Việt Nam dấu ấn đối ngoại năm 2018

20/05/2019 - 10:52 AM
Những dấu ấn quan trọng

Trong bối cảnh quan hệ quốc tế năm 2018 bị tác động mạnh bởi điều chỉnh chính sách của các nước lớn, kéo theo những diễn biến nhiều chiều ở các khu vực, tác động không nhỏ tới tình hình mỗi nước, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, với phương châm chủ động, sáng tạo trong cách làm và hiệu quả trong hành động, công tác đối ngoại của Việt Nam năm 2018 vẫn tiếp tục vươn lên khẳng định nhiều dấu ấn mới, góp phần nâng cao thế và lực của đất nước.

 
Việt Nam dấu ấn đối ngoại năm 2018 3
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Ngoại giao đa phương đưa Việt Nam trở thành địa chỉ tin cậy

Năm 2018 đánh dấu những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động đối ngoại đa phương của Việt Nam với những bước phát triển mới về chất, thể hiện cụ thể trong Chỉ thị 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnhnâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Đây là một cột mốc quan trọng về tư duy đối ngoại và thể chế hóa chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XII về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, theo đó Việt Nam phấn đấu dần đóng vai trò“nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải” trong các diễn đàn, tổ chức đa phươngtầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù hợp với khả năngđiều kiện cụ thể.

Hoạt động đối ngoại đa phương tiếp tục gặt hái nhiều thành công rực rỡ, trở thành điểm sáng  nổi bật của ngoại giao Việt Nam năm 2018. Nối tiếp đà thành công của năm APEC Việt Nam 2017, Việt Nam đang trở thành  địa điểm tin cậy của các sự kiện quốc tế đa phương, khẳng định uy tín, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như: Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 26, Hội nghị thượng đỉnh tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6, Hội nghị cấp cao Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 10... Đặc biệt, hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN) do Việt Nam tổ chức tháng  9/2018  tại Hà Nội, được  đánh  giá  thành  công  nhất  trong  lịch  sử 27 năm qua cả về nội dung, quy mô và công tác tổ chức. Hội nghị WEF ASEAN năm 2018 đã thu hút sự tham dự đông đảo của lãnh đạo các nước Đông Nam Á và khu vực, sự quan tâm của hàng nghìn đối tác, nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp hàng đầu đến Việt Nam. Có thể nói, thành công của những sự kiện mang tầm quốc tế do Việt Nam tổ chức đã khẳng định vai trò, vị thế và uy tín của đất nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, tham gia kiến tạo và định hình kinh tế khu vực và toàn cầu, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh các đề xuấtđóng góp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế từ ASEAN đến ASEM, APEC, Liên hợp quốc... luôn được ủng hộ và đánh giá cao, Việt Nam còn được cộng đồng quốc tế tín nhiệm trao thêm nhiều trọng trách đa phương quan trọng. Tháng 5/2018, nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương đã chính thức thông qua đề cử Việt Nam là đại diện duy nhất của nhóm ứng cử làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Tiếp đó, đến tháng 12/2018, Việt Nam đã lần đầu tiên trúng cử vào Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia định hình luật thương mại quốc tế ngay từ giai đoạn đầu theo hướng phù hợp với lợi ích của đất nước. Điều này thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế và tạo thế tự tin cho Việt Nam đảm nhận những trọng trách lớn hơn trong thời gian tới.

Như vậy, với thế và lực mới của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới, đối ngoại đa phương Việt Nam đã thực sự được chắp cánh và nâng lên một tầm cao mới, góp phần giúp Việt Nam khẳng định được chỗ đứng xứng đáng với tư cách một thành viên trách nhiệm và có uy tín của cộng đồng quốc tế, bước đầu chủ động tham gia đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương.

