TCTK họp báo về Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát

04/06/2019 - 09:44 AM
Sáng 20/2/2019, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tổ chức Họp báo về Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát. Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Bích Lâm chủ trì họp báo.
 
Tham dự Họp báo có các Phó Tổng cục trưởng TCTK Vũ Thanh Liêm, Nguyễn Thị Hương; Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc TCTK và các cơ quan thống tấn báo chi
 
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm đã trình bày một số nội dung cơ bản của Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát và kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Ông cũng chủ trì trả lời, giải đáp thắc mắc của các đại biểu và nhà báo về Đề án này.
 
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh“toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định (quý, 6 tháng, 9 tháng và năm); phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân”. Đồng thời, GDP cũng phản ánh quy mô và tiềm lực kinh tế của một quốc gia và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng như: Tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách Nhà nước, tỷ lệ nợ công và nhiều chỉ tiêu khác. Do vậy, các quốc gia đều luôn quan tâm đo lường đầy đủ quy mô của nền kinh tế.
 
Tuy nhiên, trong thực tiễn cho tới nay chưa nền kinh tế nào đo lường được đầy đủ kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bộ phận các hoạt động kinh tế không thu thập được dữ liệu cơ bản phục vụ biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia, trong đó có chỉ tiêu GDP được các nhà kinh tế gọi là Khu vực kinh tế chưa được quan sát, viết tắt là NOE (Non Observed Economic Activities).
 
Ở nước ta, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, các hoạt động kinh tế chưa được quan sát xuất hiện ngày càng đa dạng và phức tạp, tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Những năm vừa qua, ngành Thống kê đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng thu thập thông tin thống kê, nhất là thông tin đầu vào, góp phần giảm thiểu phạm vi và quy mô của khu vực kinh tế này. Trong đó, phương pháp thu thập thông tin về các hoạt động kinh tế phi chính thức và hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình đã được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện nên về cơ bản các hoạt động này đã được quan sát. Tuy nhiên, vẫn còn không ít hoạt động kinh tế chưa được cập nhật đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh, do còn bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê; các hoạt động kinh tế ngầm và hoạt động kinh tế bất hợp pháp cũng chưa nhận diện được một cách đầy đủ. Do đó, tính kịp thời, đầy đủ, chính xác của các chỉ tiêu tài khoản quốc gia và những chỉ tiêu kinh tế - xã hội liên quan của cả nước cũng như của các Bộ, ngành, địa phương còn hạn chế.
 
Để phản ánh toàn diện hơn phạm vi, quy mô của nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, ngày 1/2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát, với 3 mục tiêu chính: (i) Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát nhằm phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn phạm vi, quy mô của nền kinh tế; (ii) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê nói chungnghiệp vụ biên soạn tài khoản quốc gia nói riêng, từng bước tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ thốngquốc tế; (iii) Góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật,chế, chính sáchnâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế.
 
Theo đó, Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát được triển khai, thực hiện từ năm 2019, cụ thể: Tổng cục Thống kê sẽ hoàn thành nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế; xác định phạm vi, quy khu vực kinh tế chưa được quan sát trong nền kinh tế nước ta; lựa chọn phương pháp đo lường và tiến hành đo lường thử nghiệm; đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. Năm 2020 bắt đầu đo lường chính thức; hàng năm sẽ cập nhật kết quả biên soạn tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội liên quan./.
 
5 nhóm thuộc khu vực kinh tế chưa được quan sát là: (i) Hoạt động kinh tế ngầm; (ii) Hoạt động kinh tế bất hợp pháp; (iii) Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát; (iv) Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình; (v) Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê.
 
Cơ quan Thống kê châu Âu đã thực hiện hai vòng về khảo sát các hoạt động chưa được quan sát.
 
Hội đồng Kinh tế châu Âu cũng tiến hành 3 cuộc Khảo sát việc đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát. Trong đó: Cuộc Khảo sát đầu tiên thực hiện năm 1991 tại 9 nước; cuộc Khảo sát lần thứ hai thực hiện năm 2001- 2002 tại 29 nước, chủ yếucác nước thành viên Hội đồng Kinh tế châu Âu. Đặc biệt, cuộc Khảo sát lần thứ ba tiến hành năm 2005-2006, được thực hiện tại 45 nước (có hai nước không đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát là Nhật Bản Niu Di-lân).
 
Trong 43 nước đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát, có 11 nước không công bố tỷ lệ của khu vực kinh tế này so với tổng sản phẩm trong nước.
 
Có 32 nước công bố tỷ lệ đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát 3 năm 2001-2003, trong đó: Năm 2001 có 14 nước công bố; năm 2002 12 nước công bố năm 2003 24 nước công bố.
 
     Tỷ lệ khu vực kinh tế chưa được quan sát so với tổng sản phẩm trong nước của 24 nước công bố năm 2003 rất khác nhau, chia ra: 5 nước tỷ lệ dưới 5%; 6 nước 10-15%; 7 nước 16-20%; 4 nước 21-30% 2 nước trên 30%. Thấp nhất là Đức 0,7%; Niu Di-lân 1,25%; Thụy Điển 1,3%; Na-uy 2,5%. Cao nhất là Gru – di – a 33,2%; An – ba – ni 30,8%; Ac – mê - nia 28,9%

Các bài viết khác
Liên kết website
Liên kết website
Thăm dò ý kiến

Đánh giá khách quan của bạn về thông tin chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!

Top