Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh qua kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017

04/06/2019 - 09:23 AM
Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 (TĐTKT 2017), mức độ ứng dụng CNTT ở nước ta ngày càng tăng lên: Trong đó, số lượng các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp có sử dụng máy tính đã tăng từ 9,9% năm 2012 lên 15,6% năm 2017, số cơ sở có kết nối internet tăng từ 8,7% lên 41,4%, số đơn vị có website tăng từ 1,1% lên 2,7%.
 
Tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hợp tác xã
 
Theo kết quả TĐTKT năm 2017, tại thời điểm 01/01/2017 cả nước có 517,9 nghìn doanh nghiệp (DN) và 13,6 nghìn hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp). Tỷ lệ doanh nghiệp có sử dụng máy tính đạt 86,2%, tương ứng với 446,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 6,3% so với năm 2012. Tỷ lệ có sử dụng internet đạt 85,1%, tương ứng 440,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 11,5% so năm 2012. Tỷ lệ có trang thông tin 25,8%, tương ứng 133,3 nghìn doanh nghiệp, so năm 2012 tăng 13,1%.
 
Theo loại hình kinh tế: Trong khu vực DN nhà nước, tỷ lệ có máy tính 97,2%, tỷ lệ có sử dụng internet 95,9%, tỷ lệ có trang thông tin 57,4%; tương tự, các tỷ lệ của DN có vốn đầu tư nước ngoài: 94,2%, 92,3%, và 42,5%; DN ngoài nhà nước: 86,5%, 85,4 và 27,0%; thấp nhất là hợp tác xã đạt 71,2%, 69,1% và 8,4%.
 
Theo ngành kinh tế: Khoa học công nghệ là ngành có có tỷ lệ có máy tính và có kết nối internet cao, chiếm tương ứng: 88,6%  và 87,4%; Vận tải, kho bãi 88,1% và 86,7%; Công nghiệp chế biến, chế tạo 88,0% và 86,8%; Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản 63,7% và 61,4%; Nghệ thuật, vui chơi giải trí 76,0% và 75,0%; Hoạt động dịch vụ khác 78,4% và 78,1%...
 
Kết quả cuộc TĐTKT năm 2017 cho thấy, phân theo mục đích, doanh nghiệp sử dụng máy tính và internet để gửi và nhận email chiếm tỷ lệ cao nhất 67,6%; tiếp đến là dùng để giao dịch với cơ quan, tổ chức khác 56,3%; để tìm kiếm thông tin 52,5%; dùng để học tập, nghiên cứu 23,9%. Thấp nhất là cung cấp dịch vụ trực tuyến 4,3%; hoạt động tài chính 18,0%; điều hành tác nghiệp 19,0%.
 
Cung cấp dịch vụ trực tuyến thể hiện mức độ cao của ứng dụng CNTT, tuy nhiên, khối doanh nghiệp đạt thấp chỉ 4,3%. Những thành phố lớn có tỷ lệ cao hơn, nhưng còn rất thấp: Hà Nội 6,6%, Đà Nẵng 6,1% và TP. Hồ Chí Minh 4,7%. Theo ngành kinh tế: Ngành Thông tin truyền thông đạt tỷ lệ cao với 15,4%; Giáo dục và đào tạo 7,1%; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 7,0%. Ngành Nông, Lâm nghiệp đạt tỷ lệ thấp chỉ có 1,3%; Khai khoáng 1,7%; Hoạt động quản lý, xử lý nước thải, rác thải 2,7%. Cung cấp dịch vụ trực tuyến phụ thuộc bởi quy mô doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì tỷ lệ cung cấp dịch vụ trực tuyến càng cao: DN siêu nhỏ 4,1%; DN nhỏ 5,3%, DN vừa 8,1% và DN lớn đạt 11,8%.
 
