Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 - Những kết quả nổi bật

11/01/2023 - 03:34 PM

Năm 2022, tăng trưởng kinh tế nước ta đạt kết quả rất nổi bật, an sinh xã hội được đảm bảo

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường tính bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga U-crai-na; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán... đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.

Mặc dù, dự báo gần đây nhất về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 được các tổ chức quốc tế điều chỉnh tăng so với các dự báo đưa ra trong quý III/2022 nhưng đều ở mức thấp hơn so với năm 2021. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giữ nguyên mức dự báo đưa ra trong tháng 7/2022, tăng trưởng toàn cầu năm 2022 đạt 3,2%. Fitch Ratings điều chỉnh tăng 0,2 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 so với dự báo trong tháng 9/2022, đạt 2,6%. Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 đạt 3,1%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9/2022…

Trong nước, nhờ vào sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp nhân dân cả nước, kinh tế nước ta ước đạt mức tăng trưởng 8,02%, đây là mức tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực trên thế giới. đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 trở lại đây. 14/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong năm 2022. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng xuất khẩu tăng cao. Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản duy trì mức tăng trưởng ổn định khẳng định chương trình tái cấu sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ ổn định đời sống của nhân dân gia tăng xuất khẩu. Hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.

Trong mức tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11%; khu vực công nghiệp xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

Hình 1. Tốc độ tăng GDP các quý năm 2022 (%)
Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 - Những kết quả nổi bật

Khu vực nông, lâm nghiệpthủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, trong đó sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, xuất khẩu nông sản đạt kết quả ấn tượng do nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp xây dựng, các doanh nghiệp đã chủ động hơn về lao động kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành cung cấp nước, quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04% điểm phần trăm. Ngành sản xuất phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ được khôi phục tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-20221. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ2 với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát3 nên chi cho phòng, chống dịch bệnh giảm so với năm 2021.

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8%4 do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).

Nhìn chung, năm 2022, kinh tế vĩ mô nước ta ổn định, kiểm soát được lạm phát. Năm 2022, áp lực lạm phát toàn cầu ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh lãi suất để phù hợp với bối cảnh quốc tế ổn định kinh tếmô. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định, đảm bảo quyền lợi của khách hàng; thị trường chứng khoán trong nước sụt giảm trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

Tổng số doanh nghiệp gia nhập  tái gia nhập thị trường năm 2022 đạt 208,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 30,3% so với năm 2021; 143,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,5%, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 51,5%).
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2022 cho thấy:  66,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn  ổn định so với quý III/2022, 33,7% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Tính đến thời điểm 21/12/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,85% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 8,31%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,99% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 7,73%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,87% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 12,53%).

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 3.219,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước, mức tăng này phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước, đạt mức cao nhất từ năm 2018 đến nay.

Thu ngân sách Nhà nước năm 2022 ước tăng 13,8% so với năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 8,1% so với năm 2021, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả khá. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%; nhập khẩu tăng 8,4%5. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2022 ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD.

Giá xăng dầu trong nước giảm theo giá nhiên liệu thế giớinguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 4,55% so với tháng 12/2021. CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Bên cạnh tăng trưởng kinh tế đạt kết quả nổi bật, đời sống dân cư nước ta cũng được cải thiện bảo đảm an sinh xã hội. Dân số trung bình của Việt Nam năm 2022 là 99,46 triệu người. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm thấp nhất trong giai đoạn 2018-20226 duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tình hình lao động, việc làm năm 2022 phục hồi tích cực nhưng xu hướng tăng chậm lại trong quý IV/2022.

Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2022, tình hình đời sống của hộ dân cư được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,5% so với năm 2021. Tỷ lệ hộ đánh giá thu nhập trong tháng không thay đổi tăng lên so với tháng trước là 90,5%. Tỷ lệ hộ đánh giá thu nhập trong tháng không thay đổi tăng lên so với cùng kỳ năm 2021 là 85,5%; tỷ lệ hộ đánh giá thu nhập giảm là 14,5% do ảnh hưởng bởi dịch bệnh thiên tai. Tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với năm 2021.

Trong năm 2022, 23,5% hộ gia đình nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ hộ nhận được trợ giúp từ các chương trình, chính sách chung của quốc gia là 9,5%; từ họ hàng, người thân là 11,8%; từ các chương trình, chính sách của địa phương là 8,7%; từ các hoạt động từ thiện của các tổ chức cá nhân khác là 4,9% từ các nguồn khác là 0,1%.

Công tác an sinh xã hội định kỳ công tác giảm nghèo bền vững tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo, các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, chăm lo cho hộ nghèo. Trong năm 2022, tổng trị giá tiền quà hỗ trợ cho các đối tượng là hơn 14,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ cho các đối tượng người công, thân nhân người công là 4,7 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 2,4 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ cứu đói các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 là hơn 2,7 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ tình hình đột biến, bất thường, nổi bật khác phát sinh tại địa phương là gần 4,6 nghìn tỷ đồng. gần 29,8 triệu thẻ bảo hiểm xã hội/ sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng thụ hưởng.
 

