Tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2011 -2017

19/09/2019 - 03:00 PM
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Gắn liền với chủ trương này là yêu cầu đổi mới quy hoạch, kế hoạch và chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, lãnh thổ và loại hình kinh tế. Sau hơn hai mươi năm hình thành và phát triển, dưới định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính Phủ, sự nỗ lực của các Bộ, ngành và địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) đã trở thành những vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và tạo động lực cho quá trình phát triển của cả nước. Tuy nhiên, quy mô, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các địa phương trong nội Vùng kinh tế trọng điểm cũng như giữa các vùng trọng điểm với nhau chưa đều và chưa tương xứng với tiềm năng.

GRDP các vùng kinh tế trọng điểm

Tăng trưởng GRDP

Cùng với xu thế tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế, những năm gần đây, tăng trưởng của các vùng KTTĐ ngày càng cao. Trong giai đoạn 2011-2017, GRDP của 4 vùng KTTĐ bình quân mỗi năm tăng 7,14%, xấp xỉ tốc độ tăng GDP bình quân của cả nước, trong đó GRDP vùng KTTĐ Bắc Bộ tăng 8,27%, cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nước 1,08 điểm phần trăm; vùng KTTĐ miền Trung tăng 7,06%, thấp hơn 0,13 điểm phần trăm; vùng KTTĐ phía Nam tăng 6,61%, thấp hơn 0,58 điểm phần trăm; vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long tăng 5,83%, thấp hơn 1,36 điểm phần trăm. Trong các ngành kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng chính của các vùng KTTĐ. Trong giai đoạn 2011-2017 bình quân mỗi năm, ngành chế biến, chế tạo đóng góp 3,21 điểm phần trăm vào tăng trưởng của vùng KTTĐ Bắc bộ; 2,57 điểm phần trăm vào tăng trưởng của vùng KTTĐ miền Trung; 2,44 điểm phần trăm vào tăng trưởng của vùng KTTĐ phía Nam và 1,20 điểm phần trăm vào tăng trưởng của vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long.

 
Tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2011 -2017

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Quy mô và cơ cấu kinh tế của các vùng KTTĐ

Quy mô GRDP của toàn bộ 24 địa phương thuộc 4 vùng KTTĐ so với GDP của cả nước giai đoạn 2011-2017 luôn ở mức trên 70%. Tỷ trọng GRDP/GDP năm 2017 của vùng KTTĐ phía Nam là 37,5%; vùng KTTĐ Bắc Bộ là 23,8%; vùng KTTĐ miền Trung là 5,7% và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long là 4,7%.

Giai đoạn 2011-2017, cơ cấu kinh tế các vùng KTTĐ đã có sự chuyển dịch khá lớn theo xu hướng chung của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng KTTĐ. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệpthủy sản trong GRDP của các vùng KTTĐ giảm nhanh (tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản trong GRDP năm 2017 của vùng KTTĐ Bắc Bộ giảm 2,51 điểm phần trăm so với năm 2011; vùng KTTĐ miền Trung giảm 2,54 điểm phần trăm; vùng KTTĐ phía Nam giảm 1,36 điểm phần trăm; vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long giảm 8,5 điểm phần trăm). Đây là kết quả tích cực mà các vùng KTTĐ đã thực hiện được trong vòng 7 năm. Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng của cả 4 vùng KTTĐ đạt khá cao trong cơ cấu kinh tế (từ 38,21% đến 40,98%), phản ánh những kết quả của khu vực công nghiệp xây dựng đạt được nhờ chính sách đầu tư phát triển, mở rộng khu công nghiệp, khu kinh tế tại các vùng KTTĐ. Tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ chưa tương xứng trong cơ cấu kinh tế ở cả 4 vùng KTTĐ, bình quân năm 
giai đoạn 2011-2017 khu vực dịch vụ của 4 vùng KTTĐ chỉ chiếm 42,6%, cao hơn 1 điểm phần trăm so với tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP của toàn nền kinh tế. Bình quân hàng năm tỷ trọng khu vực dịch vụ trongcấu kinh tế của cả 4 vùng KTTĐ chỉ tăng 0,45 điểm phần trăm.
 
GRDP bình quân đầu người

Giai đoạn 2011-2017, GRDP bình quân đầu người của vùng KTTĐ Bắc Bộ gấp 1,34 lần đến 1,40 lần GDP bình quân đầu người của toàn nền kinh tế; vùng KTTĐ phía Nam gấp từ 1,76 lần đến 1,99 lần. Trong đó, GRDP bình quân đầu người của Nội gấp 1,38-1,51 lần thành phố Hồ Chí Minh gấp 2,07- 2,12 lần. Tuy nhiên, GRDP bình quân đầu người của vùng KTTĐ miền Trung đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn nhiều mức trung bình cả nước, tương ứng chỉ bằng 0,77-0,82 lần 0,66-0,69 lần.

