Thép Việt trước bão phòng vệ thương mại

06/07/2021 - 03:46 PM
Năm 2021, nhu cầu thép trên thế giới tiếp tục tăng cùng với nhu cầu ở thị trường trong nước, vì vậy, ngành Thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội bứt phá so với năm 2020. Tuy nhiên, xuất khẩu thép của Việt Nam ra thị trường thế giới còn gặp rất nhiều trắc trở do xu hướng bảo hộ khiến thép Việt liên tục dính phải các vụ kiện phòng vệ thương mại từ quốc gia đối tác.

Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới với vị trí thứ 17 được ghi nhận trong năm 2018. Trong 10 năm giai đoạn 2008-2018, sản lượng tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu thép xây dựng của Việt Nam tăng gần gấp 3 lần, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 11,1%. Giai đoạn 2019-2023, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ ngành thép của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng 9%. Công nghiệp thép vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển với những đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và tăng trưởng thương mại chung của đất nước. Xuất khẩu thép được coi là một mũi nhọn thương mại khi liên tục góp mặt trong danh sách những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam. Năm 2020, khi dịch bệnh gây tác động mạnh đến thương mại toàn cầu, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam vẫn đạt 5,25 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2019; xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép đạt 3,05%, giảm 8% nhưng cũng không phải là con số giảm quá mạnh như đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác (số liệu từ Tổng cục Thống kê).

 
Thép Việt trước bão phòng vệ thương mại
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Tuy nhiên, hiện nay việc gia tăng các biện pháp bảo hộ ngành sản xuất trong nước ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang là xu thế chủ đạo trong thương mại quốc tế, đồng thời xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn càng góp phần lan rộng chủ nghĩa bảo hộ. Điều đó đe dọa nghiêm trọng nhiều ngành sản xuất, trong đó sản xuất thép và các mặt hàng thép là một trong những ngành bị tác động mạnh nhất. Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trên thế giới có hơn 1,5 nghìn vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó ngành thép chiếm hơn 30% trong tổng số các vụ việc. Đặc biệt trong khoảng 2 năm trở lại đây, thép trên thị trường quốc tế thường xuyên là đối tượng của các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với mức thuế suất áp dụng rất cao.

Trong bối cảnh chung của thương mại thép toàn cầu, thép Việt không tránh khỏi những thách thức lớn, khi các nước nhập khẩu liên tục điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Nhất là khi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thường có mức giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với sản phẩm xuất khẩu của nhiều quốc gia khác. Điển hình với việc đi vào hoạt động của nhà máy Formosa Hà Tĩnh, nhà máy này đã cung cấp ra thị trường 3,3 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) trong năm 2018 và hơn 2,1 triệu tấn sau 6 tháng đầu năm 2019 và giá bán thép HRC của Formosa cạnh tranh hơn so với sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường truyền thống. Thống kê của Bloomberg tại thời điểm 10/7/2019, giá thép HRC spot CFR của Việt Nam là 510 USD/tấn, còn giá thép HRC tại kho Hà Nội là 581,8 USD/tấn; trong khi đó, giá thép HRC tại nhà máy của Trung Quốc là 586,9 USD/tấn, của Malaysia là 589,2 USD/tấn và của Thái Lan là 631,7 USD/tấn. Lợi thế cạnh tranh 
về giá cả cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến số vụ việc điều tra chống bán phá giá của thép Việt cao hơn hẳn so với các vụ việc điều tra khác.
 
