Những đổi thay từ chính sách dân tộc tại huyện Bác Ái

15/12/2023 - 02:47 PM
Huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận một trong những huyện nghèo của cả nước với 9/9 xã thuộc khu vực III, trong đó 35/38 thôn đặc biệt khó khăn. Đây cũng là địa phương nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó hơn 90% người dân là đồng bào Raglai.
 
Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, do đó thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Bác Ái đã quan tâm triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình, nghị quyết, chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường tuyên truyền việc triển khai thực hiện các chính sách với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, từ đó tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
 
Đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu sốmiền núi giai đoạn 2021-2030. Trênsở nguồn lực của Chương trình cùng sự hỗ trợ của UBND Tỉnh, huyện Bác Ái đã tập trung đầu tư phát triển sở hạ tầng giao thông. Đến nay hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện đã đang khoác lên mình diện mạo mới, 100% xã, thôn các tuyến đường giao thông nông thôn được cứng hóa, thông thoáng, thuận tiện cho người dân đi lại vận chuyển hàng hóa, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương.
 
Với quan điểm phát triển kinh tếcon đường để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hàng năm, UBND huyện Bác Ái xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng quan, đơn vị phụ trách theo dõi, giúp các xã đặc biệt khó khăn. Mục tiêu của Huyệnphát triển kinh tế nông nghiệp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, tạo ra giá trị gia tăng tối ưu trên một đơn vị diện tích canh tác, theo đó Huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực vận động người dân thay đổi nhận thức, tập quán canh tác lạc hậu sang thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ở địa phương; từng bước áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, hướng tới quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa; đồng thời chú trọng liên kết“4 nhà” nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản xuất bền vững.
 
Để tạo nguồn lực cho các hộ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, chính quyền địa phương huyện Bác Ái đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện soát, xác định đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề; tạo điều kiện cho nhiều hộ dân vay vốn chăn nuôi, phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn, áp dụng mô hình lấy ngắn nuôi dài, chuyển đổi diện tích đất lúa sản xuất kém hiệu quả, đất vườn tạp sang trồng các loại cây trồng cạn, cây ăn quả, kết hợp ứng dụng khoa học - kỹ thuật gắn với liên kết trong sản xuất để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
 
Đến nay, trên địa bàn huyện Bác Ái đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ như: Trồng bắp lai, sầu riêng, chuối hột mồ côi, măng tây xanh, mì cao sản, các loại cây ăn quả, cánh đồng lúa lớn, nuôi bò,vỗ béo sinh sản…
 
Một mô hình nổi bật mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộchuyện Bác Áitrồng loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao như bưởi da xanh trên những vùng đất dốc, sườn đồi nơi điều kiện khí hậu dịu mát, ôn hòa. Riêng tại xã miền núi Phước Bình, trung bình 1 ha bưởi cho sản lượng khoảng 25 tấn quả/năm, canh tác tốt mỗi năm một ha loại cây này thể cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại, đến nay diện tích trồng bưởi da xanh trên địa bàn xã Phước Bình đã phát triển lên gần 200 ha. Đặc biệt mới đây, bưởi da xanh của xã Phước Bình được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (APHIS) phê duyệt cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường nước này trong thời gian tới. Đây là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận được APHIS phê duyệt và cấp mã số vùng trồng với diện tích 23 ha. Mã số bắt đầuhiệu lực từ ngày 22/6/2023. Kết quả này thể hiện tư duy đột phá làm kinh tế của đồng bào dân tộc tại xã Phước Bình. Với mong muốn nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả, hiện xã Phước Bình đang triển khai chương trình hỗ trợ giống bưởi da xanh chất lượng cao cho các hộ trên địa bàn huyện nhu cầu trồng mở rộng diện tích. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật trồng chăm sóc cây bưởi đạt hiệu quả, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
 
Những đổi thay từ chính sách dân tộc tại huyện Bác Ái
Bưởi da xanh của xã Phước Bình được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phê duyệt  cấp mã số vùng trồng 

thể nói, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cùng sự chịu khó tinh thần quyết tâm cao của người dân, đến nay Bác Ái từng bước thay đổi tập quán canh tác nhỏ lẻ, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng bền vững, cải thiện đáng kể đời sống của nhiều gia đình đồng bào DTTS.
 
Bên cạnh đó, huyện Bác Ái còn tổ chức đào tạo kỹ năng nghề, đưa đồng bào DTTS đi học nghề tại những nơi khác trong ngoài tỉnh như dệt chiếu truyền thống,… Điều này giúp Bác Ái vừa khôi phục, lưu giữ nghề truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc, đồng thời giải quyết nhiều việc làm cho bộ phận lao động tại các địa phương.
 
Để làm tốt công tác dân tộc, huyện Bác Ái đồng thời đa dạng hóa các hoạt động văn hóa gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, hướng phát triển du lịch.
 
