Năm 2022 dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, linh hoạt và hiệu quả của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, cùng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 đã đạt được kết quả khá tích cực, toàn diện trên nhiều ngành, lĩnh vực.
Tăng trưởng kinh tế năm 2022 của tỉnh Nghệ An ước đạt 9,08%, là mức tăng trưởng đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 22 của cả nước. Đây là mức tăng cao nhất trong 12 năm qua, từ 2011 đến 2022. Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, như khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, năm 2022 đã bật dậy mạnh mẽ. Điều này cho thấy sự tăng trưởng khá đồng đều và toàn diện của kinh tế tỉnh Nghệ An.
Trong mức tăng chung của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,78%, đóng góp 11,43% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,96%, đóng góp 37,69%; khu vực dịch vụ tăng 10,77%, đóng góp 49,67%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,13%, đóng góp 1,21%.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tuy nhiên hầu hết sản phẩm nông nghiệp và thủy sản chủ yếu khác đều tăng khá, ngành chăn nuôi, lâm nghiệp phát triển ổn định nên tốc độ tăng trưởng của khu vực này đạt khá. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 4,16%, đóng góp 0,67 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh; ngành lâm nghiệp tăng 9,07% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,18 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 5,22%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm.
Thành phố Vinh (Nghệ An) phát triển năng động
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2022 tăng 13,87% so với năm trước, đóng góp 2,37 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 9,65%, đóng góp 1,19 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 33,74%, đóng góp 1,06 điểm phần trăm; khai khoáng tăng 8,11%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Ngành xây dựng tăng 7,45%, cao hơn mức tăng 5,46% của năm 2021, đóng góp 1,06 điểm phần trăm.
Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng vượt trội so với năm 2021 nhờ vào sự phục hồi chi tiêu của người tiêu dùng và hoạt động du lịch trong nước, quốc tế dần khôi phục mạnh mẽ và sôi động trở lại. Tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong năm 2022 đạt 10,77%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 3,05% của năm 2021. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2022 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 18,67% so với cùng kỳ, đóng góp 1,08 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 14,57%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 39,43%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,64%, đóng góp 0,37 điểm phần trăm. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,13% do thu ngân sách năm 2022 vượt dự toán.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 23,03%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 30,39%; khu vực dịch vụ chiếm 41,80%; thuế sản ph m tr trợ cấp sản ph m chiếm 4,78%.
Trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, Lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các các sở, ngành, địa phương và chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư công... Tính chung năm 2022 tổng vốn đầu tư thực hiện ước đạt 92.602,2 tỷ đồng, tăng 10,08% so cùng kỳ. Trong đó: vốn nhà nước ước đạt 16.519,7 tỷ đồng, tăng 7,31%. Vốn ngoài nhà nước ước đạt 66.836,4 tỷ đồng, tăng 1,56%. Khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 9.246 tỷ đồng, tăng 3,2 lần.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước năm 2022 đạt 9.238,3 tỷ đồng, tăng 36,26%. Một số dự án trọng điểm trong năm 2022 như: dự án Goertek 1 của Công ty TNHH công nghiệp chính xác Goertek Vina với tổng mức đầu tư 7.475 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2022 ước đạt 6.329,5 tỷ đồng;
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tính đến 17/12/2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 1.939 doanh nghiệp được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, so với cùng kỳ tăng 3,58% (+67 doanh nghiệp); số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới là 849 đơn vị, tăng 37,16% (+230 đơn vị); có 841 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại sản xuất kinh doanh, tăng 9,36% (+72 doanh nghiệp); số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký hoạt động trở lại có 93 đơn vị. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong năm là 1.241 doanh nghiệp, tăng 20% (+207 doanh nghiệp) so với cùng kỳ. Tổng số vốn các doanh nghiệp đăng ký là 22.517 tỷ đồng.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV năm 2022 cho thấy: Có 34,44% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn hơn so với Quý III năm 2022; 35,56% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định; 30,00% số doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn. Dự kiến quý I năm 2023 so với quý IV năm 2022: có 35,56% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng tốt lên, 26,67% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 37,78% số doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.
Hoạt động sản xuất công nghiệp có xu hướng phục hồi mạnh mẽ, chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đang dần được khơi thông. Tính chung cả năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,34% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 31,79%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,11%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,46%; công nghiệp khai khoáng tăng 2,62%. Năm 2022, công nghiệp tiếp tục đà phục hồi, phát triển nhanh; chính sách kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất.
Thương mại, dịch vụ Hoạt động ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn đã có nhiều tín hiệu tích cực khi hàng loạt các chỉ sô liên quan đều đạt tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực dịch vụ vượt qua khó khăn, phục hồi và tăng trưởng khá, đời sống sinh hoạt của người dân trở về trạng thái bình thường sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Nhu cầu tiêu dùng tăng, cùng với việc thúc đẩy dịch vụ, du lịch đã tác động tích cực đến hoạt động của các ngành bán buôn, bán lẻ, vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành. Tính chung năm 2022 doanh thu bán lẻ hàng 19 hóa ước đạt 86,6 nghìn tỷ đồng tăng 30,39% (+20,2 tỷ đồng). Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1 lần. Doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt 114 tỷ đồng, tăng 5,4 lần. Doanh thu hoạt động dịch vụ khá