Ngoài ra, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đã tăng 3,8 lần về lượng, từ 2,55 tỷ tấn năm 2015 lên 9,87 tỷ tấn năm 2020 và tăng 3,1 lần về trị giá từ 1,69 tỷ USD năm 2015 lên 5,25 tỷ USD năm 2020. Thêm vào đó, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép cũng tăng 1,72 lần, từ 1,77 tỷ USD năm 2015 lên 3,05 tỷ USD năm 2020. Đây là mức tăng ấn tượng đối với một ngành hàng xuất khẩu trong giai đoạn 2015-2020, mặc dù các con số của năm 2020 đã có sự sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng từ đại dịch và xung đột thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam đã khiến nhiều quốc gia chú ý và điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến hết ngày 31/12/2020, đã có 193 vụ việc phòng thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó số vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với thép và các sản phẩm thép chiếm tỷ lệ cao nhất với 64 vụ (tương đương chiếm 33,1%). Cụ thể, doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam đã, đang phải đối mặt với 34/109 vụ điều tra chống bán phá giá, 7/21 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, 12/23 vụ điều tra chống trợ cấp và 11/40 vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ. Chỉ trong năm 2020, số vụ việc điều tra, áp dụng phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sản phẩm thép Việt xuất khẩu nói riêng tăng cao đáng kể, với 27 vụ việc trên tổng số 193 vụ việc tính từ năm 1994 đến năm 2020. Riêng sản phẩm thép xuất khẩu phải đối mặt với 13 vụ việc điều tra, áp dụng phòng vệ thương mại trong năm 2020, trong đó có 9 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và 3 vụ việc điều tra chống trợ cấp.

Các sản phẩm bị điều tra gồm có: Thép cốt bê tông, thép không gỉ cán nguội, thép mạ nhôm, kẽm có chiều rộng nhỏ hơn 600 mm và từ 600 mm trở lên, ống thép hàn không gỉ, ống và ống dẫn bằng thép, thép mạ nhôm kẽm, thép chống ăn mòn, thép cuộn không gỉ cán phẳng, thép cuộn phẳng mạ nhôm kẽm, thép cuộn cán nguội không hợp kim… Điều đáng nói là, phần lớn các quốc gia khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại sản phẩm thép xuất khẩu đều là các thị trường chính trong xuất khẩu thép của Việt Nam và hầu như có chung FTA với Việt Nam như Canada, Thái Lan, Malaysia, Australia, EU, Thổ Nhĩ Kỳ… Ngoài ra, còn có Hoa Kỳ là quốc gia điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Những tháng đầu năm 2021, ngành công nghiệp thép Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu đáng mừng, thống kê trong quý I/2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,7%, trong đó sản xuất kim loại tăng 30% so với quý I/2020 với sự góp sức của sản phẩm sắt thép thô, thép cán trong nước tăng lần lượt 14,4% và 54%. Đáng nói là kim ngạch xuất khẩu sắt thép cũng ghi nhận mức tăng khá cao, đạt 2,64 triệu tấn với trị giá 1,82 tỷ USD, tăng 31,1% về lượng và 65,2% về trị giá; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt, thép đạt 885 triệu USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, giá xuất khẩu thép của thế giới liên tục diễn biến theo chiều tăng, kéo giá thép xuất khẩu của Việt Nam tăng lên. Theo số liệu thống kê, chỉ số giá xuất khẩu sản phẩm sắt, thép của Việt Nam tăng 4,73% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 12,05% so với quý IV/2020.

Mặc dù vậy, dư âm của cơn bão phòng vệ thương mại với thép xuất khẩu vẫn tiếp tục kéo dài từ năm 2020 sang những tháng đầu năm 2021, khi thị trường liên tục ghi nhận các vụ điều tra của đối tác nhập khẩu thép của Việt Nam như: Malaysia, Ấn Độ, Canada, EU, Pakistan... Thông tin từ VCCI, cuối tháng 1/2021, Malaysia đã quyết định áp thuế chống bán phá giá lên thép cuộn cán nguội hợp kim và không hợp kim của Việt Nam với mức thuế có biên độ từ 7,42-33,7% theo luật thuế chống trợ cấp, bán phá giá của nước này. Cụ thể mức thuế 7,42% được áp đối với các sản phẩm của POSCO Việt Nam; các sản phẩm của China Steel Sumikin Việt Nam và các nhà sản xuất thép khác sẽ chịu mức thuế lên đến 33,7%.