Tác động của các vùng KTTĐ tới tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế giai đoạn 2011-2017

Các vùng KTTĐ đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế

Tác động tăng trưởng kinh tế các vùng KTTĐ tới tăng trưởng kinh tế cả nước được thể hiện thông qua đóng góp của các vùng vào mức tăng chung. Bình quân năm giai đoạn 2011-2017, cả 4 vùng KTTĐ đóng góp 73,3% vào tốc độ tăng bình quân GDP của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, vùng KTTĐ phía Nam đóng góp cao nhất ở mức 36,3%; vùng KTTĐ Bắc bộ đóng góp 27,9%; vùng KTTĐ miền Trung đóng góp 5,3% và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long chỉ đóng góp 3,8%. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 cực tăng trưởng quan trọng của cả nước, đóng góp vào tăng trưởng chung cả nước bình quân năm trong giai đoạn 2011-2017 tương ứng đạt 13,6% và 19,4%.

Nghiên cứu cho thấy, cứ 1% tăng trưởng của 4 vùng KTTĐ sẽ làm GDP của toàn bộ nền kinh tế tăng 0,61%, trong đó vùng KTTĐ Bắc bộ và phía Nam là 2 vùng có tác động lớn nhất đến mức tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế. Cụ thể, tăng 1% GRDP của vùng KTTĐ Bắc Bộ làm GDP của toàn nền kinh tế tăng 0,49%; tăng 1% GRDP của vùng KTTĐ phía Nam làm GDP của toàn nền kinh tế tăng 0,55%. Có sự khác biệt lớn trong tác động của tăng trưởng 2 vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ phía Nam tới tăng trưởng GDP do quy mô kinh tế của vùng KTTĐ phía Nam chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và trong GRDP của cả 4 vùng KTTĐ; trong khi đó bình quân năm giai đoạn 2011-2017 GRDP vùng KTTĐ Bắc bộ chỉ bằng 59,8% GRDP vùng KTTĐ phía Nam. Như vậy, có thể thấy, xét về mặt địa lý, tăng trưởng của vùng KTTĐ phía Nam là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này.

Tác động của các khu công nghiệp tại các vùng KTTĐ tới tăng trưởng kinh tế cả nước

Hoạt động của các khu công nghiệp (KCN) đã phát huy lợi thế của các vùng KTTĐ, góp phần chuyển dịch cấu kinh tế vùng, giải quyết việc làm trong vùng KTTĐ các vùng phụ cận. Đặc biệt, các KCN đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần chuyển dịch cấu kinh tế của các địa phương cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tại thời điểm tháng 6 năm 2018, trong tổng số 233 KCN đang hoạt động của các vùng KTTĐ, vùng KTTĐ phía Nam dẫn đầu cả nước về mức độ tập trung các KCN với 142 KCN, trong đó có 3.639 dự án FDI đang hoạt động, vốn đầu tư thực hiện đạt hơn 41 tỷ USD; vùng KTTĐ Bắc bộ có 65 KCN với 1.600 dự án, vốn đầu tư thực hiện đạt 24,7 tỷ USD; vùng KTTĐ miền Trung có 15 KCN với 154 dự án, vốn đầu tư thực hiện đạt 1,5 tỷ USD; vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long có 11 KCN với 23 dự án, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 315,9 triệu USD. Các KCN này là nòng cốt, quyết định tăng trưởng kinh tế không chỉ ở mỗi vùng KTTĐ mà còn góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tác động của kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất của các vùng KTTĐ tới tăng trưởng kinh tế cả nước

Hệ thống sở hạ tầng kinh tế - xã hội mạng lưới kết cấu hạ tầng liên vùng ở các vùng KTTĐ thời gian qua được quan tâm đầu tư; đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển, hợp tác của vùng. Trong giai đoạn 2011-2017, số lượt hành khách vận chuyển bình quân hàng năm ở các vùng KTTĐ chiếm 78,7% tổng số lượt hành khách vận chuyển bình quân năm của cả nước; khối lượng hàng hóa vận chuyển bình quân hàng năm chiếm 58,1% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bình quân của cả nước. Số lượt hành khách luân chuyển bình quân năm của các vùng KTTĐ chiếm 66,4% tổng số lượt hành khách luân chuyển bình quân năm của cả nước; khối lượng hàng hóa luân chuyển bình quân năm chiếm 66,6%.

Những thành tựu, hạn chế trong tăng trưởng của các vùng KTTĐ

Thành tựu

Có thể khẳng định, trong những năm qua các vùng KTTĐ đã có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước, thể hiện trên các khía cạnh:

Các vùng kinh tế trọng điểm đã có đóng góp đáng kể vào tốc động tăng chung của nền kinh tế. Các vùng KTTĐ đều phát triển năng động, có sức lan tỏa, dẫn dắt phát triển của các địa phương khác trên cả nước; có vai trò quan trọng trong đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Quy mô kinh tế của các vùng KTTĐ ngày càng lớn, chiếm tỷ trọng cao trong quy mô GDP, khẳng định vị trí quan trọng của các vùng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Cơ cấu kinh tế các vùng KTTĐ chuyển dịch theo đúng xu thế của quá trình phát triển, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm, trong khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng; hướng sự phát triển vào các ngành là lợi thế của vùng. Vùng KTTĐ thu hút lượng vốn quan trọng từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, 
hình thành nên các trung tâm khoa học công nghệ, tạo dựng cơ sở vật chất hiện đại, đào tạo lực lượng lao động tay nghề làm nền tảng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và cả nước.
 
Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tăng trưởng kinh tế của các vùng KTTĐ vẫn còn nhiều hạn chế cần giải quyết: 


- Các vùng KTTĐ tăng trưởng không đều, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng; chưa phát huy mạnh mẽ vai trò trọng điểm; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất còn chậm; nhiều KCN được thành lập nhưng thu hút đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn. Trong giai đoạn 2011-2017, tăng trưởng của vùng KTTĐ phía Nam giảm sút do phụ thuộc vào khai thác dầu thô, khí tự nhiên, làm giảm tính chất động lực và đầu tàu của vùng trọng điểm này.
 
- Nhiều địa phương trong vùng KTTĐ có mức và tốc độ tăng năng suất lao động thấp, lao độngtrình độ và tay nghề còn thiếu. Khu vực FDI chủ yếu thực hiện gia công lắp ráp với trình độ trung bình, chưa đầu tư nhiều vào lĩnh vực sản xuất sử dụng trình độ công nghệ cao, chưa quan tâm đúng mức đến xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp trong nước ít quan tâm đến đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
 
- Trong 4 vùng KTTĐ chỉ có vùng KTTĐ Bắc bộ và vùng KTTĐ phía Nam thể hiện được vai trò là động lực tăng trưởng. Các vùng KTTĐ có sự chênh lệch lớn về quy mô, mật độ kinh tế.
 
- Tác động lan tỏa và tính liên kết của các vùng KTTĐ tới các địa phương lân cận và trong cả nước chưa cao. Các địa phương thuộc vùng KTTĐ chưa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của vùng, chưa hình thành mối liên kết, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với hàng hóa thương mại.
 
Với vai trò, sứ mệnhvùng động lực, đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước thì kết quả phát triển kinh tế của các vùng KTTĐ vẫn chưa đạt yêu cầu, các chỉ tiêu kinh tế của một số vùng KTTĐ còn thấp hơn mức trung bình của cả nước.

Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm

Để các vùng KTTĐ phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng, các vùng KTTĐ cần thực hiện các giải pháp sau:

Rà soát và bổ sung những quy định pháp lý để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương trong vùng KTTĐ.

Xây dựng quy hoạch tổng thể của từng vùng và quy hoạch chi tiết của từng địa phương trong vùng dựa trên nét đặc trưng về thế mạnh của từng địa phương trong vùng. Tái cơ cấu ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển của vùng và các địa phương trong vùng; phát triển kinh tế ngoài nhà nước nhằm giải quyết việc làm phù hợp với trình độ lao động hiện nay và phát huy lợi thế về tính linh hoạt trong chuyển đổi ngành nghề ở từng vùng.

Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các trục kết nối liên tỉnh, liên vùng, hệ thống đường cao tốc, đường bộ, sân bay và cảng biển theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm giải quyết tốt các vấn đề giao thông giữa các vùng và các địa phương trong vùng.

Đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ để đổi mới các quy trình sản xuất, nâng cao NSLĐ, năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đẩy nhanh tốc độ xây dựng và vận hành khu công nghệ cao, thu hút và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin; phát triển một số khu công nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Kinh tế các vùng KTTĐ bền vững, phát triển thành công trong xu thế vận hành của CMCN 4.0 phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lựcđội ngũ lao động trình độ, biết đổi mới sáng tạođưa ra ý tưởng mới. Do đó, các vùng KTTĐ cần giảm nhanh số lao động giản đơn, gia tăng số lao động trình độ tay nghề phù hợp bằng cách đổi mới phương thức, chương trình đào tạo, kết  hợp  giữa  thuyết  thực  hành,  dạy  nghề theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội và  hội  nhập  quốc  tế,  trong  đó  tập  trung  đào  tạo  đội  ngũ  thực hành giỏi. Tiếp tục thu hút vốn đầu tư FDI vào các ngành kinh tế trọng điểm, đặc biệt là các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các vùng KTTĐ để phát huy tính lan tỏa và động lực thúc đẩy tăng trưởng đối với toàn nền kinh tế, đồng thời có những giải pháp sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào các vùng KTTĐ. Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển các ngành trọng điểm của từng vùng. Ban hành chính sách, giải pháp kinh tế thúc đẩy liên kết vùng theo hướng các địa phương sẽ được hưởng lợi từ ngân sách nhà nước khi thực hiện liên kết vùng.

Xây dựng thực hiện Chiến lược phát triển du lịch để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có những chính sách phát triển du lịch bền vững như đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình dịch vụ du lịch; tăng cường khách quốc tế đến lưu trú dài ngày hơn và chi tiêu nhiều hơn; hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch./.

 
* Số liệu sử dụng trong bài viết được tổng hợp từ niên giám thống toàn quốc, niên giám thống kê cấp tỉnh năm 2011 đến năm 2017 và số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) giai đoạn

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top