Nông nghiệp - Điểm sáng trong bức tranh kinh tế cả nước năm 2023

11/02/2024 - 08:22 AM
Năm 2023, mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, song tình hình kinh tế - hội Việt Nam xu hướng phục hồi tích cực, trong đó ngành nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò bệ đỡ của nền kinh tế điểm sáng trong bức tranh xuất nhập khẩu cả nước.

Ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế

Năm 2023, sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản tăng trưởng tích cực, tiếp tục thể hiện vai trò là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực góp phần ổn định kinh tếmô. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng khu vực Nông, Lâm nghiệp Thủy sản năm 2023 ước đạt 3,83%, đóng góp 8,84% vào mức tăng trưởng GDP 5,05% của cả nước. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của khu vực này năm 2023 cao hơn mục tiêu 3,0% đra trong kịch bản tăng trưởng của Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây và là năm thứ 3 liên tiếp tăng trưởng của Khu vực Nông, Lâm nghiệp Thủy sản vượt kế hoạch đra.

Trong cơ cấu tăng trưởng của ngành NLTS, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp năm 2023 tăng 3,88% so với năm trước, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,74% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,71%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Phân tích cụ thể trong từng lĩnh vực cho thấy, sản xuất nông nghiệp năm 2023 diễn ra trong điều kiện nhiều loại vật tư nông nghiệp như thức ăn chăn nuôi, phân bón phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, làm đội chi phí sản xuất. Song nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý cùng với thời tiết thuận lợi nên sản xuất trồng trọt được mùa ở hầu hết các địa phương.

Sản lượng lúa cả nước năm vừa qua ước đạt gần 43,5 triệu tấn, tăng gần 0,8 triệu tấn (tương đương tăng 1,9%) so với năm 2022 tăng ở các vụ sản xuất (Đông Xuân,thu, mùa đặc biệt ở Vụ Thu đông). Bên cạnh các yếu tố thời tiết thuận lợi, chuyển đổi cơ cấu giống lúa hợp lý được nói đến ở trên, sản lượng lúa năm nay tăng còn do trình đ kỹ thuật canh tác ở các địa phương được nâng cao, năng suất tăng, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực trong nước mà còn phục vụ chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, kết quả sản lượng lúa tăng còn do các địa phương thực hiện chuyển từ sản xuất lúa gạo từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững như đưa vào sản xuất các giống lúa chịu mặn cho vùng ven biển; ứng dụng quy trình sản xuất“1 phải 5 giảm” là phải sử dụng giống lúa xác nhận; giảm giống, giảm nước, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật giảm thất thoát sau thu hoạch, nhằm tiết kiệm vật tư đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính tăng thu nhập cho nông dân.

Bên cạnh đó, sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng cao so với năm trước như: Sầu riêng đạt 1,2 triệu tấn, tăng 322,0 nghìn tấn, tương đương tăng 37,3%; Mít đạt 1,0 triệu tấn, tăng 123,1 nghìn tấn, tương đương tăng 13,9%; Xoài đạt hơn 1,0 triệu tấn, tăng 50,7 nghìn tấn, tương đương tăng 5,2%; Chuối đạt hơn 2,6 triệu tấn, tăng 95,0 nghìn tấn, tương đương tăng 3,8%; Điều đạt 343,3 nghìn tấn, tăng 6,6%... Điều đáng nói là chất lượng sản phẩm nông sản ngày càng được nâng lên khi các cây trồng chủ lực sự đầu tư về giống mới, sản xuất theo các quy trình tốt để nâng cao giá trị sản phẩm.

Năm 2023, việc người nông dân thu hẹp diện tích đất sản xuất một số cây hoa màu như ngô, khoai lang, lạc, đậu tương... để tập trung vào trồng rau hoặc chuyển sang trồng cây ăn quả, thực hiện kinh tế nông nghiệp tuần hoàn cùng với sản lượng lúa gạo, một số cây lâu năm tăng cao giá xuất khẩu tăng đã khiến kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản bứt phá mạnh mẽ. Theo thống kê, một số nông sản kim ngạch xuất khẩu tăng cao so năm 2022 là: Rau quả đạt 5,6 tỉ USD, tăng 65,9%, là mức tăng mạnh nhất trong các ngành hàng nông nghiệp; Điều đạt 3,6 tỉ USD, tăng 17,6%; phê 4,2 tỉ USD, tăng 3,1%.

