Thiết lập chỉ số phân tích biến động năng suất lao động chung toàn nền kinh tế

04/06/2019 - 04:17 PM
Từ năm 2013 về trước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) đối với cả nướctổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đối với từng tỉnh, thành phố (từ đây chỉ nói đến GDP đặc trưng cho cả hai) được phân chia tính cơ cấu theo 3 khu vực (KV) kinh tế: Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản, Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ (từng khu vực có cả thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm). Từ năm 2014 trở lại đây, cơ cấu chỉ tiêu GDP vẫn chia thành 3 khu vực kinh tế, nhưngthêm bộ phận thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm được tách riêng và như vậy chỉ tiêu GDP sẽ có 4 bộ phận cấu thành. Với đặc điểm đó, khi tính năng suất lao động (NSLĐ) chung cho toàn nền kinh tế (bằng GDP có cả thuế sản phẩm chia cho tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế, tức là số lao động của 3 khu vực cộng lại) sẽ có sự chênh lệch so với NSLĐ tính bình quân từ NSLĐ của 3 khu vực, vì GDP để tính NSLĐ của các khu vực không có thuế sản phẩm.
 
Thiết lập chỉ số phân tích biến động năng suất lao động chung toàn nền kinh tế

Ảnh minh họa, nguồn Internet
 
Thông thường khi nghiên cứu biến động NSLĐ bình quân, ta sẽ phân tích được ảnh hưởng của hai nhân tố: Biến động bản thân yếu tố tăng NSLĐ của các khu vực kinh tế (có tài liệu gọi là năng suất nội lực hay nội bộ) và thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực.
 
Tuy nhiên, trong điều kiện số liệu hiện có và dựa theo nguyên tắc tính NSLĐ trong việc nghiên cứu biến động NSLĐ chung toàn nền kinh tế tính từ GDP có cả thuế sản phẩm, thì ngoài phân tích thành hai yếu tố tác động tiêu thức bình quân hóa (NSLĐ của các khu vực) thay đổi kết cấu tổng thể (kết cấu lao động giữa các khu vực) còn phải tính thêm yếu tố nữa thay đổi tỷ trọng hay cấu thuế sản phẩm trong chỉ tiêu GDP.
 
Theo tinh thần đó dưới đây ta sẽ thiết lập chỉ số đi sâu phân tích ảnh hưởng của 3 yếu tố: Thay đổi tỷ trọng (cơ cấu) thuế sản phẩm trong GDP, tăng giảm NSLĐ nội lực của các khu vực kinh tế và thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực đến biến động NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế.

 
Thiết lập chỉ số phân tích biến động năng suất lao động chung toàn nền kinh tế

k phản ánh chênh lệch giữa NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế so với NSLĐ bình quân giữa 3 khu vực.
 
Trị số của k phụ thuộc vào tỷ trọng của thuế sản phẩm chiếm trong GDP: Năm nào có tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GDP tăng lên thì k>1 và làm tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế; và ngược lại năm nào tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GDP giảm đi thì k<1 và làm giảm NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế.
 
Từ công thức 1.2, ta xây dựng hệ thống chỉ số phân tích ảnh hưởng của thay đổi tỷ trọng thuế và NSLĐ bình quân giữa 3 khu vực đến biến động NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế:

 
Thiết lập chỉ số phân tích biến động năng suất lao động chung toàn nền kinh tế 1
 
Chỉ số nghiên cứu biến động NSLĐ bình quân giữa ba khu vực như đã nói ở trên (gọi là chỉ số cấu thành khả biến) có thể phân tích thành hai chỉ số nhân tố: Chỉ số cấu thành cố định phản ánh biến động bản thân NSLĐ hay năng suất lao động nội lực của các khu vực kinh tế và chỉ số ảnh hưởng kết cấu phản ánh thay đổi kết cấu lao động giữa các khu vực ảnh hưởng đến NSLĐ bình quân của 3 khu vực kinh tế (xem hệ thống chỉ số nghiên cứu biến động chỉ tiêu bình quân “Giáo trình thuyết Thống kê” NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2012).
 
Theo đó hệ thống chỉ số theo công thức 1.3 có thể viết được:
 
Thiết lập chỉ số phân tích biến động năng suất lao động chung toàn nền kinh tế 2
Từ công thức 1.4, có thể xây dựng được các công thức tính mức tăng lên, cũng như tỷ lệ tăng lên của NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế do tác động của các nhân tố:
 
  1. Mức tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế:
Thiết lập chỉ số phân tích biến động năng suất lao động chung toàn nền kinh tế 3

Lấy tỷ lệ tăng lên của tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế do tác động của từng nhân tố chia cho tỷ lệ tăng chung của NSLĐ tổng hợp chung, rồi nhân với 100 sẽ được tỷ phần (tỷ trọng) đóng góp của từng nhân tố đối với tốc độ tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế.

Thiết lập chỉ số phân tích biến động năng suất lao động chung toàn nền kinh tế 4


TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Niên giám Thống kê năm 2017 của Tổng cục Thống kê.
  2. PGS. TS. Tăng Văn Khiên (chủ biên) - “Phân tích Thống kê - thuyết và ứng dụng”; NXB Thống kê. Hà nội năm 2015.
  3. PGS. TS. Trần Thị Kim Thu làm chủ biên, giáo trình thuyết Thống kê; NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân. Năm 2012
 
 
TS. Đặng Văn Lương
Đại học Thương mại
PGS.TS.Tăng Văn Khiên
Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top