Trong tháng 2/2021, các sản phẩm thép của Việt Nam cũng liên tục nằm trong tầm ngắm của các vụ kiện phòng vệ thương mại và áp thuế. Trong đó phải kể đến thép cốt bê tông có kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 66,5 nghìn tấn, tương đương khoảng 30 triệu USD vào Canada hàng năm cũng bị kết luận có biên độ phá giá từ 3,7-15,4% và bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời tương ứng với mức biên độ bán phá giá. Ngày 11/2/2021, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) thông báo khởi xướng điều tra rà soát phạm vi sản phẩm trong vụ việc chống trợ cấp đối với một số sản phẩm ống thép hàn không gỉ có xuất xứ từ Việt Nam, đồng thời sẽ không xem xét lại biên độ trợ cấp và thiệt hại trong vụ việc gỗ trước đây. Chỉ sau đó vài ngày, đến 17/2/2021, Ủy ban chống bán phá giá Indonesia (KADI) đã có kết luận sản phẩm tôn lạnh (một loại kẽm cán mỏng đã trải qua quá trình mạ hợp kim nhôm) có xuất xứ Việt Nam đã bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất tôn lạnh nội địa nước này. Do đó, mặt hàng này đã bị quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá với biên độ 3,01-49,2%. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, ngày 25/2/2021, Ủy ban Thuế quan quốc gia Pakistan đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Mức thuế bán phá giá cáo buộc đối với sản phẩm của Việt Nam lên tới 27,98%.

Ngay đầu tháng cuối cùng của quý I/2021, Cục Phòng vệ thương mại đã nhận được thông tin Ủy ban châu Âu (EC) thông báo khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ để gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép nhập khẩu, trong đó có Việt Nam trên cơ sở yêu cầu của một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, ngày 1/2/2019, EC đã ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với 26/28 nhóm sản phẩm thép bị điều tra trong 3 năm, kết thúc vào ngày 31/6/2021.

Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp thép Việt Nam đều có thái độ tích cực hợp tác tham gia quá trình điều tra của cơ quan điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài. Thậm chí, ở một số vụ việc, doanh nghiệp đã chủ động tìm đến sự tư vấn, hỗ trợ từ phía Cục Phòng vệ thương mại hoặc luật sư thương mại quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại doanh nghiệp chưa thực sự tích cực, từ chối tham gia hoặc không tham gia đầy đủ một số vụ việc. Nguyên nhân lý giải cho tình trạng này là do các doanh nghiệp còn hạn chế hiểu biết về pháp luật phòng vệ thương mại quốc tế, chưa có kinh nghiệm tham gia, ứng phó các vụ việc dẫn đến việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Trong tất cả các vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, dù thắng hay thua kiện, uy tín của các doanh nghiệp nói riêng và thương hiệu quốc gia cũng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Các vụ khởi xướng điều tra có thể được áp với bị đơn là một hoặc vài doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho toàn ngành là rất lớn. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm giữ thế chủ động khi ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, ngày 01/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/ QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng và vận hành hiều quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại” để theo dõi, cảnh báo và hỗ trợ cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại trong và ngoài nước, giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đảm bảo mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện PVTM của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững. Tiếp đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2074/QĐ-BCT ngày 5/8/2020 về Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại”. Đồng thời, ngày 19/5/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1347/QĐ-BCT triển khai một số hoạt động của Bộ Công Thương nhằm nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, bên cạnh việc tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thì các doanh nghiệp thép Việt cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức về thương mại quốc tế để chủ động ứng phó với các nguy cơ kiện tụng, phòng vệ tại các thị trường xuất khẩu. Nhất là trong bối cảnh gia tăng xu hướng bảo hộ như hiện nay, doanh nghiệp cần phải coi phòng vệ thương mại là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của mình, từ đó thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo và khi xảy ra vụ việc thì cần hợp tác với cơ quan điêu tra, tham gia đầy đủ quá trình điều tra. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần sát sao liên hệ với các cơ quan, tổ chức có thểm quyền trong nước như các đơn vị chức năng của Bộ Công thương để kịp thời phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ./.Năm 2021, nhu cầu thép trên thế giới tiếp tục tăng cùng với nhu cầu ở thị trường trong nước, vì vậy, ngành Thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội bứt phá so với năm 2020. Tuy nhiên, xuất khẩu thép của Việt Nam ra thị trường thế giới còn gặp rất nhiều trắc trở do xu hướng bảo hộ khiến thép Việt liên tục dính phải các vụ kiện phòng vệ thương mại từ quốc gia đối tác.