Đặc biệt, năm vừa qua, ngành lúa gạo Việt Nam thắng lớn với kim ngạch xuất khẩu gạo tăng mạnh trong bối cảnh thị trường lúa gạo thế giới chịu nhiều biến động. Số liệu thống kê cho thấy năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam ước đạt 8,34 triệu tấn về sản lượng hơn 4,8 tỷ USD về trị giá, tăng tương ứng 17,4% về lượng 39,4% về trị giá so năm 2022. Đâycon số ấn tượng đánh dấu cột mốc mới trong xuất khẩu gạo ở Việt Nam.

Một tin vui đến với ngành nông nghiệp là gạo ST25 mang thương hiệu Gạo Ông Cua của Việt Nam vượt qua 30 mẫu gạo của 10 quốc gia tham dự đđạt giải nhất tại Hội thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023 tại Hội nghị Thương mại Lúa gạo toàn cầu do The Rice Trader tổ chức ở Philippines. Đây là lần thứ hai loại gạo ST25 được vinh danh trên trường quốc tế, tạo tiền đđể ngành nông nghiệp tăng tốc trong xuất khẩu trong năm 2024.

Năm 2023 cũng là năm đầu tiên ngành nông nghiệp Việt Nam phê duyệt phát động triển khai thực hiện đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, nhằm hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Với việc thực hiện các chính sách mới như chi trả tín chỉ các bon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác tối đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo... sẽ thay đổi nhận thức của người sản xuất kinh doanh lúa gạo; hợp tác công - tư hiệu quả nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như WB, IFC, ADB, IRRI… Việc triển khai hiệu quả Đề án 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao sẽ là nấc thang đưa người trồng lúa tiến gần đến với sự thịnh vượng.

Đối với ngành chăn nuôi năm 2023 nhìn chung khá ổn định do dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát. Sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng cả năm ước đạt 788,1 nghìn tấn, tăng 6,4% so với năm 2022. Tuy vậy, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao (giá thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn gia cầm trung bình cả năm 2023 vẫn cao hơn 0,7-3,5% so với năm 20221). Giá thịt lợn hơi trong năm biến động tăng giảm tùy thời điểm, nhưng nhìn chung xu hướng giảm so với năm 2022 (thời điểm cuối tháng 12, giá lợn hơi dao động trong khoảng 47.000 - 51.000 đồng/kg, với mức giá này người chăn nuôi hầu như không lãi1). Hiện nay, người chăn nuôi đang tập trung tái đàn, tăng đàn gia súc, gia cầm để cung ứng ra thị trường vào dịp lễ, tết; tận dụng các nguồn thức ăn chăn nuôi sẵn đgiảm chi phí, đồng thời đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng từ trang trại tới bàn ăn.

Đối với ngành lâm nghiệp, năm 2023 là một năm đầy khó khăn, thách thức như biến đổi của thời tiết, khí hậu; xung đột tại một số quốc gia làm ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu, khiến các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 20.835,3 nghìn m3, tăng 2,8%. Đặc biệt, theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, năm 2023 đánh dấu một cột mốc rất quan trọng, lần đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tín chỉ các-bon rừng (10,3 triệu tấn CO2) cho Quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp thông qua Ngân hàng Thế giới với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỉ đồng). Đây là bước khởi đầu về tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng, góp phần nâng cao đời sống cho người dân thông qua nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng, thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển ổn định, bền vững… Đồng thời góp phần đViệt Nam thực hiện cam kết của Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính đđạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 (COP21) cũng như tiếp cận với nguồn tài chính quốc tế.
 
Nông nghiệp - Điểm sáng trong bức tranh kinh tế cả nước

Ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế

Trong năm 2023, sản xuất thủy sản diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Bão vào áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông ít hơn trung bình nhiều năm cũng như ít hơn năm 2022. Bên cạnh đó, ngành thủy sản trong nước tập trung chuyển đổi theo hướng bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, áp dụng rộng rãi nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 9.312,3 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ước đạt 6.612,6 nghìn tấn, tăng 1,8%, tôm ước đạt 1.356,1 nghìn tấn, tăng 5,0%.