Thách thức năm 2023

Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động bất thường với nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoạt động kinh tế - xã hội năm 2022 của nước ta đạt được những kết quả trênrất đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bước sang năm 2023, kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt. Trong khi đó, kinh tế thế giới đang gia tăng khả năng suy thoái, bất ổn; biến động nhanh khó lường về kinh tế, chính trị, quân sự; dịch bệnh thiên tai khó dự báo trước.

Các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 thấp hơn so với năm 2022. Cụ thể, dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 của IMF là 2,7%, của EU là 2,5%, của OECD là 2,2% của Fitch Ratings là 1,4%. Còn đối với Việt Nam, theo IMF, tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 dự báo là 6,2%; của ADB là 6,3%; WB là 6,7%. WB cho rằng, cả hai động lực tăng trưởng là xuất khẩu nhu cầu trong nước đều đang chững lại. Xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng do nhu cầu bên ngoài yếu đi. Tiêu dùng hậu Covid dường như cũng phục hồi chậm lại. Bên cạnh đó, điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt hơn lạm phát gia tăng thể ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước trong thời gian tới. Do vậy, mục tiêu Quốc hội đặt ra cho tăng trưởng của Việt Nam đạt 6,5% thực sự là một thách thức.

Để kịp thời giải pháp khắc phục, đồng thời chủ động tận dụng hội nhằm đạt kết quả cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tạo đà phát triển mạnh cho những năm tiếp theo; cùng với việc giữ ổn định môi trường phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn, thuận lợi cho đời sống của người dân hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo nền tảng quan trọng cho phát triển, cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau đây:
 
Một , theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, diễn biến chính sách tài khóa, tiền tệ của các nước, các khu vực quy mô nền kinh tế lớn là đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam; chủ động phương án ứng phó kịp thời với các tình huống phát sinh; thường xuyên cập nhật tình hình để phản ứng kịp thời nhằm duy trì sự ổn định tăng trưởng của nền kinh tế trong năm tới.
 
Hai là, chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suất; kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa các cân đối lớn của nền kinh tế. giải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ. Cân đối cung cầu, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt vào các dịp lễ, Tết.
 
Ba là, Bộ ngành, địa phương các giải pháp quyết liệt thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi phát triển kinh tế trong năm 2023. Đẩy nhanh việc hoàn thiện triển khai các quy hoạch, tăng cường liên kết vùng để tạo sự đồng bộ, không gian mới động lực mới cho sự phát triển của các vùng kinh tế - xã hội cũng như các địa phương trong vùng.
 
Theo Báo cáo của Ngân hàng Chính sách  hội, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về phục hồi  phát triển kinh tế -  hội, tính đến ngày 26/12/2022, tổng số vốn giải ngân các chương trình tín dụng chính sách  hội đạt 103.491 tỷ đồng, tăng 23.280 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021; gần 2.368 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo  các đối tượng chính sách khác được vay vốn trong năm. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 283.244 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2021 với hơn
 
6.544 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo  các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong đó, dư nợ các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đạt 15.863 tỷ đồng, hoàn thành 83,5% kế hoạch năm 2022.
 
Bốn là, đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất để chủ động nguồn cung. Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước xuất khẩu sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản; đa dạng hóa thị trường hàng hóa xuất khẩu. Điều chỉnh kịp thời chính sách nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài chất lượng cao. Triển khai mạnh mẽ các chương trình, giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
 
Năm là, tiếp tục tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch; chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất cuộc sống của người dân.
 
Thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm; công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
 
Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; thực hiện nghiêm quy chế làm việc, kỷ luật phát ngôn; công khai, minh bạch, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng. Tăng cường thông tin, ngăn chặn, triệt phá các thông tin xấu, sai sự thật gây hoang mang cho người dân, tuyên truyền các hình ảnh đẹp về đất nước con người Việt Nam./.

Nguyễn Trung Tiến

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống 

________________________

1. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ các năm 2011-2022 so với năm trước lần lượt là: 7,65%; 7,03%; 6,82%; 7,31%; 7,05%; 7,46%; 7,12%; 7,46%; 8,08%; 2,01%; 1,57%; 9,99%.

2. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2021 so với năm trước giảm 20,21%. 3  Giá trị tăng thêm ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội năm 2021 so với năm trước tăng 41,01%.

3. Năng suất lao động năm 2021 đạt 172,8 triệu đồng/lao động, tăng 4,6% so với năm trước.

4. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 669 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 336,2 tỷ USD, tăng 18,9%; nhập khẩu đạt 332,8 tỷ USD, tăng 26,7%.

5. Tổng tỷ suất sinh các năm giai đoạn 2018 - 2022 lần lượt là: 2,05 con/phụ nữ; 2,09 con/phụ nữ; 2,12 con/phụ nữ; 2,11 con/phụ nữ; 2,01 con/phụ nữ.
 

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top