 
Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới với vị trí thứ 17 được ghi nhận trong năm 2018. Trong 10 năm giai đoạn 2008-2018, sản lượng tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu thép xây dựng của Việt Nam tăng gần gấp 3 lần, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 11,1%. Giai đoạn 2019-2023, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ ngành thép của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức tăng 9%. Công nghiệp thép vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển với những đóng góp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và tăng trưởng thương mại chung của đất nước. Xuất khẩu thép được coi là một mũi nhọn thương mại khi liên tục góp mặt trong danh sách những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam. Năm 2020, khi dịch bệnh gây tác động mạnh đến thương mại toàn cầu, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam vẫn đạt 5,25 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2019; xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép đạt 3,05%, giảm 8% nhưng cũng không phải là con số giảm quá mạnh như đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác (số liệu từ Tổng cục Thống kê).

Tuy nhiên, hiện nay việc gia tăng các biện pháp bảo hộ ngành sản xuất trong nước ở nhiều nước trên thế giới vẫn đang là xu thế chủ đạo trong thương mại quốc tế, đồng thời xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn càng góp phần lan rộng chủ nghĩa bảo hộ. Điều đó đe dọa nghiêm trọng nhiều ngành sản xuất, trong đó sản xuất thép và các mặt hàng thép là một trong những ngành bị tác động mạnh nhất. Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), trên thế giới có hơn 1,5 nghìn vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó ngành thép chiếm hơn 30% trong tổng số các vụ việc. Đặc biệt trong khoảng 2 năm trở lại đây, thép trên thị trường quốc tế thường xuyên là đối tượng của các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với mức thuế suất áp dụng rất cao.

Trong bối cảnh chung của thương mại thép toàn cầu, thép Việt không tránh khỏi những thách thức lớn, khi các nước nhập khẩu liên tục điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Nhất là khi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam thường có mức giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với sản phẩm xuất khẩu của nhiều quốc gia khác. Điển hình với việc đi vào hoạt động của nhà máy Formosa Hà Tĩnh, nhà máy này đã cung cấp ra thị trường 3,3 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) trong năm 2018 và hơn 2,1 triệu tấn sau 6 tháng đầu năm 2019 và giá bán thép HRC của Formosa cạnh tranh hơn so với sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường truyền thống. Thống kê của Bloomberg tại thời điểm 10/7/2019, giá thép HRC spot CFR của Việt Nam là 510 USD/tấn, còn giá thép HRC tại kho Hà Nội là 581,8 USD/tấn; trong khi đó, giá thép HRC tại nhà máy của Trung Quốc là 586,9 USD/tấn, của Malaysia là 589,2 USD/tấn và của Thái Lan là 631,7 USD/tấn. Lợi thế cạnh tranh 
về giá cả cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến số vụ việc điều tra chống bán phá giá của thép Việt cao hơn hẳn so với các vụ việc điều tra khác.
 