Tiếp tục hoàn tất các khuôn khổ quan hệ chiến lược

Năm 2018 cũng ghi nhận các chuyến thăm song phương “nhộn nhịp” giữa Việt Nam và các nước đối tác trên thế giới. Năm 2018, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thực hiện 28 chuyến thăm nước ngoài và dự các hội nghị quốc tế lớn, đón tiếp 33 đoàn lãnh đạo cấp cao các nước thăm và dự các hoạt động quan trọng tại Việt Nam và hàng trăm cuộc tiếp xúc cấp cao bên lề các hội nghị đa phương quan trọng. Những chuyến thăm viếng, tiếp xúc cấp cao sôi động đó đã thực sự tạo xung lực mới trong quan hệ với các đối tác trên tất cả các lĩnh vực, phục vụ thiết thực lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.

Trong  bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều diễn biễn phức tạp, bất ngờ, nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo trong cách làm, hiệu quả trong công tác, Việt Nam tiếp tục củng cố quan hệ với các nước, nhất là các nước có vị trí quan trọng. Quan hệ hữu nghị và hợp tác với các đối tác, nhất là các nước láng giềng Lào, Campuchia Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước lớn như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp… tiếp tục đi vào chiều sâu. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc, Tổng thống Indonesia, Tổng thống Ấn Độ, Thủ tướng Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Liên bang Nga…những minh chứng nét cho thấy điều này.

Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục mở rộng thêm khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược với các nước có vị trí quan trọng như nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Australia lên Đối tác chiến lược trong khuôn khổ chuyến thăm Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 3/2018. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với Hungary nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lời mời của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán tháng 9/2018, đưa tổng số các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện lên con số 28. Đây là cục diện quan hệ đối ngoại thuận lợi nhất từ trước đến nay của nền ngoại giao Việt Nam.

Ngoại giao kinh tế: Thiết lập khuôn khổ bang giao, xác định trọng tâm hỗ trợ

Năm 2018 đánh dấu bước tiến mới của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, khi Việt Nam trở thành thành thành viên thứ 7 phê chuẩn Hiệp định thương mại thế hệ mới CPTPP. Dự báo khi đi vào triển khai, CPTPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 4,7% đến năm 2035 giúp đưa 600 nghìn người thoát nghèo đến năm 2030 ở mức chuẩn nghèo 5,5 đô la Mỹ/ngày, qua đó đóng góp thiết thực vào việc hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với đó, Việt Nam và EU cũng đang hoàn tất các bước kỹ thuật cuối cùng để ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA); Tiếp tục thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA giữa Việt Nam và khu vực tự do mậu dịch châu Âu (EVFTA)giữa Việt Nam với Israel.

Việt Nam cũng đã chủ động và dẫn dắt các cơ chế hợp tác tiểu khu vực và tiểu vùng Mekong nhằm bảo đảm lợi ích phát triển và an ninh quốc gia, nhất là Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần thứ 6 đã thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022 và Khung đầu tư khu vực 2022; triển khai sáng kiến của Việt Nam tổ chức Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tại Hà Nội.

Trong khuôn khổ các chuyến thăm cấp cao, Việt Nam đã đẩy mạnh lồng ghép các nội dung hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, du lịch… ký kết nhiều thỏa thuận, hợp đồng kinh tế trực tiếp; đồng thời trực tiếp xử lý và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tiếp tục vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, đưa tổng số đối tác công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường lên con số 71.

Với phương châm lấy địa phươngdoanh nghiệptrung tâm của hoạt động hỗ trợ, lần đầu tiên trong lịch sử 30 kỳ Hội nghị Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã tổ chức tọa đàm giữa Trưởng các cơ quan đại diện với cộng đồng doanh nghiệp (tháng 7/2018) để nắm bắt nhu cầu và tìm giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp một cách thiết thực, trực tiếphiệu quả nhất. Ngành Ngoại giao đã tích cực tư vấn, thông tin tới nhiều địa phương trong nước về chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư của các nước, các doanh nghiệp nước ngoài; thúc đẩy địa phương, doanh nghiệp và các nước thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác tại các địa phương của Việt Nam… Những hoạt động ngoại giao kinh tế với những bước đi thiết thực đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 đạt con số kỷ lục 482,2 tỷ USD, trong đó xuất siêu đạt 7,2 tỷ USD, góp phần đưa tăng trưởng GDP đạt 7,08%, mức tăng cao nhất trong 11 năm qua và thu hút đầu tư nước ngoài đạt xấp xỉ 25,6 tỷ USD (bao gồm cả với cấp mới và tăng thêm). Bên cạnh đó, tiến trình kinh tế quốc tế của Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhậnđánh giá cao. Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá Việt Nam đứng thứ 77/140 nền kinh tế với số điểm và thứ hạng tương đối cao về ổn định kinh tế vĩ mô; Y tế sức khỏe; quy mô thị trường đạt 71/100 điểm.