Tính chung năm 2023, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5.455,8 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm trước, bao gồm: đạt 3.631,4 nghìn tấn, tăng 3,7%; tôm đạt 1.211,6 nghìn tấn, tăng 5,8%; thủy sản khác đạt 612,8 nghìn tấn, tăng 4,8%. Sản lượng tôm nước lợ trong năm vừa qua tăng trưởng cao là do ứng dụng mô hình công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại hiệu quả kinh tế. Tính chung cả năm, sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 858,6 nghìn tấn, tăng 7,1% so với năm 2022.

Sản ợng thủy sản khai thác ước đạt 3.856,5 nghìn tấn, giảm 0,5% so với năm trước, bao gồm: đạt 2.981,2 nghìn tấn, giảm 0,4%; tôm đạt 144,5 nghìn tấn, giảm 0,8%, thủy sản khác đạt 730,8 nghìn tấn, giảm 0,8%.

Hoạt động khai thác thủy sản biển nước ta năm 2023 cũng giảm do thực hiện khai thác bền vững đảm bảo tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên, đồng thời công tác phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp dần được thực hiện nghiêm túc. Sản lượng thủy sản khai thác biển năm 2023 đạt 3.643,9 nghìn tấn, giảm 0,7% so với năm trước, trong đó:  ước đạt 2.846,1 nghìn tấn, giảm 0,5%; tôm ước đạt 135,1 nghìn tấn, giảm 1,5%.

Không chỉ vậy, trong năm vừa qua, các doanh nghiệp thủy sản trong nước còn gặp khó khăn trong xuất khẩu do thị trường đầu ra bị thu hẹp bởi các tác động tiêu cực từ xung đột chính trị giữa các quốc gia khiến kinh tế thế giới phục hồi chậm, nhu cầu nhập khẩu thủy sản tại nhiều nước giảm mạnh. Ước tính cả năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ là 9.010 nghìn tấn, giảm tới 17,5% so năm 2022, trong đó kim ngạch xuất khẩu cá tra tôm giảm mạnh so với cùng kỳ do giảm cả lượng giá.

Nhìn chung, những kết quả ngành nông, lâm nghiệp thủy sản đạt được trong năm 2023 là khá khả quan. Kết quả này được là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo từ Bộ, ngành địa phương trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển các chuỗi ngành hàng, bố trí cơ cấu giống phù hợp với diễn biến thời tiết tín hiệu thị trường, bảo đảm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng của giá vật tư nông nghiệp tăng cao.
 
Mục tiêu giải pháp trong năm 2024

Năm 2024 ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành là 3,0-3,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 54-55 tỷ USD. Ngành nông nghiệp cũng được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhấtvề vấn đề thị trường xuất khẩu, dịch bệnh tiềm ẩn những nguy cơ khi mưa lũ diễn biến bất thường, hạn hán, thiếu nước nặng nề do tác động của El Nino…

Đđạt được mục tiêu tăng trưởng như đã đra, toàn ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn, nhất là nông nghiệp bền vững, minh bạch trách nhiệm; thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông, lâm, thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng... Đồng thời, cần cơ cấu lại sản xuất lương thực theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, miền; gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đáp ứng thị trường thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, đơn cử như Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030". Tăng cường ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xut tốt (GAP), gắn với cấp mã số vùng sản xuất, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc. Đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng, địa phương hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo chuỗi giá trị, tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Để mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành nông nghiệp cần đầu tư nâng cấp hạ tầng bảo quản, chế biến sau thu hoạch; phát triển hỗ trợ thương mại lương thực, thực phẩm cùng với phát triển hạ tầng thương mại hiện đại truyền thống đồng bộ trên cơ sở tận dụng những ưu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, ổn định, bền vững, hiệu quả; linh hoạt tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp giữa hình thức truyền thống trực tuyến nhằm duy trì, củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống phát triển các thị trường mới, tiềm năng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá, dự báo nhu cầu nhập khẩu khả năng tiến hành xúc tiến thương mại các mặt hàng nông sản vào các thị trường nhập khẩu.

Thêm vào đó, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam thông qua chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, chương trình thương hiệu quốc gia các chương trình, đề án liên quan của các bộ, ngành, địa phương. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực, tăng cường hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức lương thực quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực ảnh hưởng đến an ninh lương thực, như biến đổi khí hậu, sử dụng nguồn nước, kiểm soát dịch bệnh, khoa học công nghệ, thương mại xuất nhập khẩu...; đàm phán hài hòa hóa công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm./.
B.N

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top