ta tính được:

- Tỷ lệ tăng GRDP do tăng năng suất vốn :

- Tỷ lệ tăng GRDP do tăng NSLĐ:

- Bình quân gia quyền giữa hai tỷ lệ tăng với quyền số tương ứng: α = 0,3691 và β = 0,6309:

(Kết quả tính tốc độ tăng TFP theo hai cách tiếp cận là hoàn toàn như nhau)

Lấy tốc độ tăng TFP chia cho tốc độ tăng chỉ tiêu kết quả sản xuất nói chung rồi nhân với 100 sẽ được tỷ trọng (tỷ phần) đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế tính bằng % (dTFP). Cụ thể là tiếp tục ta tính được dTFP = 3,0982 : 7,07 . 100 = 43,82%.

Cách đánh giá tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp

Khi đánh giá tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp thường tính toán và công bố đồng thời hai chỉ tiêu: Tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế. Trong danh mục Hệ thống Chỉ tiêu thống kê quốc gia ở mục 05 “Nhóm các chỉ tiêu Tài khoản quốc gia” có chỉ tiêu 0513 “Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)” và chỉ tiêu 0514 “Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung”. Tuy nhiên, trong thực tế khi đánh giá kết quả đạt được cũng như xác định mục tiêu phấn đấu nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp có một số trường hợp ở các ngành cũng như các địa phương chỉ nhấn mạnh đến chỉ tiêu “Tỷ trọng đóng góp của tăng năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế” mà không nhắc đến chỉ tiêu “Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp”. Cách dùng số liệu như vậy là chưa bao quát và thiếu toàn diện; và dễ dẫn đến những nhận định đánh giá chưa thật đúng mức.

Có thể thấy rõ vấn đề này qua kết quả tính toán và đánh giá hai chỉ tiêu trên của Tỉnh “Q” khi sánh hai năm (đơn vị tính là %) như sau:

Năm

2019

2020

-Tốc độ tăng GRDP

7,07

3,18

- Tốc độ tăng TFP

3,0982

1,8058

- Tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GRDP

43,82

56,78

Khi so sánh giữa hai năm về mức nâng cao TFP của Tỉnh “Q”, nếu chỉ căn cứ vào tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GRDP thì thấy rằng năm 2020 có kết quả tốt hơn năm 2019 (56,78% > 43,82%). Nhưng nếu theo tốc độ tăng TFP thì năm 2020 có kết quả thấp hơn nhiều (1,8058% <3,0982%). Như vậy, khi đánh giá về hiệu quả chung của sử dụng vốn và lao động thì không thể nói năm 2019 kém hơn năm 2020 được. Thực chất tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GRDP của Tỉnh “Q” năm 2020 cao hơn so với năm 2019 không phải do tốc độ tăng TFP cao hơn, mà ở đây là do tốc độ tăng GRDP đạt thấp hơn (tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trương GRDP bằng tốc độ tăng TFP chia cho tốc độ tăng GRDP rồi nhân với 100).

Phân tích trên đây cho thấy khi đánh giá về tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp hay xây dựng về mục tiêu cũng như kế hoạch phấn đấu nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp bất kỳ ở phạm vi nào cũng không nên chỉ dựa vào chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trương kinh tế mà luôn luôn phải sử dụng và kết hợp cả hai chỉ tiêu: tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trương kinh tế.

 PGS. TS. Tăng Văn Khiên - TS. Đặng Văn Lương

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Luật Thống kê và một số văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Dân trí (Phụ lục I - Nội dung Chỉ tiêu Thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia).

2. Két quả tính toán và đánh giá tốc tăng năng suất các nhân tố tổng hợp của một số tỉnh những năm 2016 - 2020.

3. Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp – phương pháp tính và ứng dụng, do PGS. TS Tăng Văn Khiên làm chủ biên, NXB Thống kê năm 2018.         

4. Một số lưu ý khi tính toán, sử dụng chi tiêu năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) – ThS. Lê Xuân Biên, TBT An Giang - Sở Khoa học và Công nghệ An.



[1] Nội dung này đã được giới thiệu cụ thể trong cuốn sách “ Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp – phương pháp tính và ứng dụng” NXB Thống kê năm 2018 (xem mục 3.2 và 3.3 chương Ba).


Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top