An Giang đạt kết quả tích cực về thông tin và truyền thông trong xây dựng nông thôn mới ở nửa đầu giai đoạn 2021-2025

28/09/2023 - 09:48 AM
Giai đoạn 2021-2023, công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao về thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều thay đổi tích cực. Từ việc Nhà nước hỗ trợ địa phương, đến nay, người dân đã cùng tham gia, đóng góp, cùng xây dựng các chỉ tiêu nông thôn mới nói chung và chỉ tiêu về thông tin và truyền thông nói riêng, góp phần thay đổi nhận thức, gắn quyền và nghĩa vụ của từng người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Năm 2022, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định công bố các chỉ tiêu thuộc tiêu chí thông tin và truyền thông của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025.

Cùng với các địa phương trên cả nước, thực hiện Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 3183/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025, trong đó có giải pháp thực hiện nội dung thành phần về thông tin và truyền thông (TTTT).

 
An Giang đạt kết quả tích cực về thông tin và truyền thông trong xây dựng nông thôn mới ở nửa đầu giai đoạn 2021-2025
An Giang đạt kết quả tích cực về thông tin và truyền thông trong xây dựng nông thôn mới ở nửa đầu
giai đoạn 2021-2025

Sở TTTT An Giang đã phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn Cổng thông tin điện tử, Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền tại địa phương về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân.

Nhờ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, An Giang đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong ở nội dung thành phần về thông tin - truyền thông.

Về công tác tuyên truyền, vận động: Cổng thông tin điện tử của tỉnh An Giang xây dựng và duy trì hoạt động Chuyên trang “Xây dựng Nông thôn mới” và mục “Nông nghiệp, Nông thôn” tại trang chủ để đăng tải nội dung các chủ trương, chính sách, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến Tỉnh; thông tin, truyền truyền đầy đủ các nội dung liên quan đến Chương trình Tam nông; phản ánh kịp thời các hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình Tam nông từ tỉnh đến cơ sở. Từ năm 2021 đến hết tháng 7/2023, Chuyên trang “Xây dựng Nông thôn mới” của An Giang đã đăng tải 464 tin, bài và 920 ảnh về công tác xây dựng nông thôn mới.

Ngoài xây dựng chuyên mục “An Giang xây dựng nông thôn mới”, Trang thông tin điện tử Sở TTTT cũng đã tăng cường rất nhiều tin, bài, ảnh của cộng tác viên để thông tin, truyền truyền đầy đủ các nội dung liên quan đến Chương trình Tam nông; phản ánh kịp thời các hoạt động của Ban Điều hành Chương trình Tam nông từ tỉnh đến cơ sở.

Về kết quả thực hiện Tiêu chí Thông tin và Truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Giai đoạn 2021-2022, toàn tỉnh An Giang có 116 xã; tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết số 721/NQ-UBTVQH15 ngày 13/02/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Tịnh Biên và các phường thuộc thị xã Tịnh Biên, từ ngày 10/4/2023, toàn tỉnh còn 110 xã. Vì vậy, tính đến cuối năm 2021, Tiêu chí Thông tin và Truyền thông của Tỉnh đạt 116/116 xã, tỷ lệ đạt 100%. Tính đến tháng 07/2023, Tiêu chí xã nông thôn mới về thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh An Giang đạt 105/110 xã, chiếm tỷ lệ 95,45%; Tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao đạt 100/110 xã, chiếm tỷ lệ 90,91%.

Cụ thể, kết quả thực hiện các nội dung trong Tiêu chí Thông tin và Truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới của An Giang như sau: Đến hết tháng 7/2023, 110/110 xã có ít nhất 01 điểm phục vụ bưu chính và có người phục vụ đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất và dịch vụ, đạt tỷ lệ 100%. 100% xã có dịch vụ viễn thông, internet đáp ứng ứng nhu cầu sử dụng ít nhất một trong hai loại dịch vụ điện thoại: Trên mạng viễn thông cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất và ít nhất một trong hai loại dịch vụ truy nhập internet: Băng rộng cố định mặt đất hoặc trên mạng viễn thông di động mặt đất; đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 100% xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các ấp đáp ứng các quy định về thiết bị truyền thanh, phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ và sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành; có ít nhất 2/3 số ấp trong xã có hệ thống loa hoạt động thường xuyên. 105/110 xã, đạt tỷ lệ 95,45% xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành đáp ứng các điều kiện: Tỷ lệ máy vi tính/số cán bộ, công chức của xã đạt tối thiểu 50%; Xã có sử dụng ít nhất 04 phần mềm ứng dụng theo quy định; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã đạt tối thiểu 30%.

Nội dung Tiêu chí Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2012-2025 gồm 4 nội dung, cụ thể: (1) Điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân; (2) Thuê bao sử dụng điện thoại thông minh; (3) Dịch vụ báo chí, truyền thông; (4) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội.

Theo đó, đến hết tháng 7/2023, kết quả An Giang đạt được: 110/110 xã có điểm phục vụ bưu chính ngoài việc đáp ứng các điều kiện của xã đạt chuẩn, điểm phục vụ bưu chính tại xã có khả năng phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân, đạt tỷ lệ 100%. 100% xã có dân số theo độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt tối thiểu 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; tối thiểu 80% đối với các xã còn lại. 100% xã có dịch vụ báo chí, truyền thông đáp ứng các điều kiện: 100% ấp của xã khu vực đồng bằng có hệ thống loa hoạt động thường xuyên, 90% ấp của xã khu vực miền núi có hệ thống loa hoạt động thường xuyên; 100% số ấp trong xã có hộ gia đình thu xem được 01 trong số các phương thức truyền hình vệ tinh, cáp, số mặt đất, truyền hình qua mạng Internet; Có ít nhất 01 điểm cung cấp xuất bản phẩm. 100/110 xã, tương ứng tỷ lệ 90,91% xã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội.

Song song với những kết quả đã đạt được của giai đoạn 2021-2023, An Giang đã lên kế hoạch tiếp tục thực hiện nội dung thông tin truyền thông năm 2024 và giai đoạn 2024-2025. Theo đó, Tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin; Gắn mã, cập nhật, thông báo địa chỉ số cho từng hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức; Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, phúc tra, giám sát, Hội nghị, hoạt động của Sở TTTT đối với công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao về thông tin và truyền thông./.

 
Phương Lan
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top