Đồng Nai: Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới

10/06/2019 - 02:53 PM
Xây dựng nông thôn mới thực chất
 
Trong giai đoạn 2 (2016 -2020) của chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nhiều địa phương trên cả nước đã có những cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế, đồng thời khắc phục được những hạn chế của giai đoạn trước.Theo đánh giá của Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương, với tiến độ như hiện nay thì đến hết quý II/2019, cả nước sẽ hoàn thành mục tiêu 5 năm của chương trình đã được Quốc hội và Chính phủ giao là có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn NTM. Đến nay, cả nước đã có 4.144 xã đạt chuẩn NTM; 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn NTM; 03 địa phương có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM và một số địa phương công nhận số xã đạt chuẩn NTM nâng cao theo bộ tiêu chí do tỉnh ban hành. Là một trong ba địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng NTM, Đồng Nai đã có 100% số xã đạ tchuẩn NTM, trong đó có 26/133 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đồng Nai đã phát huy được nhiều lợi thế để có những bước tiến nhanh trong xây dựng NTM như: Là vùng kinh tế trọng điểm, là tỉnh có nhiều lợi thế, đặc biệt là về thị trường; tiến độ công nghiệp hóa nhanh, tác động lan tỏa đến nông thôn; đất đai phù hợp phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao… Đặc biệt, điểm nổi bật của Đồng Nai là kinh tế phát triển toàn diện, hiệu quả và bền vững. Với nhiều mô hình sáng tạo hay từ phát triển kinh tế, văn hóa đến an ninh trật tự. Hoạt động xây dựng NTM ở Đồng Nai đã tạo hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, môi trường nông thôn sạch, đẹp.

 
Đồng Nai: Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng một trong những địa phương nhiều bước đột phá trong  triển khai chính sách phát triển nông nghiệp nhằm tạo cơ chế để thu hút nguồn đầu tư, đặc biệt là trong thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao. Theo báo cáo của Văn phòng điều phối chương trình NTM tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất công nghệ cao, nông nghiệp sạch mang lại thu nhập cao cho người dân như: Mô hình trồng bưởi VietGAP cho thu nhập 1,2-2 tỷ đồng/hécta; nuôi tôm công nghệ cao đạt từ 2,5-3 tỷ đồng/hécta... Nhờ phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thu nhập của người dân nông thôn tại các địa phương đã tăng gấp 3 - 4 lần so với 10 năm trước. Nhiều huyện nghèo bứt phá tăng thu nhập bình quân của người dân nông thôn lên mức ấn tượng như: Huyện Trảng Bom đạt trên 61,2 triệu đồng/người/năm; huyện Vĩnh Cửu đạt trên 56 triệu đồng/người/năm… Theo đánh giá của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Đồng Nai đã thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao với cách làm rất hay, hiệu quả vì tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại nhưng có chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương.
 
Đồng Nai cũng luôn đặt mục tiêu xây dựng NTM tập trung đi vào chiều sâu, thực chất. Mục tiêu cuối cùng là nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp,nâng cao đời sống nông dân nông thôn. Chính vì vậy, Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu về nông nghiệp-phát triển nông thôn giai đoạn 2008-2018: Huy động được 330 nghìn tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp,nông dân, nông thôn;giá trịsản xuất nông-lâm-thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân 4,19%; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất nông - lâm - thủy sản đạt 228,8 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước (dưới 100 triệu đồng/ha)… Ngoài ra, tỉnh rất nhiều hình đi vào chiều sâu và tính bền vững như: hình chuyên canh cây ăn quả ở các địa phương; hình về cảnh quan gọn gàng; hình về nhà máy xử lý chất thải rắn quy mô lớn ở cả những huyện vùng sâu; nhữnghình xã hội hóa thể thao, văn hóa ở cấp xã, cấp thôn... Mặt khác, về nhóm tiêu chí an ninh trật tự, Đồng Nai cũngnhiều điểm sáng như: Mô 
hình về Quỹ Doanh nhân với an ninh trật tự; việc chú trọng đến các chế độ hỗ trợ cho công an cơ sở… Như vậy, đứng trên bình diện 19 tiêu chí cấp xã cũng như 9 tiêu chí cấp huyện, Đồng Nai đã đạt những kết quả nét, đi vào chiều sâu. Quan trọng hơn, chương trình đã tạo được sự hưởng ứng tích cực và chủ động của người dân, khẳng định tính bền vững của chương trình.
 