Bước tiến mới trong tiến trình hội nhập chính trị, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội

Cùng với hội nhập kinh tế, tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng - an ninh cũng có thêm nhiều bước tiến mới. Đóng góp của Việt Nam vào sứ mệnh gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế có sự phát triển về chất, với việc lần đầu tiên chúng ta cử một số cán bộ, chiến sỹ tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Bên cạnh đó, các cuộc diễn tập chung, tìm kiếm cứu nạn, giao lưu hữu nghị giữa Việt Nam với Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… cả ở kênh song phương và trong khuôn khổ ASEAN đã góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chính trị.

Hoạt động đối ngoại đã phối hợp chặt chẽ cùng quốc  phòng - an  ninh  hình  thành  thế  chân  kiềng vững chắc góp  phần  bảo  vệ  chủ  quyền  và  toàn  vẹn  lãnh  thổ  của  Tổ  quốc.  Đường  biên  giới  trên  bộ với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia tiếp tục được quảntốt, thực sự trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghịphát triển. Trên Biển Đông, Việt Nam cũng tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và các quyền, lợi ích hợp pháp phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Trung ương Đảng cũng đã ban hành Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với giữ vững độc lập, chủ quyềntoàn vẹn lãnh thổ, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển.

Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, ngoại giao văn hóa và thông tin tuyên truyền đối ngoại đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc quảng hình ảnh một Việt Nam đổi mới, hội nhập, ổn định, hiếu khách và giàu bản sắc. Đặc biệt, việc Công viên non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu và “Hoàng hoa sứ trình đồ” trở thành Di sản liệu của Chương trình ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã góp phần làm phong phú thêm các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam. Những nỗ lực đó đã góp phần nâng số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2018 lên con số kỷ lục trên 15,5 triệu lượt người.

Có thể nói, những kết quả quan trọng đạt được trong công tác đối ngoại của Việt Nam năm 2018 đã góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chiến lược của đất nước; củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển; tăng cường, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Vững tin hướng tới chặng đường phía trước

Với những thành tựu quan trọng đạt được trong năm 2018 quyết tâm lớn, toàn ngành Đối ngoại đang bước vào năm 2019 với tinh thần sáng tạo, đột phá và vượt lên chính mình, hướng tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng XII và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 vào tháng 8/2018.
Những nhiệm vụ quan trọng của ngành Đối ngoại Việt Nam năm 2019 là: Tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyềntoàn vẹn lãnh thổ; đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững hơn; triển khai tốt Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về nâng tầm đối ngoại đa phương, nhấthoàn tất công tác chuẩn bị mọi mặt để hướng tới đảm nhận các trọng trách tại các diễn đàn đa phương quan trọng như ASEAN Liên hợp quốc; giữ cho được đà hội nhập quốc tế, nhất việc triển khai hiệu quả CPTPP và các hiệp định thương mại thế hệ mới khác; bước vào giai đoạn liên kết kinh tế quốc tế sâu rộng hơn…

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó, toàn Ngành sẽ tiếp tục phấn đấu xây dựng nền ngoại giao Việt Nam chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, xứng tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.

Với thế và lực mới của đất nước sau hơn 30 năm Đổi mới, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tin tưởng rằng công tác đối ngoại của Việt Nam sẽ tiếp tục được khẳng định và gặt hái thêm nhiều thành tựu lớn hơn; phục vụ hiệu quả hơn mục tiêu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước trong thời gian tới; đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước./.
Thu Hường

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top