Khối doanh nghiệp134,6 nghìn doanh nghiệptrang thông tin (website), tương ứng 25,8%. Cao nhất là DN nhà nước 56,6%, thứ hai là DN có vốn đầu tư nước ngoài 40,2%, tiếp đến là DN ngoài nhà nước 25,6%, cuối cùng chỉ 8,4% hợp tác xã có trang thông tin. Theo quy mô, 57,4% DN lớn, 45,5% DN vừa, 33,2% DN nhỏ, 24,5% DN siêu nhỏ. Tỷ lệ DN ở các thành phố trực thuộc trung ương luôn ở mức cao hơn: Hà Nội đạt 41,6%, TP. Hồ Chí Minh 34,1%, Đà Nẵng 18,7%Cần Thơ đạt 18,2%, Hải Phòng 13,4%. ít trang thông tin nhất là DN ở 3 tỉnh Vĩnh Long 1,9%,Giang 3,4% và Lai Châu 4,8%.
 
Theo kết quả TĐTKT 2017, tỷ lệ lao động khu vực doanh nghiệp sử dụng máy tính cho công việc là 38,6%, tăng 18,5% so năm 2012 và internet chiếm 39,0%, tăng 8,9% so năm 2012. Trong đó, theo loại hình kinh tế, DN nhà nước có tỷ lệ lao động sử dụng máy tính cho công việc chiếm 51,9% và internet chiếm 50,7 %; DN đầu tư nước ngoài, DN ngoài nhà nước và HTX có các tỷ lệ tương ứng: 24,1% và 23,0%; 43,1% và 44,5%; 29,1% và 30,7%.
 
Ứng dụng CNTT trong khối hành chính
 
Theo kết quả TĐTKT năm 2017, tại thời điểm 01/01/2017 có 34,8 nghìn đơn vị hành chính. Tỷ lệ cơ sở có sử dụng máy tính đạt 99,7%, có kết nối internet đạt 94,7%; nhưng tỷ lệ đơn vị có trang thông tin vẫn còn thấp, chỉ đạt 9,1%. Lao động trong các cơ sở hành chính là 997,0 nghìn lao động, tỷ lệ lao động được sử dụng máy tính là 76,9% và sử dụng mạng internet cho công việc là 75,9%.
 
Mục đích sử dụng máy tính và mạng internet ở khối hành chính để gửi và nhận thư điện tử (email) đạt tỷ lệ 95,4%, tìm kiếm thông tin đạt 94,6% và học tập nghiên cứu là 83,3%. Nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị hành chính trong việc xây dựng chính phủ điện tử, đô thị thông minh là cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhưng hiện mới có 14,3% cơ quan hành pháp cung cấp dịch vụ này. Nếu tính cả các đơn vị Đảng, Tổ chức chính trị xã hội, khối đơn vị hành chính mới có 5.315 đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 8,4%. Chia theo mức độ dịch vụ công trực tuyến, chủ yếu ở mức độ 3 với 2.369 đơn vị, đạt 44,5% và mức độ 2 với 1691 đơn vị, đạt 31,8%. Số đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 chỉ có 513 đơn vị, đạt 9,6%. Trong số các đơn vị hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến, các đơn vị cấp trung ương có 2.035 đơn vị (chiếm hơn 1/3 số đơn vị hành chính cả nước).
 
Các cơ quan trung ương có tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cao hơn nhiều so với trung bình chung cả nước, đạt 36,5%. Trong đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 1 chiếm 4,8%, mức độ 2: 20,2%, mức độ 3: 46,8% và mức độ 4 là 28,2%. Dịch vụ công trực tuyến ở các địa phương đạt thấp: 8,2%. Trong đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 1 chiếm 14,2%, mức độ 2: 32,1%, mức độ 3: 44,5% và mức độ 4 là 9,2%.
 
Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh là những địa phương có số lượng các đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến lớn hơn cả, với tỷ lệ tương ứng 28,3%, 28,1%, 26% và 15,7%. Các tỉnh có tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn thấp là: Nam Định (0,3% tương đương 3 đơn vị), Thanh Hóa (1% tương đương 25 đơn vị), Hưng Yên (1,5% tương đương 13 đơn vị) và Yên Bái (1,5% tương đương 14 đơn vị).
 
Ứng dụng CNTT trong khối sự nghiệp
 
Theo kết quả TĐTKT năm 2017, tại thời điểm 01/01/2017 73,6 nghìn đơn vị sự nghiệp, tỷ lệ sở sử dụng máy tính 99,5%, kết nối internet 99,0%, trang thông tin đạt 20,1%. Lao động trong các sở sự nghiệp2.511,2 nghìn lao động, với tỷ lệ cao lao động được sử dụng máy tính 82,7% sử dụng mạng internet cho công việc 82,1%.
 
