Chiến tranh biên giới những dấu mốc không thể lãng quên

30/05/2019 - 09:13 AM
Tiếng súng vang trên bầu trời biên giới

Chiến thắng mùa xuân 1975 theo đánh giá của nhiều nhà sử học thế giới là kết quả Trung Quốc không mong muốn, khi Bắc Kinh và Washington đạt được một số thỏa thuận sau chuyến thăm của Tổng thống Nixon năm 1972.

Tháng 5/1975, quân Khmer Đỏ thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát dân thường. Đứng đằng sau là Trung Quốc tài trợ khí tài, cố vấn quân sự. Khi quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ, bảo vệ nhân dân Campuchia, Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.

 
Chiến tranh biên giới những dấu mốc không thể lãng quên
 
Ảnh minh họa, nguồn Internet

Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy tuyên bố: “Phải dạy cho Việt Nam một bài học” và che mắt thế giới rằng “đây là cuộc chiến tranh phản kích tự vệ”.

Trước khi phát động chiến tranh xâm lược tháng 2/1979, Trung Quốc đã dựng nên sự kiện “nạn kiều” khiến tình hình biên giới hai nước căng thẳng. Ngày 12/7/1978, nước này bất ngờ ra lệnh đóng cửa biên giới khiến hàng nghìn người Hoa bị dồn ứ ở cửa khẩu, gây náo loạn vùng biên.

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam. Số quân Trung Quốc tham chiến lúc này được cho là nhiều hơn các đạo quân xâm lược trước đó. (Thời điểm cao nhất, quân Mỹ huy động trên chiến trường Việt Nam gần 550.000 quân, Pháp 250.000 quân...).

Cuộc động binh quy mô lớn của Trung Quốc khiến nhân dân Việt Nam và cả thế giới bất ngờ.

Ngay lập tức, tại nhiều xã biên giới thuộc 2 tỉnh Lào Cai và Cao Bằng, hàng chục trẻ em và phụ nữ bị giết hại dã man ngay trong ngày đầu tiên chúng xâm lược. Trong ngày 9 tháng 3 trước khi rút quân về nước, quân Trung Quốc đã giết hơn 40 phụ nữ và trẻ em ở thôn Tổng Chúp (xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng). Hành động đó cho thấy sự dã man, tàn bạo khó có thể dung tha của quân xâm lược Trung Quốc.

Theo Niên giám châu Á 1980, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam ở biên giới lúc này khoảng 50.000 quân, gồm bộ đội địa phương, công an vũ trang, dân quân tự vệ. Bước vào cuộc chiến không cân sức, quân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã tổ chức các đợt phòng ngự, đẩy lùi từng đợt tiến công của quân Trung Quốc.

Tổng động viên toàn quốc ngày 5/3/1979 - Trung Quốc bất ngờ tuyên bố rút quân

Trước tình hình đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường, quyết định tổng động viên. Cùng ngày, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng sắc lệnh 29-LCT ra lệnh Tổng động viên. Mọi công dân trong lứa tuổi do luật định đều phải gia nhập lực lượng trang bảo vệ tổ quốc. 50 triệu người Việt Nam sẵn sàng cho tình thế chuyển từ thời bình sang thời chiến.

Lệnh tổng động viên được ban bố sáng 5/3, thì chiều cùng ngày phía Trung Quốc bất ngờ tuyên bố rút quân và rêu rao hoàn thành mục tiêu “dạy cho Việt Nam một bài học”. Thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho Trung Quốc rút quân.
Ngày 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân. Trước khi rút, chúng còn tàn phá một số làng mạc, phá hoại công trình di tích, bệnh viện, trường học, giết hại nhiều người dân vô tội.

Trận chiến kéo dài 30 ngày đã hủy diệt 4/6 thị xã dọc biên giới Việt Nam, hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. 400.000 gia súc bị giết, hoa màu bị tàn phá, một nửa trong số 3,5 triệu dân của 6 tỉnh biên giới mất nhà cửa, tài sản.

Cuộc chiến giữ chốt biên cương

Mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến chống xâm lấn biên giới. Từ tháng 4/1984 đến 5/1989, Trung Quốc đưa hơn 500.000 quân của 8 trong 10 đại quân khu đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Việt Nam có 9 Sư đoàn chủ lực tham chiến, chưa kể nhiều trung đoàn, tiểu đoàn các quân khu, quân của Bộ Quốc phòng và tỉnh thành khác.

Từ tháng 7/1984 trở đi, mặt trận Vị Xuyên không lúc nào ngơi tiếng súng, hai bên giành giật nhau từng vị trí trên các cao điểm. Đỉnh điểm đầu năm 1985, có ngày quân Trung Quốc bắn 30.000 quả đại bác vào Vị Xuyên ở chiều rộng 5 km, chiều sâu 3 km, biến cao điểm 685 thành “lò vôi thế kỷ”.

Bộ đội Việt Nam 7 lần thay phiên chiến đấu cấp trung đoàn, sư đoàn để giữ chốt, tổ chức bao vây, đánh lấn dũi để giành và giữ các vị trí cao điểm. Theo thống kê của Ban liên lạc cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, từ năm 1984 đến 1989 hơn 4.000 bộ đội Việt Nam hy sinh, hàng nghìn người bị thương.

Trong 30 ngày chiến đấu bảo vệ Biên giới phía Bắc của Tổ quốc (từ 17/2/1979-18/3/1979), quân dân ta đã gây tổn thất cho 9 quân đoàn chủ lực Trung Quốc; tiêu diệt 62.500 quân xâm lược, 550 xe quân sự trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…

Năm 1988, tình hình biên giới dần lắng dịu khi hai bên chủ động rút dần quân. Ngày 26/9/1989, đơn vị cuối cùng của quân tình nguyện Việt Nam rời khỏi Campuchia. Các “ngòi nổ” căng thẳng được tháo ra ở cả phía Bắc lẫn phía Nam.

Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã nhận lấy bài học quân sự đắt giá.

Bình thường hóa quan hệ

Năm 1991, sau rất nhiều nỗ lực hàn gắn, Việt Nam - Trung Quốc tuyên bố bình thường hóa quan hệ. 40 năm qua, ký ức đau thương đã khép lại dù chưa thể xóa nhòa, song, vì hòa bình, chúng ta đã khép lại quá khứ để lịch sử ngoại giao hai nước mở ra những trang mới đánh dấu những tiến triển hài hòa, tích cực. Hiện Việt Nam - Trung Quốc là đối tác quan trọng của nhau trên nh vực kinh tế và mối quan hệ hai nước ng đạt nhiu kết quả tốt đẹp trên nh vực văn hóa - chính trị - quốc phòng…Đây chính là kết quả của sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp v mọi mặt của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - quốc phòng; Củng cố khối đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai Đảng, hai nhà nướcnhân dân hai nước./.

 
Hoàng Phương
( Nguồn: Báo VN Express)

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top