Sản xuất công nghiệp quý I/2022 - Tiếp tục phục hồi và tăng trưởng

01/04/2022 - 02:11 PM

Trong những tháng đầu năm 2022, dịch Covid-19 ở nước ta vẫn đang lây lan nhanh, một bộ phận lao động phải nghỉ việc để cách ly, gây tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước gặp khó khăn. Thực hiện phương châm“thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp đã có nhiều phương án để khắc phục khó khăn về thiếu hụt lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường. Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp quý I/2022 tiếp tục phục hồi tăng trưởng, nhiều ngành công nghiệp trọng điểm khởi sắc, tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất tăng khá so cùng kỳ năm trước

Tính chung quý I/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức tăng 5,7% của cùng kỳ năm 2021 5,6% của cùng kỳ năm 2020. Trong đó: nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7%, đóng góp 5,57 điểm phần trăm; nhóm ngành sản xuất, phân phối điện tăng 7,1%, đóng góp 0,63 điểm phần trăm; nhóm ngành cung cấp nước xử lý nước thải, rác thải tăng 5,3%, đóng góp 0,08 điểm phần trăm; nhóm ngành khai khoáng tăng 1%, đóng góp 0,16 điểm phần trăm vào mức tăng chung của ngành công nghiệp.

Điểm sáng của nhóm ngành khai khoáng, sau ba năm sụt giảm liên tiếp, quý I/2022 nhóm ngành khai khoáng đã bắt đầu sự hồi phục với mức tăng trưởng 1% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,5% năm 2021 giảm 8,1%), chủ yếu do ngành khai thác dầu thô khí đốt tự nhiên giảm ở mức thấp, giảm 2,2% (trong đó: khai thác dầu thô giảm 1,6%; khai thác khí đốt tự nhiên giảm 2,7%); ngành khai thác cứng than non tăng 3,2%; ngành khai thác quặng kim loại tăng 5%. Nguyên nhân chính làm cho ngành khai thác dầu thô khí đốt tự nhiên sự phục hồi là do xung đột Nga - Ukraina, Liên minh Châu Âu (EU) cấm vận Nga làm cho giá dầu thô, khí đốt thế giới tăng cao, ngành khai thác dầu thô khí đốt tự nhiên tăng sản lượng khai thác để xuất khẩu.

Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành chiếm trên 74% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp) là ngành quyết định chủ yếu đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành công nghiệp, quý I/2022 tăng 7% so cùng kỳ năm 2021.

Điểm sáng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2022 là sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành dệt may, da giầy. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng dệt, may quý I/2022 ước tăng 22,5%, nhóm hàng xơ, sợi dệt các loại tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2021. Với đơn hàng xuất khẩu tăng cao đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Ngành sản xuất trang phục quý I/2022 tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2021, là ngành mức tăng trưởng cao nhất trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đồng thời đây cũng là mức tăng trưởng quý I cao nhất của ngành này trong vòng 7 năm trở lại đây sau mức sụt giảm ở quý I/2020 (giảm 2,2%) mức hồi phục ở quý I/2021 (tăng 3,5%). Ngành sản xuất dacác sản phẩmliên quan tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của ngành này trong vòng 7 năm qua.

Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính sản phẩm quang học, một trong những ngành chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam, vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, quý I/2022 tăng 9,4% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng 9,1% của năm 2021). Ở thời điểm đầu năm 2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, nguồn cung nguyên liệu chíp điện tử khan hiếm (thiếu nguồn cung) do khâu vận chuyển cung ứng bị gián đoạn, tuy nhiên, đến cuối quý I/2022 khi đủ nguồn cung nguyên liệu, các doanh nghiệp trong ngành này đã tăng tốc sản xuất để bù đắp lượng sản xuất còn thiếu từ đầu năm nên ngành này vẫn tăng khá, đặc biệt sản phẩm linh kiện điện thoại quý I/2022 tăng 19%, đồng hồ thông minh tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh một số ngành mức tăng trưởng khá, một số ngành cũng mức sụt giảm mạnh. Điển hình nhất là ngành sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế. Đây là năm thứ hai liên tiếp, quý I ngành này mức tăng trưởng âm. Quý I/2022 giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2021 giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước). Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh của ngành này là do Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn từ đầu tháng 1/2022 đã giảm công suất sản xuất từ mức 100% xuống mức 80% sau đó chỉ ở mức 55 - 60% công suất.

Ngành sản xuất phân phối điện quý I/2022 tăng khá với mức tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2021, đây là mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây (năm 2020 tăng 6,7%, năm 2021 tăng 3,3%), ngành điện luôn đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất tiêu dùng trong nước.