Với đặc thù của địa phương là nhiều hộ đất rẫy ở xa, học sinh thường nghỉ học cách nhật, theo cha mẹ lên rẫy, nên việc vận động học sinh đến trường gặp không ít khó khăn. Nhằm đưa chính sách phát triển vùng đồng bào DTTS& MN đi sâu vào cuộc sống, huyện Bác Ái cũng chú trọng đầu tư phát triển cho công tác giáo dục, chăm lo phát triển đồng bộ cả về số lượng cũng như chất lượng, từng bước được kiên cố hóa hệ thống trường lớp ở các cấp học. Thời gian vừa qua, Huyện đồng thời nhận được sự hỗ trợ của Ban Công tác phía Nam - Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thông qua chương trình “Tiếp sức cho em đến trường” tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Năm 2023, Chương trình “Tiếp sức cho em đến trường” tại Huyện Bác Ái được thực hiện với tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng, trao tặng học bổngquà cho 82 học sinh mồ côi dân tộc thiểu sốhoàn cảnh khó khăn tại huyện Bác Ái; kết nối đỡ đầu 08 em học sinh mồ côi đang học cấp 3 đậu đại học năm 2023; trao tặng 08 sổ tiết kiệm cho học sinh mồ côi vượt khó hiếu học. Đây là những động lực đã tiếp sức cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi tại huyện Bác Ái tiếp tục tới trường trước thềm năm học mới.
 
thể nói, nhờ sự tập trung nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến sở, đến nay vùng đồng bào DTTS miền núi của huyện Bác Ái đã nhiều đổi thay, đời sống người dân được cải thiện, nhiều gia đình thu nhập ổn định, hòa cùng nhịp sống mới với các dân tộc anh em trong toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân năm là 5,19%. Một trong những nhân tố đóng góp lớn vào kết quả công tác dân tộc tại huyện Bác Ái chính là đội ngũ những người uy tín với vai trò “cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân.
 
Những đổi thay từ chính sách dân tộc tại huyện Bác Ái 1
Vùng đồng bào DTTS  miền núi của huyện Bác Ái đã  nhiều đổi thay, đời sống người dân được cải thiện

Hiện huyện Bác Ái 37 người uy tín trong cộng đồng ở 38 thôn thuộc 9 xã. Họ, bằng chính trách nhiệm, lòng nhiệt huyết, sự am hiểu phong tục tập quán sự tín nhiệm của cộng đồng dân cư, đã trở thànhchỗ dựa” tinh thần vững chắc đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Họ là những đã người chuyển tải hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cộng đồng dân cư.
 
Trong phát triển kinh tế, những người uy tín của huyện Bác Ái luôn gương mẫu, đi đầu. Với kinh nghiệm của bản thân, đội ngũ này đã chỉ dẫn người dân tận dụng những mảnh vườn, thửa đất quanh nhà các vùng đất dốc, đất ven sông, ven suối với những cây trồng kém hiệu quả chuyển sang trồng chuối, cây ăn quả phát triển chăn nuôi; đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất giỏi trên toàn Huyện.
 
Không chỉ là người làm kinh tế giỏi, đội ngũ những người uy tín của huyện Bác Ái còn là người tiếp lửa để đồng bào dân tộckhu dân cư giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước; giữ gìn vệ sinh môi trường. Hơn thế nữa, họ còn tích cực phối hợp với chính quyền lực lượng chức năng tham gia hòa giải những mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống giữa các gia đình, các tộc họ; xử lý những trường hợp gây rối trật tự; tuyên truyền, vận động nhân dân đề cao cảnh giác, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, qua đó ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững bình yên nơi thôn, xóm....
 
Bác Ái đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn trên 20%, thu nhập đầu người khoảng 30 triệu/năm. Để đạt được mục tiêu trên, thời gian tới, Bác Ái quyết tâm tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:
 
Thứ nhất, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, địa phương các tầng lớp nhân dân về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
 
Thứ hai, huy động mọi nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu DTTS, thực hiện lồng ghép cùng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giảm nghèo bền vững.
 
Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án gắn với hiệu quả giải ngân nguồn vốn; tăng cường lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn. Tập trung đầu tư vào các công trình người dân được hưởng lợi nhiều nhất như công trình thủy lợi, các trường học để nâng cao nhận thức người dân.
 
Thứ tư, nhân rộng các mô hình hiệu quả đã triển khai thực hiện, tiếp tục soát, quy hoạch vùng trồng cây ăn quả tập trung; đẩy mạnh liên kết các giá trị sản xuất, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm trái cây địa phương.
 
Thứ năm, tập trung đào tạo nghề giải quyết việc làm; tiếp tục phát huy vai trò của người uy tín trong cộng đồng./.
 
P.V
 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top