Ngoài ra, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đã tăng 3,8 lần về lượng, từ 2,55 tỷ tấn năm 2015 lên 9,87 tỷ tấn năm 2020 và tăng 3,1 lần về trị giá từ 1,69 tỷ USD năm 2015 lên 5,25 tỷ USD năm 2020. Thêm vào đó, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ sắt thép cũng tăng 1,72 lần, từ 1,77 tỷ USD năm 2015 lên 3,05 tỷ USD năm 2020. Đây là mức tăng ấn tượng đối với một ngành hàng xuất khẩu trong giai đoạn 2015-2020, mặc dù các con số của năm 2020 đã có sự sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng từ đại dịch và xung đột thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam đã khiến nhiều quốc gia chú ý và điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến hết ngày 31/12/2020, đã có 193 vụ việc phòng thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó số vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với thép và các sản phẩm thép chiếm tỷ lệ cao nhất với 64 vụ (tương đương chiếm 33,1%). Cụ thể, doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam đã, đang phải đối mặt với 34/109 vụ điều tra chống bán phá giá, 7/21 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, 12/23 vụ điều tra chống trợ cấp và 11/40 vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ. Chỉ trong năm 2020, số vụ việc điều tra, áp dụng phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sản phẩm thép Việt xuất khẩu nói riêng tăng cao đáng kể, với 27 vụ việc trên tổng số 193 vụ việc tính từ năm 1994 đến năm 2020. Riêng sản phẩm thép xuất khẩu phải đối mặt với 13 vụ việc điều tra, áp dụng phòng vệ thương mại trong năm 2020, trong đó có 9 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và 3 vụ việc điều tra chống trợ cấp.

Các sản phẩm bị điều tra gồm có: Thép cốt bê tông, thép không gỉ cán nguội, thép mạ nhôm, kẽm có chiều rộng nhỏ hơn 600 mm và từ 600 mm trở lên, ống thép hàn không gỉ, ống và ống dẫn bằng thép, thép mạ nhôm kẽm, thép chống ăn mòn, thép cuộn không gỉ cán phẳng, thép cuộn phẳng mạ nhôm kẽm, thép cuộn cán nguội không hợp kim… Điều đáng nói là, phần lớn các quốc gia khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại sản phẩm thép xuất khẩu đều là các thị trường chính trong xuất khẩu thép của Việt Nam và hầu như có chung FTA với Việt Nam như Canada, Thái Lan, Malaysia, Australia, EU, Thổ Nhĩ Kỳ… Ngoài ra, còn có Hoa Kỳ là quốc gia điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Những tháng đầu năm 2021, ngành công nghiệp thép Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu đáng mừng, thống kê trong quý I/2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5,7%, trong đó sản xuất kim loại tăng 30% so với quý I/2020 với sự góp sức của sản phẩm sắt thép thô, thép cán trong nước tăng lần lượt 14,4% và 54%. Đáng nói là kim ngạch xuất khẩu sắt thép cũng ghi nhận mức tăng khá cao, đạt 2,64 triệu tấn với trị giá 1,82 tỷ USD, tăng 31,1% về lượng và 65,2% về trị giá; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt, thép đạt 885 triệu USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, giá xuất khẩu thép của thế giới liên tục diễn biến theo chiều tăng, kéo giá thép xuất khẩu của Việt Nam tăng lên. Theo số liệu thống kê, chỉ số giá xuất khẩu sản phẩm sắt, thép của Việt Nam tăng 4,73% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 12,05% so với quý IV/2020.

Mặc dù vậy, dư âm của cơn bão phòng vệ thương mại với thép xuất khẩu vẫn tiếp tục kéo dài từ năm 2020 sang những tháng đầu năm 2021, khi thị trường liên tục ghi nhận các vụ điều tra của đối tác nhập khẩu thép của Việt Nam như: Malaysia, Ấn Độ, Canada, EU, Pakistan... Thông tin từ VCCI, cuối tháng 1/2021, Malaysia đã quyết định áp thuế chống bán phá giá lên thép cuộn cán nguội hợp kim và không hợp kim của Việt Nam với mức thuế có biên độ từ 7,42-33,7% theo luật thuế chống trợ cấp, bán phá giá của nước này. Cụ thể mức thuế 7,42% được áp đối với các sản phẩm của POSCO Việt Nam; các sản phẩm của China Steel Sumikin Việt Nam và các nhà sản xuất thép khác sẽ chịu mức thuế lên đến 33,7%.