Theo địa phương, nhiều tỉnh, thành phố đang trên đà phục hồi sản xuất, 61/63 tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số địa phương quy mô công nghiệp lớn tăng cao, cụ thể như sau: Bắc Giang tăng 23,6%; Hải Dương tăng 22,5%; Quảng Nam tăng 17,6%; Thanh Hóa tăng 15,7%; Vĩnh Phúc tăng 15,3%; Bắc Ninh Hải Phòng cùng tăng 9,8%; Cần Thơ tăng 9,1%; Bình Dương tăng 7,1%; Quảng Ngãi tăng 6,9%; Đồng Nai tăng 6%; Thái Nguyên tăng 5,9%; Quảng Ninh tăng 5,7%; Hà Nội tăng 5,3%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 4,7%; Đà Nẵng tăng 2%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 1%.

Chỉ số tiêu thụ ở một số ngành tăng cao

Cùng nhịp với mức tăng 7% của chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ số tiêu thụ sản phẩm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2022 tăng cao ở mức 6,6% (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,8%). Một số ngành chỉ số tiêu thụ quý I/2022 tăng cao so với cùng kỳ năm 2021 gồm: Sản xuất trang phục tăng 25,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 16,7%; sản xuất da sản phẩm liên quan tăng 15,2%; sản xuất thuốc, hóa dược dược liệu tăng 14,2%; sản xuất sản phẩm từ cao su plastic tăng 13,1%; sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 12,6%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 11,7%; chế biến gỗ sản xuất từ gỗ, tre, nứa tăng 10,7%. Ở chiều ngược lại, một số ngành chỉ số tiêu thụ quý I/2022 giảm so với cùng kỳ như: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính quang học giảm 14,1%; in, sao chép bản ghi giảm 7,3%; sản xuất hóa chất sản phẩm hóa chất giảm 6,8%.

Chỉ số tồn kho tăng thấp hơn so cùng thời điểm năm 2021

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thời điểm 31/3/2022 ước tăng 17,7% so với cùng thời điểm năm trước, thấp hơn so với mức tồn kho 22,5% cùng thời điểm năm 2021. Một số ngành chỉ số tồn kho giảm: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 55,9%; sản xuất dacác sản phẩmcó liên quan giảm 17,4%; in, sao chép bản ghi giảm 17,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 12,9%; dệt giảm 12,8; sản xuất sản phẩm từ cao su plastic giảm 12,4%; sản xuất từ kim loại đúc sẵn giảm 11,8%. Ở chiều ngược lại, một số ngành chỉ số tồn kho tăng cao: Sản xuất kim loại tăng 72,4%; sản xuất giấy sản phẩm từ giấy tăng 60,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính quang học tăng 36,7%; sản xuất thiết bị điện tăng 36,5%; sản xuất xe động tăng 32,6%; sản xuất thuốc, hóa dược dược liệu tăng 25%.

Lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại một số tỉnh, thành phố có quy mô công nghiệp lớn có mức tăng cao Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2022 tăng 1,9% so cùng thời điểm tháng trước và tăng 2,7% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm 01/3/2021 giảm 0,4%). Tại thời điểm trên, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 1,9% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 2,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,4%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,1%.

Lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/03/2022 so với cùng thời điểm năm trước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy mô công nghiệp lớn mức tăng cao: Thanh Hóa tăng 24,9%; Hải Dương tăng 21,8%; Quảng Ngãi tăng 20,6%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 20,3%; Cần Thơ tăng 19,9%; Hải Phòng tăng 13,3%. Ở chiều ngược lại, một số địa phương chỉ số lao động thời điểm 01/03/2022 giảm như: thành phố Hồ Chí Minh giảm 6,9%; Bắc Giang giảm 1,5%; Bắc Ninh giảm 1,3%; Đà Nẵng giảm 1%.

Để ngành công nghiệp tiếp tục đà phục hồi tăng trưởng trong những tháng tiếp theo của năm 2021, một số giải pháp chủ yếu hỗ trợ sản xuất cần được thực hiện đó là: biện pháp nhanh chóng bình ồn giá xăng dầu; đảm bảo hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra bình thường, không bị đứt gãy, gián đoạn; tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ thuế, phí xuất khẩu; triển khai nhanh các gói hỗ trợ doanh nghiệp người lao động trong Chương trình phục hồiphát triển kinh tế” kịp thời hiệu quả; biện pháp hiệu quả trong ngăn chặn hàng nhập lậu, chống chuyển giá, gian lận nhãn mác trong các doanh nghiệp./.

Phí Thị Hương Nga

Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thống  Công nghiệp  Xây dựng - TCTK

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top