Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn - Thực trạng và định hướng

01/10/2019 - 02:28 PM
Những năm qua, chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ta đã phát huy vai trò quan trọng trong việc khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực… Với trần lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn so với các lĩnh vực khác, các gói tín dụng phù hợp được đưa ra với từng lĩnh vực, ngành hàng, nhiều hình thức, giải pháp hỗ trợ cho vay được đẩy mạnh… đã giúp tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn cao hơn mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.
 
Thực trạng và một số kết quả nổi bật

Để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiu chính sách quan trọng như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương v nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị định 41/2010/NĐ-CP v chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được Chính phủ ban hành năm 2010; Quyết định số 899/ QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bn vững”... Theo đó, Nghị định 41 đã được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thông qua Nghị định 55/2015/NĐ-CP và gần đây nhất là Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định số 55 v chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, với nhiu điểm đột phá, như: Nâng gấp đôi mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình; Bổ sung chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu mối liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Hoàn thiện chính sách xử lý rủi ro đối với khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng; Bổ sung quy định v quản lý dòng tin liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và khuyến khích tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay...

Với quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện thấp hơn từ 1%-2% lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác; các ngân hàng cũng đồng thời triển khai nhiu chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD) mở rộng tín dụng nông nghiệp, nông thôn; chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và triển khai nhiu chương trình tín dụng đặc thù góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như lúa gạo, thủy sản, cà phê… Do vậy, các đối tượng khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có điu kiện tiếp cận được nhiu hơn nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

 
 
Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn - Thực trạng và định hướng

 
Việc triển khai thực hiện những chính sách trên đã góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tín dụng của ngành ngân hàng cho khu vực này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu như trước đây, chỉ có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì hiện nay có tới 70 ngân hàng thương mại, hơn 1.100 quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng Chính sách xã hội tham gia cho vay lĩnh vực này. Mô hình ngân hàng lưu động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội được đặt tại hầu hết các xã, thôn, bản của 63 tỉnh, thành phố đã hỗ trợ tài chính và cung cấp dịch vụ ngân hàng tới đại đa số người dân trên phạm vi cả nước, kể cả người dân ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng đu qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm trở lại đây đạt gần 20% và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nn kinh tế. Trong đó, năm 2017 và 2018, tốc độ tăng trưởng tín dụngnông nghiệp, nông thôn đạt mức 25,5% và 21,4%, cao hơn nhiu so với tốc độ 18,24% và 13,88% của tín dụng chung toàn nn kinh tế. Tính đến cuối tháng 12/2018, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này đạt 1.786 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 25% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nn kinh tế. Mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình đã được nâng lên đến 200 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2019 mức dư nợ tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn tăng 5,8%.

V tín dụng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hiện nay đang triển khai khoảng 20 chương trình tín dụng chính sách dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có trên 85% dư nợ cho vay phục vụ phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến cuối tháng 12/2018, dư nợ cho vay của NHCSXH đạt 187,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,31% so với năm 2017, với hơn 6,7 triệu khách hàng còn dư nợ. Mới đây, NHCSXH cũng đã nâng mức cho vay tối đa từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải đảm bảo tin vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và min núi và kéo dài thời hạn cho vay từ 60 tháng lên tối đa 120 tháng đối với hộ nghèo…

Tín dụng tiêu dùng, phục vụ đời sống đã được các TCTD triển khai mạnh mẽ hơn ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã công bố và triển khai trong toàn hệ thống Chương trình tín dụng tiêu dùng quy mô khoảng 5.000 tỷ đồng phục vụ mục đích tiêu dùng hợp pháp, cấp thiết của khách hàng cá nhân, hộ gia đình như các nhu cầu mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình, chi phí học tập, khám chữa bệnh,… các nhu cầu vốn không quá 30 triệu đồng; thời gian sử dụng vốn ngắn và khách hàng chứng minh được nguồn trả nợ sẽ được ngân hàng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm với mức lãi suất hợp lý và giải ngân trong ngày.

Đặc biệt, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được ngành ngân hàng triển khai sâu rộng, không chỉ tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiêp nói chung mà còn chú trọng tới các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, liên kết với nông dân trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn…

Kết quả đầu tư tín dụng trong nông nghiệp, nông thôn đã góp phần không nhỏ giúp người dân, doanh nghiệp có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân khu vực nông thôn, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó tốc độ tăng trưởng năm 2018 đạt 3,76%, cao nhất trong giai đoạn 2012-2018, góp phần tích cực tạo sự bứt phá trong tăng trưởng GDP năm 2018 với mức tăng 7,08%. Diện mạo vùng nông thôn có nhiu thay đổi tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm nông sản của nước ta hiện có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.

Một số khó khăn và định hướng chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, song việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của nông dân vẫn gặp nhiu khó khăn, thách thức, các TCTD cũng gặp không ít rủi ro khi đầu tư tín dụng ở khu vực nông thôn. Theo đó, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn là lĩnh vực tim ẩn nhiu rủi ro nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa rủi ro như bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được triển khai mạnh mẽ nên đã ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng vay vốn khi gặp rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị chưa được tổ chức và phát triển hợp lý; trình độ chế biến sâu còn hạn chế nên giá trị gia tăng của ngành thấp. Các mô hình liên kết còn ít, chưa hiệu quả, gây khó khăn cho các TCTD trong việc kiểm soát dòng tin khi cho vay chuỗi, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thiếu ổn định, nhiu doanh nghiệp, hộ dân chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa có nhiu mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, tạo áp lực trong quản lý rủi ro cho các TCTD…
Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn - Thực trạng và định hướng 1
 
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, các chuyên gia tài chính cho rằng định hướng chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thời gian tới cần theo một số hướng:

Tiếp tục xác định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực ưu tiên và chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đ xuất các giải pháp hỗ trợ vốn đầu tư phục vụ cho phát triển của khu vực này. Đầu tư cho vay cần hướng tới sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, tăng khả năng liên kết trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đẩy mạnh triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất trong thời gian tới; Xác định doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là đối tượng khách hàng quan trọng trong chính sách tín dụng của các ngân hàng.

Tích cực triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia v xây dựng nông thôn mới, trong đó kết hợp giữa chính sách tín dụng thương mại để phát triển nâng cao đời sống người dân với cho vay các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước.

Đơn giản hóa thủ tục vay vốn của khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp phù hợp với từng đối tượng khách hàng và sản phẩm nông nghiệp được đầu tư tín dụng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm đúng mục đích, an toàn và hiệu quả.

-  Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyn để mọi người dân, doanh nghiệp ở nông thôn nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các quy định của TCTD v cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; lợi ích của cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Năm 2019, để dòng vốn tín dụng tiếp tục tập trung được nhiu hơn cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra cam kết sẽ tiếp tục đồng hành và triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn nông thôn, đẩy mạnh cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân, thông qua đó góp phần giảm nạn tín dụng đen hiện nay tại khu vực này.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các TCTD xây dựng và triển khai những sản phẩm tín dụng phù hợp với người nông dân và đặc thù của sản xuất nông nghiệp; kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chỉ đạo hệ thống ngân hàng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, cải tiến quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay...

Các TCTD đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0, cung ứng các sản phẩm tiện ích ứng dụng công nghệ mới phù hợp với nhu cầu của người dân, doanh nghiệp tại khu vực nông thôn. Phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, mô hình liên kết, giúp tăng giá trị gia tăng trong sản xuất, góp phần thực hiện thành công Đ án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đảm bảo khơi thông và chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến người nông dân một cách hiệu quả nhất./.

 
Thu Hòa
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top