Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

29/11/2023 - 02:16 PM

Dự án về Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2025 đã xây dựng Tiểu dự án về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN.
 

Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn

Theo đó mục tiêu của Tiểu dự án là chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN, nhất là nhóm các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù; Trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN vào năm 2025; Giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn và 3% - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao; Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN.

Đối tượng của Tiểu dự án là nhóm vị thành niên, thanh niên là người DTTS thuộc các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; Các bậc cha mẹ và học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; Nhóm phụ nữ và nam giới người DTTS thuộc các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội các cấp trong vùng đồng bào DTTS&MN; Người có uy tín trong cộng đồng các DTTS.

Tiểu dự án tập trung vào triển khai các nội dung như:

Về công tác truyền thông: Biên soạn, cung cấp tài liệu, tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình; Tổ chức các hội nghị lồng ghép, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, nhằm tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù và trong vùng đồng bào DTTS&MN; Tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật về hôn nhân, về kết hôn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Duy trì và triển khai mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; nhân rộng các mô hình phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác dân tộc tham gia thực hiện dự án.

Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện mô hình, dự án và thực hiện các chính sách.
 

Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn 1

Tiểu dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương liên quan xác định đối tượng, địa bàn, chỉ đạo tổ chức thực hiện. UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Tiểu dự án theo định kỳ, đột xuất. Bộ Y tế hướng dẫn về chuyên môn của nội dung giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thuộc Tiểu dự án;

Tiểu dự án có nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn thực hiện là 727,714 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương là 581,284 tỷ đồng (vốn sự nghiệp). Ngân sách địa phương là 146,43 tỷ đồng.

Thực hiện Chương trình tại Đắk Lắk, tỉnh đã đặt ra 4 mục tiêu đó là: Chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN, nhất là nhóm các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù; Trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN vào năm 2025; Giảm bình quân 2%-3%/năm số cặp tảo hôn và 3%-5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao; Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS&MN.

Nôi dung thực hiện Kế hoạch được tập trung vào 4 nội dung, đó là: Truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; Công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép; Duy trì và triển khai Mô hình tại các xã có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao; Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết.

Tại tỉnh Cao Bằng, UBND các huyện dựa trên nguồn vốn được cấp lựa chọn các nội dung thực hiện phù hợp với từng địa phương đã và đem lại hiệu quả thiết thực cho các đối tượng được thụ hưởng. Kết quả, giai đoạn 2021-2023, toàn Tỉnh có 10.681 cặp kết hôn, trong đó, 666 cặp tảo hôn, chiếm 6%, giảm 731 cặp so với giai đoạn 2015-2020; tình trạng hôn nhân cận huyết thống toàn Tỉnh có 6 cặp, giảm 20 cặp so với giai đoạn 2015-2020. Tiếp tục duy trì 7 mô hình tại các huyện, xã có nhiều nguy cơ xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong giai đoạn 2015-2020 và xây dựng 4 mô hình tại các huyện, xã có nhiều nguy cơ xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các huyện như: Hạ Lang, Bảo Lạc, Thạch An./.

Minh Thư

 


Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top