Sơn La – Nâng cao chất lượng “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc” đáp ứng nhu cầu nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi

04/07/2023 - 03:03 PM
Mục tiêu của tiểu dự án 2 (Dự án 5- Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025) là: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ( DTTS) và miền núi, nhằm nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa DTTS, chính sách dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; bồi dưỡng tiếng DTTS cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Để hoàn thành mục tiêu trên, tháng 11/2022, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành kế hoạch số 272/KH-UBND về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng đào tạo nâng cao cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nắm bắt phong tục tập quán từng dân tộc, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về công tác vận động quần chúng…


 
Sơn La – Nâng cao chất lượng “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc” đáp ứng nhu cầu nhân lực thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đồng bào DTTS là nhiệm vụ luôn được quan tâm hỗ trợ và phát triển
 
Chương trình bối dưỡng kiến thức dân tộc được tổ chức cho nhóm 4 ở cấp huyện, xã tiếp xúc làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số: Tài liệu bồi dưỡng: Gồm 06 chuyên đề do Ủy ban Dân tộc Biên soạn và ban hành; Giảng viên, báo cáo viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh hiểu biết về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, văn hóa dân tộc đã tham gia lớp bồi dưỡng giảng viên do Học viện Dân tộc tổ chức. Giảng viên các Trường đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.

Theo kế hoạch, có khoảng 24 lớp được mở tại các huyện với 1.200 học viên là các Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng, Phó trưởng các bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (những người không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) được bồi dưỡng kiến thức dân tộc thiểu số.

UBND tỉnh giao Ban Dân tộc phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đăng ký đối tượng tập huấn theo nhu cầu thực tế. Xây dựng kế hoạch chi tiết đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ cơ sở và cộng đồng tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng tại tỉnh, và huyện đầy đủ, đúng thành phần. Dự kiến nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương dành cho tiểu dự án khoảng trên 76,5 tỷ đồng./.
Thu Hòa
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top