Cmagazine

Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

29/12/2023

Với tiềm năng đa dạng về cảnh quan thiên nhiên cùng văn hóa bản địa của 54 dân tộc anh em và ẩm thực độc đáo, tập tính người dân thân thiện cởi mở... vùng núi Việt Nam đang có tiềm năng lớn để trở thành điểm đến hàng đầu thế giới về phát triển du lịch cộng đồng, từ đó góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bắc Hà: Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

28/12/2023

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Dấu ấn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Sóc Trăng

28/12/2023

Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Để triển khai nhiệm vụ này, tỉnh Sóc Trăng đã và đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở những địa bàn còn khó khăn, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định sinh hoạt, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề - tiếp thêm động lực cho đồng bào DTTS tại Kiên Giang thoát nghèo

27/12/2023

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ kịp thời của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, giúp đồng bào DTTS tại Kiên Giang có thêm tư liệu sản xuất, tạo cơ hội chuyển đổi nghề, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Hậu Giang - Hiệu quả từ chính sách giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

27/12/2023

Những năm gần đây, nhờ nghiêm túc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào DTTS, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang được nâng lên; số hộ nghèo nói chung và số hộ nghèo DTTS trên toàn tỉnh giảm đáng kể.

Chương trình Mục tiêu quốc gia giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số được an cư trong những ngôi nhà mới

27/12/2023

Để người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi ổn định nơi ở, bớt khó khăn vất vả, yên tâm lao động, sản xuất, những năm qua, các địa phương trân cả nước luôn thực hiện tốt các chương trình, chính sách chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Trong đó, thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 (từ năm 2021 - 2025) về hỗ trợ nhà ở đang được các địa phương tích cực triển khai giúp đỡ được hàng ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo sửa chữa, xây mới nhà ở.

Thái Nguyên - Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới

26/12/2023

Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Thái Nguyên được phát triển sâu rộng, người dân chủ động thực hiện, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao.

Nông nghiệp sinh thái - Dấu ấn trong xây dựng Nông thôn mới

25/12/2023

Những năm qua, ngành nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng cao, song cũng tạo ra 20-30% tổng lượng khí phát thải mỗi năm... Nhằm xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường; đồng thời để hành trình xây dựng nông thôn mới cũng như thực hiện thành công cam kết trở thành nước có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, một trong những con đường Việt Nam lựa chọn là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái.

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số - mỗi điển hình tiên tiến là một bông hoa tỏa ngát hương

25/12/2023

Đội ngũ người có uy tín (NCUT) là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với đồng bào dân tộc. Trong công cuộc đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là những tấm gương sáng, gương mẫu đi đầu trong thực hiện, hướng dẫn và cùng đồng bào dân tộc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hoá mới, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Những bước đột phá chuyển đổi số nơi xứ Lạng

25/12/2023

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chiếm khoảng 83% dân số toàn Tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2025, Lạng Sơn được phê duyệt 199/200 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi (trừ xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng), trong đó có 88 xã khu vực III, 08 xã khu vực II, 103 xã khu vực I và 644 thôn đặc biệt khó khăn.

Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top