Tương tự khối hành chính, khối các đơn vị sự nghiệp sử dụng máy tính và mạng internet cao nhất là để gửi và nhận email 99,0%, tiếp đến là tìm kiếm thông tin 94,6% và cho học tập nghiên cứu 88,2%, giao dịch với cơ quan tổ chức khác ở mức trung bình 56,8%. Còn sử dụng cho các công việc khác tỷ lệ vẫn còn thấp: Điều hành tác nghiệp 36,4%, dùng cho hoạt động tài chính 13,8% và cung cấp dịch vụ trực tuyến chỉ có 5,3%. Khối sự nghiệp có sự phân cực mạnh hơn khối doanh nghiệp giữa các mục đích thông thường và mục đích nâng cao của ứng dụng CNTT.
 
Ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh khối cá thể
 
Theo kết quả TĐTKT 2017, tại thời điểm 1/7/2017 có 5142,9 nghìn cơ sở SXKD cá thể, so năm 2012 tăng 11,2%, có 4590 nghìn cơ sở có địa điểm hoạt động ổn định, chiếm 89,2%, tăng 14,5% so năm 2012. Chỉ các cơ sở có địa điểm ổn định mới được thu thập thông tin về ứng dụng CNTT.
 
Các cơ sở SXKD cá thể sử dụng máy tính và kết nối internet cũng như có trang thông tin mặc dù tăng mạnh so với kết quả TĐT năm 2012 nhưng còn thấp. Tỷ lệ có máy tính chiếm 6,9%, tăng 4,9%; tỷ lệ có kết nối internet chiếm 39,9%, tăng 67,5%; tỷ lệ có trang thông tin chiếm 0,1%, mặc dù về số lượng có tăng 1,7 nghìn cơ sở, nhưng quy mô cũng tăng nên tỷ lệ có trang thông tin vẫn không thay đổi.
 
Cơ sở SXKD cá thể dùng CNTT cho tìm kiếm thông tin là nhiều nhất với 15,0%, dùng cho học tập nghiên cứu đứng thứ hai với tỷ lệ 7,4%, mục đích gửi và nhận email là 2,6%. Ứng dụng CNTT cho các mục đích còn lại rất thấp như điều hành tác nghiệp 0,7%; giao dịch với cơ quan tổ chức khác và hoạt động tài chính cùng mức 0,1%. Cung cấp dịch vụ trực tuyến thấp (bán hàng trực tuyến, là việc giao tiếp hình ảnh, âm thanh qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Facetime, v.v..) chỉ 3,4% nhưng cao hơn các mục đích khác. Đây cũng là sự linh hoạt của các cơ sở kinh doanh cá thể trong ứng dụng CNTT.
 
Ứng dụng CNTT trong cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
 
Kết quả TĐTKT 2017 cũng cho thấy, tại thời điểm 01/01/2017 số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là 42,7 nghìn cơ sở, tăng 19,5% so năm 2012. Cơ sở tôn giáo sử dụng máy tính là 37,8%, tương ứng 10,5 nghìn cơ sở.
 
Số cơ sở tôn giáo có trang thông tin rất ít, chỉ có 234 cơ sở, tương ứng 2,0% và tập trung ở một số nơi: TP. Hồ Chí Minh 89 cơ sở, Bình Dương 13 cơ sở, Hà Nội 12 cơ sở, Thừa Thiên Huế 11 cơ sở.
 
Việc sử dụng máy tính và mạng internet chủ yếu Viện, Thiền viện và cơ sở giáo dục đào tạo, với mục đích sử dụng để học tập, nghiên cứu là lựa chọn đầu tiên chiếm 21,5%; tìm kiếm thông tin chiếm 18,7%, gửi và nhận email chiếm 11,6%, trao đổi với cơ quan, tổ chức khác chiếm 6,0%./.
 
(Theo Tổng điều tra kinh tế năm 2017 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, Tổng cục Thống kê)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top