Trong tháng 2/2021, các sản phẩm thép của Việt Nam cũng liên tục nằm trong tầm ngắm của các vụ kiện phòng vệ thương mại và áp thuế. Trong đó phải kể đến thép cốt bê tông có kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 66,5 nghìn tấn, tương đương khoảng 30 triệu USD vào Canada hàng năm cũng bị kết luận có biên độ phá giá từ 3,7-15,4% và bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời tương ứng với mức biên độ bán phá giá. Ngày 11/2/2021, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) thông báo khởi xướng điều tra rà soát phạm vi sản phẩm trong vụ việc chống trợ cấp đối với một số sản phẩm ống thép hàn không gỉ có xuất xứ từ Việt Nam, đồng thời sẽ không xem xét lại biên độ trợ cấp và thiệt hại trong vụ việc gỗ trước đây. Chỉ sau đó vài ngày, đến 17/2/2021, Ủy ban chống bán phá giá Indonesia (KADI) đã có kết luận sản phẩm tôn lạnh (một loại kẽm cán mỏng đã trải qua quá trình mạ hợp kim nhôm) có xuất xứ Việt Nam đã bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất tôn lạnh nội địa nước này. Do đó, mặt hàng này đã bị quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá với biên độ 3,01-49,2%. Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, ngày 25/2/2021, Ủy ban Thuế quan quốc gia Pakistan đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Mức thuế bán phá giá cáo buộc đối với sản phẩm của Việt Nam lên tới 27,98%.

Ngay đầu tháng cuối cùng của quý I/2021, Cục Phòng vệ thương mại đã nhận được thông tin Ủy ban châu Âu (EC) thông báo khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ để gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép nhập khẩu, trong đó có Việt Nam trên cơ sở yêu cầu của một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, ngày 1/2/2019, EC đã ra quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với 26/28 nhóm sản phẩm thép bị điều tra trong 3 năm, kết thúc vào ngày 31/6/2021.

Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp thép Việt Nam đều có thái độ tích cực hợp tác tham gia quá trình điều tra của cơ quan điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài. Thậm chí, ở một số vụ việc, doanh nghiệp đã chủ động tìm đến sự tư vấn, hỗ trợ từ phía Cục Phòng vệ thương mại hoặc luật sư thương mại quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại doanh nghiệp chưa thực sự tích cực, từ chối tham gia hoặc không tham gia đầy đủ một số vụ việc. Nguyên nhân lý giải cho tình trạng này là do các doanh nghiệp còn hạn chế hiểu biết về pháp luật phòng vệ thương mại quốc tế, chưa có kinh nghiệm tham gia, ứng phó các vụ việc dẫn đến việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Trong tất cả các vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, dù thắng hay thua kiện, uy tín của các doanh nghiệp nói riêng và thương hiệu quốc gia cũng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Các vụ khởi xướng điều tra có thể được áp với bị đơn là một hoặc vài doanh nghiệp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho toàn ngành là rất lớn. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm giữ thế chủ động khi ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, ngày 01/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 316/ QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng và vận hành hiều quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại” để theo dõi, cảnh báo và hỗ trợ cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại trong và ngoài nước, giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đảm bảo mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện PVTM của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững. Tiếp đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2074/QĐ-BCT ngày 5/8/2020 về Chương trình hành động thực hiện Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại”. Đồng thời, ngày 19/5/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1347/QĐ-BCT triển khai một số hoạt động của Bộ Công Thương nhằm nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, bên cạnh việc tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng và tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thì các doanh nghiệp thép Việt cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức về thương mại quốc tế để chủ động ứng phó với các nguy cơ kiện tụng, phòng vệ tại các thị trường xuất khẩu. Nhất là trong bối cảnh gia tăng xu hướng bảo hộ như hiện nay, doanh nghiệp cần phải coi phòng vệ thương mại là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của mình, từ đó thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo và khi xảy ra vụ việc thì cần hợp tác với cơ quan điêu tra, tham gia đầy đủ quá trình điều tra. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần sát sao liên hệ với các cơ quan, tổ chức có thểm quyền trong nước như các đơn vị chức năng của Bộ Công thương để kịp thời phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ./.

 
ThS. Phạm Linh Giang - ThS. Nguyễn Thị Nga
Đại học Lao động - Xã hội

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top