Hướng tới mô hình nông thôn mới kiểu mẫu của cả nước
 
Trong thời gian tới, Đồng Nai sẽ tiếp tục tập trung nâng chất lượng NTM, có giải pháp tăng thu nhập bền vững cho người dân nông thôn. Theo đó, các địa phương đưa ra kế hoạch, giải pháp cụ thể cho lộ trình nâng chất trong xây dựng xã, huyện NTM nâng cao và bước tiếp theo là NTM kiểu mẫu. Trước mắt, trong năm 2019, Đồng Nai sẽ tập trung vào xây dựng NTM nâng cao, trong đó tập trung vào 3 nhóm trọng tâm: Nhóm sản xuất, nâng cao thu nhập; nhóm vấn đề môi trường; nhóm về văn hóa an ninh trật tự. Những xã đã đạt NTM nâng cao sẽ tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân bằng cách xây dựng NTM kiểu mẫu.
 
Tỉnh Đồng Nai cũng vừa triển khai Chương trình“Mỗi xã một sản phẩm”(OCOP), góp phần thực hiện Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với trọng tâm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Theo đó, Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của người nông dân, xây dựng mối liên kết phát triển kinh tế cộng đồng bền vững góp phần thực hiện nội dung thứ 3 của Chương trình xây dựng nông thôn mới là: Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao mang thương hiệu lợi thế mỗi vùng, mỗi xã, giúp người nông dân giải quyết những vấn đề căn cơ trong giải pháp thực hiện giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Kế hoạch triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm tại tỉnh vạch rõ mục tiêu cho giai đoạn 2019-2020: Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: 12 sản phẩm; Số sản phẩm hiện có đạt 5 sao cấp tỉnh: 3 sản phẩm; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP: 50%; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp/HTX tham gia OCOP: 30%.
 
Mới đây, huyện Xuân Lộc là một trong số ít địa phương được chọn xây dựng mô hình điểm huyện NTM kiểu mẫu của cả nước và Đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” giai đoạn 2018-2025 đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Theo đó, Xuân Lộc sẽ lấy phát triển sản xuất làm trọng tâm, đặt ra mục tiêu cụ thể về thu nhập người dân, giá trị sản xuất, phấn đấu đưa tất cả các mặt hàng nông sản vào chuỗi liên kết, có doanh nghiệp là đầu tàu, phát triển hợp tác xã để tập hợp nông dân đầu tư cho sản xuất. Đề án cũng đưa những mục tiêu rất cụ thể về tiêu chuẩn sản xuất hiện đại, bền vững như: Trên 90% trang trại nông nghiệp có ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; Trên 80% cơ sở sản xuất nông nghiệp có thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định; Trên 90% doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… Tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án khoảng gần 28.300 tỷ đồng. Giai đoạn 1 (2018-2020), tập trung nâng chất toàn diện các tiêu chí NTM kiểu mẫu và lĩnh vực kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2020 có 8/14 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Giai đoạn 2 đến năm 2023, có thêm 3 xã được công nhận NTM nâng cao và 3 xã đạt NTM kiểu mẫu theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững.
 
Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, năm 2019, Huyện đặt ra mục tiêu phấn đấu xã NTM nâng cao Xuân Định đạt xã NTM kiểu mẫu của cả nước. Trong đó, Huyện tập trung vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Nông dân cũng luôn giữ vai trò chủ thể trong xây dựng NTM kiểu mẫu. Hiện nay, Xuân Lộc đã có 4/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, và với kết quả này, khả năng Xuân Lộc đạt huyện nông thôn mới kiểu mẫu của cả nước là rất lớn. Bên cạnh đó, Đồng Nai cũng là tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao với 26 xã đã đạt chuẩn. Điểm nổi bật của Đồng Nai là tốc độ nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, nhất là trong ứng dụng khoa học công nghệ cao rất nhanh từ huyện điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu đến các địa phương khác.
 
Với những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng NTM, hy vọng rằng, Đồng Nai sẽ là một trong những địa phương đi đầu về xây dựng NTM nâng cao trong cả nước, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn cũng như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân./.
 
Trúc Linh

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top